|
Trung Quốc đã chuẩn bị đầy đủ cho việc sử dụng vũ lực với Đài Loan để thống nhất đất nước (Ảnh: Đa Chiều}. |
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 22/5 qua phân tích nhận thấy, so với 7 bản báo cáo trước đây của ông Lý Khắc Cường, lần này văn bản không có hề nhắc đến "Đồng thuận 1992", thậm chí không có từ "hòa bình".
Báo cáo Công tác năm 2020 của chính phủ, phần liên quan đến Đài Loan đã viết: “Phải kiên trì chính sách lớn trong công tác đối với Đài Loan, kiên quyết phản đối và ngăn chặn các hành động chủ nghĩa ly khai chủ trương “Đài Loan độc lập”... đoàn kết đông đảo đồng bào Đài Loan cùng nhau chống lại “Đài Loan độc lập, thúc đẩy thống nhất”, trong đó trọng tâm là "phản đối Đài Loan độc lập, thúc đẩy thống nhất”.
|
Báo cáo công tác chính phủ do Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày trước Quốc hội năm nay đã không đề cập đến "Đồng thuận 1992" và "thống nhất hòa bình" (Ảnh: Tân Hoa xã).
|
Trang tin Đa Chiều đã nghiên cứu các báo cáo công tác của chính phủ trong các kỳ họp Quốc hội của Trung Quốc từ 2013 đến 2019 và phát hiện thấy các cụm từ "đồng thuận 1992" và "thống nhất hòa bình" đã xuất hiện trong 7 bản báo cáo. Trong số đó, từ năm 2017 đến 2019, đều có viết “kiên trì và bảo vệ "Đồng thuận 1992" và "thúc đẩy tiến trình thống nhất hòa bình". Từ năm 2013 đến 2015, báo cáo đều viết "Kiên trì 'Đồng thuận 1992’ ” và "cống hiến cho sự nghiệp vĩ đại thống nhất hòa bình tổ quốc”. Năm 2016, chỉ có “kiên trì ‘Đồng thuận 1992’ ”, nhưng không thấy từ “thống nhất”.
Ngoài Báo cáo công tác của chính phủ, trong Báo cáo công tác của Hội nghị Hiệp thương Chính trị nhân dân Trung Quốc (gọi tắt là Chính Hiệp, tổ chức tương tự Mặt trận Tổ quốc của Việt Nam) ngày 21/5, ông Uông Dương, Chủ tịch Chính Hiệp cũng không đề cập đến "Đồng thuận 1992" hay "phản đối Đài Loan độc lập” nữa.
"Đồng thuận 1992" là chỉ một sự đồng thuận miệng giữa hai bên eo biển hồi năm 1992 tuyên bố rõ ràng rằng Trung Quốc đại lục và Đài Loan cùng tuân thủ nguyên tắc "một Trung Quốc". Hàm nghĩa cốt lõi của thỏa thuận miệng này là Trung Quốc đại lục và Đài Loan cùng thuộc về một nước Trung Quốc và cùng nhau nỗ lực mưu cầu thống nhất quốc gia.
Tuy nhiên, kể từ khi bà Thái Anh Văn trúng cử trở thành người đứng đầu chính quyền Đài Loan năm 2016, bà đã theo đuổi chính sách phi Trung Quốc hóa hoặc công khai hoặc ngấm ngầm, tìm kiếm sự độc lập cho Đài Loan. Đến khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/5 năm nay, bà Thái Anh Văn đã không nhắc đến “Đồng thuận 1992” nữa, bày tỏ đã triệt để vứt bỏ “Đồng thuận 1992”.
|
Trung Quốc tuyên bố đã chuẩn bị đầy đủ để vùng vũ lực thống nhất Đài Loan bất cứ lúc nào (Ảnh: Tân Hoa xã).
|
Liên quan đến sự phát triển của tình hình ở Đài Loan, Trung Quốc đại lục cũng đã không còn kiên trì và cũng không còn đề cập trực tiếp đến “Đồng thuận 92” trong báo cáo công tác của chính phủ. Rốt cuộc, hai bên eo biển đều không cần nền tảng chính trị đó nữa.
Thay vì không đề cập đến "Đồng thuận 92", thế giới bên ngoài, đặc biệt là Đài Loan, quan tâm chú ý nhiều hơn đến một thực tế là Báo cáo công tác năm 2020 của chính phủ Trung Quốc cũng không đề cập đến từ "hòa bình" trong "thống nhất hòa bình" nữa. Tương phản với "hòa bình" là "không hòa bình", trong đó bao hàm việc "sử dụng vũ lực".
Đa Chiều cho rằng, trong sự tuyên truyền lâu nay, Trung Quốc đại lục luôn tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan. Trên thực tế, xem xét từ các công tác chuẩn bị gần đây của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), "cuộc đấu tranh quân sự chống Đài Loan" vẫn là phương hướng chủ yếu hiện nay. Không đề cập đến "hòa bình", cũng được cho là một cách gửi tín hiệu mạnh mẽ tới Đài Loan.