Bộ trưởng Quốc phòng của tất cả các nước thành viên NATO đã nhóm họp vào ngày 7.6 để quyết định những bước đi cần thiết trong 2 năm tới để có thể triển khai ngay lập tức bất cứ khi nào cần 90 đơn vị quân đội, hải quân và không quân.
Để phục vụ cho mục tiêu trên, NATO sẽ xây dựng hai trụ sở mới. Trong đó, một trụ sở sẽ nằm ở Norfolk, Virginia, Mỹ. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, trụ sở tại Norfolk sẽ điều hành việc triển khai nhanh chóng các đơn vị chiến đấu dọc Đại Tây Dương như vậy để "toàn bộ những nhiệm vụ vượt Đại Tây Dương" có thể được tổ chức thành công.
Tuyên bố hồi đầu tháng 5 của Phát ngôn viên Lầu Năm Góc ông Johnny Michael cho biết: "Sự quay trở lại của những quyền lực lớn và sự trỗi dậy của Nga đòi hỏi NATO tập trung vào Đại Tây Dương để đảm bảo khả năng và tính khả thi khi thực hiện chiến lược ngăn chặn. Trung tâm chỉ huy mới của NATO sẽ là "mấu chốt an ninh trên Đại Tây Dương".
Trụ sở thứ hai là Bộ Tư lệnh phân quyền và hỗ trợ chung JSEC sẽ được xây dựng tại Ulm, Đức theo đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen.
Trong cuộc họp các Bộ trưởng Quốc phòng NATO tại Brussels, bà Ursula von der Leyen tuyên bố: "Sẽ có một trụ sở chỉ huy mới của NATO hoạt động phối hợp với tất cả các đơn vị quân sự tác chiến trong lãnh thổ của liên minh trong trường hợp có khủng hoảng". Việc xây dựng trung tâm chỉ huy mới dựa trên nền tảng của Trung tâm Chỉ huy tác chiến đa quốc gia hoạt động tại Ulm. Trung tâm duy nhất này đang hoạt động chỉ huy tất cả các nhiệm vụ của NATO, Liên Hợp Quốc và EU. Theo quân đội Đức thì trung tâm này đã bắt đầu chuẩn bị cho JSEC.
JSEC sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2021. Cho tới 2020, 90 đơn vị từ 3 quân binh chủng (lục quân, hải quân và không quân) đã được đẩy lên cấp bậc cao hơn để trong trường hợp khẩn cấp họ có thể sẵn sàng hành động trong vòng 30 ngày.
|
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen tuyên bố: "Sẽ có một trụ sở chỉ huy mới của NATO hoạt động phối hợp với tất cả các đơn vị quân sự tác chiến trong lãnh thổ của liên minh trong trường hợp có khủng hoảng".
|
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố 30 tiểu đoàn lục quân (30.000 lính) sẽ sẵn sàng cho nhiệm vụ này. Thêm nữa, 30 phi đội máy bay, 30 tàu chiến lớn cũng như tàu ngầm sẽ có thể huy động chỉ trong vòng "30 ngày hay ít hơn".
Trong tương lai, những đơn vị này sẽ củng cố lực lượng phản ứng nhanh của NATO (NATO Response Force - NRF). Cho tới nay, NRF có 20.000 lính triển khai nhanh và một nhóm quân dự bị gồm hơn 20 tiểu đoàn. Stoltenberg tuyên bố sẽ tăng số vị trí trong kế hoạc đa quốc gia của NATO và số lượng nhân viên điều hành từ 1.200 lên 8.000.
Quân đội Đức không giấu diếm thực tế là sự vũ trang ồ ạt này nhắm tới việc chuẩn bị cho một cuộc chiến lớn. Bà von der Layen nói "Về cơ bản việc này để chuẩn bị cho sự can thiệp chiến tranh... phải có thể duy trì quân đội trong trạng thái sẵn sàng cao để có thể triển khai nhanh chóng".
Theo thông báo từ trung tâm chỉ huy quân đội: "Khi xảy ra một vụ tấn công vào một đồng minh, Trung tâm Chỉ huy sẽ có trách nhiệm điều phối quân đội, thiết bị trong châu Âu và phối hợp bảo vệ. Kế hoạch tập trung và điều phối nhiệm vụ bảo vệ đồng minh sẽ sẵn sàng trên con đường tới khu vực tác chiến".
|
Quân NATO gần biên giới Nga.
|
Chỉ huy Tối cao quân đồng minh châu Âu (SACEUR) có trách nhiệm với những khu vực có thể phải can thiệp quân sự trải dài từ vùng Greenland tới châu Phi, châu Âu và các vùng biển liên quan".
Những công việc chuẩn bị cho chiến tranh đặc biệt nhắm tới Nga - một cường quốc hạt nhân. Chỉ vài ngày trước cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng NATO, hội đồng châu Âu tuyên bố sẽ đầu tư 6,5 tỷ euro để xây dựng những con đường mới tại châu Âu cho tới năm 2027 với mục đích cho phép đưa quân và các phương tiện vận tải tới những nước Baltic trong thời gian ngắn nhất. Những cây cầu và mạng lưới đường sắt hiện tại không được thiết kế cho các phương tiện vận chuyển hạng nặng.
Việc chuẩn bị cho chiến tranh ở Đông Âu đang trong quá trình hoạt động, trong đó Đức đóng một vai trò chính. Trung tâm của việc này là để đẩy mạnh sự hiện diện của NATO tại Lithuania với 4.000 lính đóng ở biên giới phía đông của NATO. Từ năm 2019 tới 2023, quân đội Đức sẽ giữ vai trò lãnh đạo lực lượng mũi nhọn của NATO VJTF (Lực lượng liên hợp phản ứng cực nhanh).
|
Quân NATO trong cuộc diễn tập Saber Strike năm 2017.
|
Kể từ tháng 5, NATO đã có những đợt chuyển quân lớn qua Đức vào Đông Âu và sẽ tiếp tục cho tới hết tháng 6. Một phần của chiến dịch "Giải pháp Đại Tây Dương III", 3.500 lính Mỹ cùng 1.400 xe vận tải và hậu cần sẽ được chuyển tới Ba Lan và các nước Baltic. Những cuộc tập trận lớn cũng được thực hiện với sự tham gia của Đức.
Cuộc tập trận "Saber Strike" của NATO đang diễn ra tại Lithuania với quân đội Đức đóng vai trò lãnh đạo việc tăng viện ở sườn phía đông. Theo quân đội Mỹ, khoảng 18.000 lính từ 19 nước đang tham gia cuộc tập trận. Trong cuộc tập trận còn có việc giả lập "cơn bão" của quân đội Nga từ Kaliningrad quét qua vùng Suwalki giữa Lithuania và Ba Lan. Quân đội Đức tham gia tập trận NATO với quân số 12.000 lính, gấp 3 lần năm ngoái.
Trong điều kiện những cuộc xung đột giữa các quyền lực của NATO đang tăng lên, Bộ trưởng Quốc phòng Đức coi việc NATO
đối phó Nga mang ý nghĩa để tăng mũi nhọn quốc phòng của Đức. Việc lãnh đạo lực lượng VJTF phải "đầu tư và hiện đại hóa mỗi đơn vị để học có thể chiến đấu tốt nhất". Vấn đề này sẽ được ưu tiên trong cuộc họp thượng đỉnh NATO diễn ra vào tháng 7 tới.