Hôn nhân
Một nửa số cuộc hôn nhân ở các nước Ả Rập vẫn được sắp xếp theo ý muốn của cha mẹ. Và hầu hết mọi người nghĩ rằng không ai hỏi ý kiến của cô gái. Thực tế, nếu cô dâu tương lai không thích chú rể, cô ấy có thể từ chối lời đề nghị kết hôn.
Việc ký kết một hợp đồng hôn nhân là quy tắc bắt buộc ở các quốc gia Ả Rập.
Phụ nữ Ảrập hiếm khi kết hôn với đàn ông từ các tôn giáo khác bởi vì họ có thể bị trục xuất khỏi đất nước vì một cuộc hôn nhân như vậy. Đàn ông có nhiều đặc quyền hơn và được phép kết hôn với các cô gái Kitô giáo và Do Thái. Cô gái sẽ không nhận được quốc tịch và nếu họ ly hôn, đứa trẻ sẽ ở lại với cha.
Để được kết hôn, các cô gái chàng trai Ả rập buộc phải đủ 18 tuổi. Độ tuổi kết hôn trung bình của cư dân nơi đây rơi vào khoảng 25 - 30 tuổi. Tuy nhiên, ở 1 số nước đang phát triển, các cuộc hôn nhân sớm vẫn còn phổ biến. Ví dụ như ở Ả-rập Xê-út và Yemen, hầu hết các cô gái đều kết hôn trước 18 tuổi.
Lễ cưới
Mỗi quốc gia lại có truyền thống khác nhau, và lễ cưới ở Ả-rập cũng khá thú vị.
Đám cưới ở nhà trai, nhà gái không nhất thiết phải tổ chức cùng 1 ngày. Về nguyên tắc thì tiệc cưới nhà trai gồm trà, cà phê, bữa tối không kéo dài quá 4 giờ. Đám cưới của nhà gái tổ chức ở nơi rộng rãi trong khu phố lớn với nghệ sĩ hát hoành tráng.
Đây được cho là dịp để cô dâu khoe những chiếc nhẫn kim cương, đôi giày thiết kế, trang phục bởi vì ngày thường, tất cả những thứ này đều bị giấu đi sau tấm khăn hijab hay mạng che mặt.
Tất cả những người phục vụ, ca sĩ, nhiếp ảnh gia hay DJ trong đám cưới của cô dâu đều chỉ là phụ nữ và tất cả nam giới sẽ bị cấm hoàn toàn nơi đây.
Chế độ đa thê
Hầu hết các cuộc hôn nhân đều là một vợ một chồng. Không phải mọi người đàn ông Ả Rập đều có đủ khả năng để lấy nhiều người vợ. Hồi giáo cho phép họ lấy 4 vợ, nhưng mỗi người vợ sẽ được "tặng" 1 căn nhà riêng cùng nhiều quà tặng, đồ trang sức.... Có nhiều vợ là một đặc quyền của những có địa vị và những người rất giàu có.
Cuộc hôn nhân đầu tiên là quan trọng nhất. Cho dù có bao nhiêu người vợ, hôn nhân đầu tiên là tuyệt vời nhất và người vợ đầu tiên quan trọng nhất trong nhà. Theo quy luật, tất cả các bà vợ sống trong những ngôi nhà khác nhau và không gặp nhau thường xuyên.
Ly hôn
Theo truyền thống cũ, 1 người đàn ông khi muốn ly hôn cần lặp lại cụm từ “tôi ly dị em” 3 lần. Trước khi chính thức ly hôn, người vợ sẽ phải ở trong nhà khoảng thời gian nhất định để đảm bảo cô vợ không mang thai.
Trong khoảng thời gian này, anh chàng hoàn toàn có thể đổi ý không ly dị nữa bằng cách đơn giản là nói “tôi đưa em quay về”. Sau lần ly hôn thứ 3, họ không được phép tái hôn nữa.
Nữ giới cũng có quyền xin ly hôn nếu chồng không đủ điều kiện để chu toàn cho cô ấy. Nhưng phần lợi vẫn nghiêng về phía chồng nhiều hơn.
Trong thế giới Ả Rập, đàn ông thể hiện tình yêu của họ không phải bằng hoa mà bằng vàng và đồ trang sức.
Quyền phụ nữ
Mặc dù phải chịu nhiều phép tắc nhưng phụ nữ Ả Rập luôn được rất nhiều người đàn ông tôn trọng.
Họ là những người đầu tiên có quyền kết hôn theo ý muốn, được yêu cầu ly hôn và có tài sản riêng. Điều này đã được thiết lập từ thế kỷ 7 và không phải phụ nữ nước nào cũng có cơ hội như vậy. Luật Hồi giáo xem xét việc kết hôn giữa một người đàn ông và một người phụ nữ như một hợp đồng được công nhận là hợp lệ chỉ khi có sự đồng thuận giữa hai bên.
Mỗi tuần một lần, tất cả các bãi biển, công viên nước hay thẩm mỹ viện ở UAE đều chỉ định là dành riêng cho phụ nữ. Và chắc chắn, nam giới sẽ bị cấm hoàn toàn không được tới khu vực này.
Tuy nhiên khi đã là vợ người ta, cô dâu sẽ phải làm mọi thứ với sự cho phép của chồng. Nếu muốn đi đâu, cô vợ phải xin phép trước.
Quần áo
Vẻ đẹp của một người phụ nữ chỉ có thể dành cho người chồng, vì vậy họ buộc phải mặc quần áo rộng và dài đến mắt cá chân và dùng tấm màn mỏng để che khuôn mặt.
Kuwait là quốc gia Ả Rập duy nhất nơi phụ nữ có thể mặc quần áo châu Âu ra bên ngoài. Tuy nhiên, chúng phải khiêm tốn và phù hợp.
Giáo dục và công việc
Nhiều người cho rằng nữ giới Ả Rập chỉ có nhiệm vụ cao cả là sinh con, ở nhà nuôi nấng chúng nhưng sự thật là phụ nữ Ả rập không bị cấm cản chuyện học hành, nhiều người còn được ra nước ngoài để học tập.
Tại UAE, 77% nữ giới đi học đại học, chiếm 75% tổng số sinh viên của Đại học Al Ain.
Ngoài ra, tại các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, phụ nữ có thể giữ vị trí của thẩm phán và làm việc trong các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như lực lượng cảnh sát. Trên thị trường chứng khoán của Abu Dhabi, 43% các nhà đầu tư là phụ nữ.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đó là nhiều phụ nữ Ảrập không thể đi làm nếu không có sự cho phép của chồng hoặc người giám hộ.
Theo Bright Side