Đảo nhân tạo - “tàu sân bay giá rẻ” của Trung Quốc trên Biển Đông

Năm vừa qua, một số các công trình bất thường xuất hiện trên biển Đông. Trung Quốc đã triển khai nạo vét và xây dựng những hòn đảo nhân tạo từ các dải đá ngầm, rặng san hô để đặt căn cứ quân sự – bao gồm cả sân bay trên dảo nhân tạo.
Đảo Đá Chữ Thập

Tác giả: KYLE MIZOKAMI

Từ năm 2013 Bắc Kinh đang đang nỗ lực xây dựng những hòn đảo nhân tạo – cùng với căn cứ không quân hải quân trên Biển Đông.

Những hòn đảo nhân tạo mới này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sự hiển diện trong khu vực, củng cố tuyên bố đòi hỏi "chủ quyền bất hợp pháp" của Bắc Kinh trong vùng nước giàu thủy sản và tài nguyên khoáng sản, khí gas tự nhiên này. Những hòn đảo là những chiếc tàu sân bay vĩnh viễn không bao giờ chìm – hoạt động liên tục 24 giờ trong ngày, 365 ngày trong năm.

Theo thuật ngữ quân sự, những hòn đảo nhân tạo tiền tiêu của Trung Quốc là một phần của “chuỗi đảo phòng thủ” trên những đảo này có thể lắp đặt hệ thống các đài radars chỉ huy, điều hành tác chiến các phương tiện chiến tranh như chiến đấu cơ, UAV, vệ tinh trinh sát, các chiến hạm nổi và tàu ngầm trên tất cả các hướng chiến lược và kết nối với trung tâm chỉ huy ở Bắc Kinh.  

Trong tình huống một cuộc chiến tranh, những đảo trong “chuỗi phòng thủ” của Trung Quốc đóng vai trò các tiền đồn, có thể theo tiến hành các hoạt động do thám, xác định tính năng kỹ chiến thuật các chiến hạm đối phương – đặc biệt là các chiến hạm lớn như tàu sân bay và tiến hành các hoạt động tác chiến tiêu diệt mục tiêu.

Tất nhiên, những hòn đảo của Bắc Kinh dễ bị tổn thương hơn nhiều so với những tàu sân bay đang cơ động. Trong một cuộc chiến tranh quy mô lớn và ác liệt, những căn cứ đảo này sẽ chỉ tồn tại trong vài giờ, các đảo tiền tiêu này rất hữu ích trong thời bình, như những công cụ hữu hiệu kiểm soát và gây áp lực, nhưng trong thời chiến chỉ có ý nghĩa tạm thời và ngắn ngủi.

Căn cứ quân sự Trung Quốc trên đảo Đá Chữ Thập trước khi nạo vét tôn tạo. Có thể quan sát rất rõ ụ súng máy phòng không trên đảo. Ảnh đầu trang là dảo Đá Chữ Thập sau khi tôn tạo.

Tại Đảo Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng một công trình quân sự hiện đại. Đá Chữ Thập thuộc Biển Đông, được gọi theo tiếng Hoa là Yongshu Reef. Ngoài các công trình quân sự trên đảo Chữ Thập, Bắc Kinh con công bố đã xây dựng các sân bay quân sự trên các rặng đá ngầm như Cuarteron Reef, Johnson South Reef và đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đảo Đá Chữ Thập có chiều dài khoảng 90 m, chiều rộng cũng khoảng 90 m, diện tích này dường như không đáng kể nhưng lại có một vị trí chiến lược. Khoảng cách từ đảo đến Trung Quốc là 740 dặm, xa hơn nhiều so với đến Việt Nam, Philiphines và Malaysia.

Đầu năm nay, Philippines đã lên tiếng báo động về việc thay đổi các rặng san hô trên biển Đông, theo IHS Jane’s 360, người Trung Quốc đã nạo vét và bồi đắt các đảo đá từ diện tích 200m và 300 m chiều rộng thành đảo có diện tích đến 100,000 m2. Tất cả những điều này chỉ xảy ra trong vòng 3 tháng.

Đáp trả, báo Tân Hoa xã Trung Quốc gọi Philippines là “cậu bé hay nhè” và bình luận rằng những nỗ lực của Manila tìm cách lôi kéo Tòa án quốc tế vào những tranh chấp chủ quyền biển đảo là ‘lố bịch”.  Hãng thông tấn này cáo buộc Mỹ đã lôi kéo các đồng minh vào các tranh chấp lãnh thổ đối với Trung Quốc, đây là quan điểm nhìn nhận thế giới một cách hoang tưởng, dễ dàng nhận thấy Mỹ đứng đằng sau tất cả vấn đề này và những nước nhỏ không nên có những tham vọng của riêng mình.

Quân đội Trung Quốc đã đánh chiếm đảo Đá Chữ Thập  vào năm 1988, sau đó họ đã xây dựng trên đảo một tiền đồn với một đơn vị nhỏ nắm giữ, bến tàu, sân bay trực thăng và tổ hợp súng máy phòng không trên một lô cốt bê tông.

Năm 2011, PLA quyết định xây dựng đảo Đá Chữ Thập trở thành sở chỉ huy tiền tiêu, thời điểm đó, khu đồn trú đã có đẩy đủ cơ sở vật chất tương tự như một doanh trại, bao gồm cả khu nhà kính, nơi binh sĩ có thể trồng rau xanh nâng cao đời sống. Cho đến ngày nay, hòn đảo nhỏ đã được bồi đắp và xây dựng đủ lớn để thiết kế một đường băng dài 3,000 bao gồm cả đường băng cất cánh và khu đỗ của máy bay. Căn cứ theo độ dài đường băng, tất cả các máy bay của không quân hải quân PLA đều có thể cất hạ cánh trên sân bay này.

Để có được một căn cứ không quân cần có nhiều hơn là một đường băng. Sân bay trên đảo cần có khu nhà chứa máy bay, khu bảo dưỡng và sửa chữa, nhà kho bồn chứa nhiên liệu và và đạn dược. Thoáng qua có thể thấy sẽ cần rất nhiều không gian, những không quân Mỹ đã thu xếp rất tốt với các khoang phòng có diện tích nhỏ trên tàu sân bay.

Trung Quốc đã thiết kế một hải cảng nhân tạo hiện đại trên đảo Chữ Thập để có thể tiếp nhận các tàu chở dầu, tàu vận tải quân sự và chiến hạm các loại cùng với một cầu tàu tự động kiểu “roll-on, roll-off” để có thể đưa các loại xe quân sự lên đảo.

Wing Loong - máy bay không người lái của Trung Quốc. Ảnh qua Internet

Trung Quốc có hai lý do quan trọng để mở rộng các căn cứ trên đảo nhân tạo. Thứ nhất, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền “không tranh cãi” trên toàn bộ biển Đông, nhưng không có đủ nguồn lực và phương tiện để kiểm soát khu vực (tương tự như mô hình ADIZ) – các đảo tiền tiêu sẽ là bàn đạp để thực hiện sứ mệnh đó. Các sân bay trên đảo trước mắt được sử dụng chủ yếu cho các máy bay không người lái UAV, có nhiệm vụ giám sát các hoạt động hàng hải trên biển. Từ góc nhìn chiến thuật, đảo Đá Chữ Thập không cần có một lực lượng đồn trú lớn, sử dụng các drones cho phép giảm đến tối thiểu nhu cầu về nhân lực.

Drones Trung Quốc, như Dực Long UAV được thiết kế tương tự như U.S. Predator, còn chiếc  Tian Yi— thiết kế giống như  U.S. Global Hawk— có tầm hoạt động lớn để Trung Quốc có thể tuần thám theo dõi toàn bộ vùng nước mà Trung Quốc đang áp đặt sự "đòi hỏi phi pháp” chủ quyền, có nghĩa là toàn bộ Biển Đông.

Nhưng trong một cuộc chiến tranh hoặc xung đột tình hình sẽ rất khác nhau. Những đảo nhân tạo của Trung Quốc có rất ít và rất nhỏ, hoàn toàn không có khả năng tự cung tự cấp.

Một vấn đề khác nữa là các đảo của họ không thể di chuyển, vị trị được định vi chính xác và khá rõ ràng. Biết được tọa độ chính xác của đảo có nghĩa là các lực lượng vũ trang biết phải tìm nó ở đâu, khả năng hủy diệt đến cấp độ nào và có thể không kích bất cứ lúc nào. Điều đó đặc biệt nguy hiểm trong thời đại của vũ khí tầm xa dẫn đường chính xác. Đơn cử, tàu ngầm mang tên lửa hành trình USS Michigan, lớp Ohio-class có thể tiêu diệt hòn đảo nhân tạo này trong thời gian tính bằng phút.

Chỉ một đợt tấn công 10 tên lửa Tomahawk-D sẽ tạo lên một cơn mưa 1,660 quả bom nhỏ trên đảo, phá hủy hoàn toàn máy bay, radars, đài chỉ huy, kho chứa nhiên liệu, nhà xưởng bảo dưỡng, xe cộ và kho quân dụng. Tàu USS Michigan mang theo 154 quả tên lửa hành trình Tomahawk.

Trung Quốc có thể triển khai hệ thống tên lửa phòng không HongQing-9, tương tự như hệ thống tên lửa phòng không American Patriot trên các hòn đảo như vậy, họ có thể tạo lên một hệ thống phòng không từ đảo này đến đảo khác, nhưng hiệu quả chiến đấu sẽ không có do…lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ U.S. Marines có thể tập kích và phá hủy nhanh chóng.

Điểm mấu chốt là các căn cứ, có thể rất quan trọng trong tuyến phòng thủ, nhưng lại quá dễ để tấn công. Các căn cứ có thể chỉ được dùng một lần, với vòng đời có thể nói là tính bằng ngày, nếu không nói là tính bằng giờ.

Thứ hai: Những căn cứ đảo sân bay nhân tạo của Bắc Kinh có thể nói có hiệu quả trong thời bình, chúng là cơ sở để giám sát biển Đông và theo dõi hành động của những nước láng giềng không may mắn của họ. Những hòn đảo, căn cứ tiền tiêu này cũng có thể là bàn đạp xuất phát các phương tiện chiến tranh nhằm mục đích đánh chìm tàu sân bay của Mỹ.

Đây là những hòn đảo – căn cứ rất nhỏ của Trung Quốc, người ta cho rằng  sẽ có vị thế quan trọng trong những hành động tương lai của Bắc Kinh. Nhưng công nghệ hiện đại không có nghĩa là Bắc Kinh có thể xây dựng được một cái gì đó hoành tráng hơn là một nhúm đất nhỏ bé. 

Theo: QPAN