Đã có 384 người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương sau động đất và sóng thần tại Indonesia

VietTimes -- Sau trận động đất lớn, tới 7,5 độ richter, sóng thần cao gần 3 mét đã đổ bộ vào đảo Suawesi của Indonesia, khiến 384 người thiệt mạng và hàng ngàn người bị thương.

Ngày 28/9, xảy ra trận động đất cường độ 7,5 độ richter gần đảo Sulawesi của Indonesia, gây ra sóng thần cao gần 3 mét ập vào và cuốn trôi nhà cửa ở thành phố ven biển Palu dân số 350.000 người.

Thống kê ghi nhận có 540 người đang điều trị tại bệnh viện địa phương sau và 29 người mất tích. Phát ngôn viên của Cơ quan Quản lý Thiên tai, Sutopo Purwo Nugroho cho biết số người thiệt mạng có thể tăng lên trong những ngày tới.

  • Ảnh: CNN
     Ảnh: CNN
  • Ảnh: CNN
      Ảnh: CNN
  • Ảnh: CNN
      Ảnh: CNN
  • Ảnh: CNN
      Ảnh: CNN
  • Ảnh: CNN
      Ảnh: CNN
  • Ảnh: CNN
      Ảnh: CNN

Đại diện cộng đồng ngư dân địa phương, ông Sutopo, cho biết toàn bộ hệ thống điện lực và liên lạc trên thành phố Palu đã bị cắt đứt, gây khó khăn cho quá trình đánh giá thiệt hại.

Ông Jan Gelfand, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quốc tế ở Indonesia phát biểu trên CNN: “Ngoài người dân ở các khu đô thị lớn, người dân sống ở các khu vực hẻo lánh khó tiếp cận cũng bị ảnh hưởng”.

Vị trí diễn ra trận động đất kết hợp sóng thần tại Indonesia ngày 28/9 vừa qua. Ảnh: CNN
 Vị trí diễn ra trận động đất kết hợp sóng thần tại Indonesia ngày 28/9 vừa qua. Ảnh: CNN

Thảm họa khiến sân bay Palu phải đóng cửa, khiến đội ngũ cứu trợ quốc tế phải tiếp cận thành phố bằng đường bộ.  

Ông Gelfand cho biết thêm: “Đội cứu trợ của chúng tôi đang trên đường tiếp cận, nhưng gặp khó khăn bởi cơ sở hạ tầng đường bộ bị thiệt hại nặng nề”.

Chính quyền thành phố Palu đã khuyến cáo người dân tránh xa các tòa nhà và các khu vực, đề phòng dư chấn xảy ra.

Bệnh viện địa phương bị tàn phá, kêu gọi giúp đỡ

Ông Sutupo cho biết, thảm họa vừa qua đã làm hư hại cơ sở vật chất của Bệnh viện Undata, buộc các nhân viên y tế phải điều trị cho hàng chục ngàn người ngay bên ngoài tòa nhà.

Y tá và nhân viên cứu trợ phải điều trị cho nạn nhân bên ngoài bệnh viên. Ảnh: CNN
Y tá và nhân viên cứu trợ phải điều trị cho nạn nhân bên ngoài bệnh viên. Ảnh: CNN

Giám đốc Bệnh viện Undata của thành phố Palu, Tiến sĩ Komang Adi Sujendra, hiện đang kêu gọi sự trợ giúp từ cộng đồng sau trận động đất khủng khiếp nói trên.

Ông Sujendra đã tải một đoạn video trên Twitter cá nhân, cho biết: “Hiện tại, hệ thống điện bị ngưng trệ tại thành phố Palu, đường xá bị phá hủy, đường dây liên lạc không hoạt động”. Ông viết: “Chúng tôi hy vọng nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào”, “chúng tôi cần lều bạt, thuốc thang, vải và y tá…”

Nhân viên không lưu hy sinh để đảm bảo an toàn cho máy bay cất cánh

Trong các nạn nhân của thảm họa động đất sóng thần có một nhân viên điều khiển không lưu ở lại để đảm bảo máy bay cất cánh an toàn. Anh Anthoinus Gunawwan Agung, 21 tuổi, đã tử vọng tại bệnh viện sau khi nhảy khỏi đài kiểm soát không lưu của sân bay Palu trong cơn động đất.

Cơ quan giám sát hàng không Indonesia phát đi thông điệp chia buồn với nhân viên kiểm soát không lưu hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ. Ảnh: Twitter
Cơ quan giám sát hàng không Indonesia phát đi thông điệp chia buồn với nhân viên kiểm soát không lưu hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ. Ảnh: Twitter

Phát ngôn viên của Cơ quan giám sát hàng không Indonesia, Yohanes Sirait nói các đồng nghiệp còn lại của anh Agung đã sơ tán khỏi đài kiểm soát khi nhận thấy dấu hiệu đầu tiên của trận động đất, nhưng anh Agung đã quyết định ở lại để giúp chiếc máy bay của hãng hàng không Batik cất cách.

 Trận động đất kinh hoàng

Trận động đát kinh hoàng bắt đầu từ lúc 15:00 theo giờ địa phương (khoảng 2:00 sáng giờ Việt Nam), cách thành phố Palu 56 km. Cơ quan Khảo sát địa chấn Mỹ ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp có cường độ lớn hơn 4,9 độ richter, trước khi trận động đất lớn nhất với cường độ 7,5 độ richter diễn ra.

Địa chấn đã gây ra cơn sóng thần cao ập vào bãi biển của 2 thành phố Palu và Donggala. Ông Nugroho cho biết cơn sóng thần có chiều cao “khoảng 3 mét”.

Thành phố Palu, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa động đất kết hợp sóng thần. Ảnh: Google Map
Thành phố Palu, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm họa động đất kết hợp sóng thần. Ảnh: Google Map

Sau trận động đất 7,5 độ richer, Cơ quan Khảo sát địa chấn tiếp tục ghi nhận nhiều chấn động khác tại đảo Sulawesi, trong đó có chấn động lớn 5,8 độ richer cách đó 12 phút. Cơ quan khí tượng Indonesia sớm cảnh báo sóng thần tới người dân địa phương, nhưng sau đó họ nghĩ rằng thủy triều đã rút.

Ảnh: CNN
 Ảnh: CNN

Tổng thống Indonesia, Joko Widodo cho biết quân đội nước này đã được điều đến khu vực xảy ra thảm họa để hỗ trợ quá trình tìm kiếm nạn nhân và thi thể người thiệt mạng.

Đăng tải trên Twitter, ông Widodo nói các nhà chức trách đang theo dõi sát sao tình hình và chuẩn bị sẵn sàng cho bất kỳ tình huống xảy ra sau trận động đất. Ông Widodo viết: “Hy vọng đồng bào của chúng ta vẫn bình tĩnh và an toàn”.

Thảm họa động đất kết hợp sóng thần nói trên xảy ra khoảng một tháng sau 3 trận động đất đổ bộ vào một số đảo ở Nam Thái Bình Dương và Indonesia, bao gồm đảo Lombok – nơi vẫn đang phục hồi sau ảnh hưởng của trận động đất ngày 5/8, khiến hơn 430 người thiệt mạng.

 Theo CNN