Dàn máy bay, vũ khí hiện đại tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Dàn máy bay, vũ khí hiện đại tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều vũ khí trang bị hiện đại như súng tiểu liên STV-215, máy bay Su-30MK2, Yak-130, trực thăng, được huy động tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

vt_duyetbinh00.JPG
Những ngày trung tuần tháng 4, tại Trung đoàn Không quân 935 (Đồng Nai), Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đồng chỉ đạo kiểm tra hợp luyện các lực lượng vũ trang tham gia diễu binh, diễu hành chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước.
vt_duyet binh.JPG
Sáng 16/4, buổi tổng hợp luyện thứ hai của 38 khối quân đội và công an sắp xếp đội hình diễn ra theo đúng kịch bản diễu binh ngày 30/4.
vt_duyetbinh4.jpg
Sau khi khối Hồng kỳ tiến vào lễ đài, các biên đội trực thăng Mi-8 và Mi-171 kéo cờ Đảng, cờ Tổ quốc cũng bay ngang qua lễ đài.
vt_duyetbinh000.JPG
vt_duyetbinh6.jpg
vt_duyetbinh7.JPG
Các máy bay tiêm kích Su-30MK2 với các bài bay cơ động phức tạp lần lượt nhả khói vút qua, lượn nhiều vòng trên không ngay sau đó.
vt_duyetbinh8.jpg
Đội hình 4 máy bay tiêm kích Su-30MK2 hợp luyện.
Tiêm kích Su-30MK2 thường được gọi là “hổ mang chúa” - mẫu máy bay tiêm kích đa năng hạng nặng do Tập đoàn Sukhoi (Nga) thiết kế. Máy bay được trang bị 12 điểm cố định dưới cánh để gắn vũ khí, với hỏa lực rất đa dạng, từ các tên lửa không đối không, không đối đất, rocket, bom dẫn đường, bom thông thường.
vt_duyetbinh9.jpg
Su-30MK2 dài 22 m, sải cánh hơn 14 m, trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 34 tấn, tốc độ bay hơn 2.000 km mỗi giờ với tầm bay khoảng 3.000 km.
vt_duyetbinh10.JPG
Đây được coi là máy bay chiến đấu hiện đại nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được bàn giao từ Nga năm 2004. Máy bay có hệ thống radar có thể phát hiện theo dõi cùng lúc 15 mục tiêu trên không, có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó.
vt_duyetbinh0000.jpg
Phi đội 3 máy bay Yak-130 cất cánh bay huấn luyện.
Máy bay Yak-130, là phương tiện chiến đấu, huấn luyện hạng nhẹ tiên tiến nhất do Nga sản xuất. Máy bay có chiều dài 11,4 m, sải cánh 9,7 m, trọng lượng cất cánh tối đa 10,2 tấn. Ngoài chức năng huấn luyện, Yak-130 còn có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu với khả năng trinh sát và tấn công tầm trung.
vt_duyetbinh111.JPG
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt Ivchenko-Progress AI-222-25 cho phép nó dễ dàng cất cánh, hạ cánh và có khả năng cơ động cao trong các bài huấn luyện phức tạp. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa hơn 1.000 km mỗi giờ, trần bay đạt 12,5 km.
vt_duyetbinh12.JPG
Pháo 105 mm được Lữ đoàn 96 (Bộ Tư lệnh Pháo binh) sử dụng nhằm thực hiện bắn 21 loạt đại bác, trong sự kiện tại bến Bạch Đằng, TP.HCM.
Hôm 7/4, 15 pháo lễ mỗi khẩu nặng khoảng 4 tấn được kéo từ huyện Long Thành, Đồng Nai lên, tập kết tại trận địa ở bến Bạch Đằng. Đây là vị trí đã được các bên khảo sát kỹ và lựa chọn do tầm nhìn thoáng, trang nghiêm, phù hợp cho người dân và du khách tham quan.
vt_duyetbinh11.JPG
Kích cỡ 105 mm được coi là đường kính cỡ nòng và cỡ đạn pháo được sử dụng. Pháo 105 mm là loại pháo tầm trung, sử dụng phổ biến vì cân bằng sức mạnh và tính cơ động. Đạn sử dụng trong lễ kỷ niệm là loại đạn rỗng, tức không có đầu đạn, khi sử dụng sẽ tạo ra tiếng nổ, khói và độ giật.
vt_duyetbinh13.JPG
Bên cạnh quân dung trang nghiêm và những bước đi hùng dũng, mỗi khối diễu binh lại có đặc điểm riêng về vũ khí, trang bị khi phục vụ lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
vt_dieubinh1.JPG
STV là viết tắt Súng Tiểu liên Việt Nam do Viện Vũ khí thiết kế và Nhà máy Z111 (cùng thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) sản xuất. Súng được thiết kế dựa trên mẫu súng Galil ACE của Israel Weapon Industries (Israel) ký hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.
vt_duyetbinh3.JPG
Khi sản xuất trong nước, súng không giống hệt nguyên mẫu của Israel mà được thay đổi một số thiết kế nhằm phù hợp với địa hình và khí hậu Việt Nam, đồng thời đưa vào nhiều chi tiết của AK hơn. Việc này nhằm giúp quân đội thay thế cho súng tiểu liên AK truyền thống, vốn đã sử dụng vài chục năm qua.
vt_dieuhanh17.JPG
Tại lễ diễu binh các dòng STV sử dụng phổ biến gồm SVT215, SVT380 và SVT022. Trong ảnh là dòng SVT215 có ưu điểm là tính cơ động và chính xác. Súng có chiều dài nòng 215mm, sơ tốc đầu đạn 615m/giây, hiệu quả trong khoảng 250m, nặng 3,7kg khi có đạn.
vt_dieuhanh18.jpg
Trong khi mẫu SVT022 có nguyên lý hoạt động giống STV215 nhưng trọng lượng nhẹ và kích thước ngắn hơn, với băng đạn 15 viên, phù hợp cho khối đặc công.
vt_duyetbinh14.jpg
Với dòng STV380, có trọng lượng rỗng 3,6kg và nặng 4,1kg khi có đạn, mỗi băng đạn có 30 viên, sơ tốc đầu đạn 715m/giây với tầm bắn 300m và có tốc độ bắn 700 phát mỗi phút. Súng có chiều dài 900mm khi mở báng, 600mm khi gấp báng, chiều dài nòng 380mm. SVT380 được thiết kế theo nguyên lý trích khí thuốc súng để tự động nạp đạn cho phát bắn tiếp theo. Súng có ray để lắp kính ngắm ngày-đêm, đèn pin. STV380 có thể gắn ống phóng lựu dưới nòng giúp tăng hỏa lực, sức công phá của bộ binh.
vt_dieuhanh21.jpg
MP5A3 là súng tiểu liên trang bị cho lực lượng Đặc nhiệm Việt Nam được khối nữ cảnh sát đặc nhiệm trang bị trong diễu binh.
vt_duyetbinh22.JPG
MP5A3 dùng đạn cỡ 9x19mm, tầm bắn hiệu quả 100m, tốc độ bắn 725 - 800 phát/phút, có thể lắp thêm đèn chiếu laser điểm đỏ LP-1 hoặc cụm kính ngắm tác chiến. Mũ chiến đấu chống đạn, tích hợp đèn pin và bộ đàm liên lạc được trang bị cho khối nữ cảnh sát đặc nhiệm
vt_dieuhanh19.jpg
Khối nữ dân quân tham gia diễu binh, diễu hành với súng AK-47. Đây là loại súng gắn liền với các lực lượng vũ trang Việt Nam trong quá trình chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
vt_dieuhanh20.JPG
Khối cảnh sát cơ động.
vt_duyetbinh15.jpg
Khối nữ sĩ quan thông tin mang máy thông tin liên lạc và mũ chống đạn do Việt Nam nghiên cứu, sản xuất.
vt_dieubinh24.jpg
Sau 2 tháng tập luyện, hơn 10.000 người thuộc nhiều lực lượng đang nỗ lực hợp luyện, sẵn sàng cho buổi lễ chính thức sáng 30/4, diễn ra trên đường Lê Duẩn, trước Dinh Độc Lập, quận 1, TP.HCM.