Cuộc chiến ngoại hối, Bắc Kinh mở chiến dịch Nhân dân tệ

Trung Quốc đưa vào hệ thống Thương mại ngoại hối China Foreign Exchange Trade System các giao dịch bằng các hợp đồng có kỳ hạn và hoán đổi ngoại hối ra đồng rúp, đồng ringgit Malaysia và đô la New Zealand.
Cuộc chiến ngoại hối, Bắc Kinh mở chiến dịch Nhân dân tệ

Thứ Hai, ngày 29.12.2014, Hãng thông tấn Bloomberg thông báo, Trung Quốc đưa vào hệ thống Thương mại ngoại hối China Foreign Exchange Trade System các giao dịch bằng các hợp đồng có kỳ hạn và hoán đổi ngoại hối ra đồng rúp. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ bắt đầu các giao dịch hợp đồng mua bán đồng ringgit Malaysia và đô la New Zealand.

Như vậy, danh sách tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng của Trung Quốc, được hoán đổi bằng đồng nhân dân tệ sẵn có mở rộng đến 11 loại. "Điều này làm gia tăng các công cụ bảo hiểm rủi ro cho các công ty và  kinh doanh tiền tệ đạt hiệu quả hơn -  chuyên gia phân tích tiền tệ tại Ju Wang HSBC Holdings Plc tại Hồng Kông cho biết -. Trung Quốc sẽ không ngừng nỗ lực để toàn cầu hóa đồng nhân dân tệ, bất chấp sự biến động tiền tệ trên các thị trường mới nổi (emerging markets)".

Chủ nhiệm phòng nghiên cứu và phân "Alpari" Alexander Razuvaev cho rằng. Nga năm nay đã dỡ bỏ hoàn toàn các hạn chế về lưu thông đồng rúp, trong quan điểm của tài chính toàn cầu đồng rúp đã trở thành đồng tiền chuyển đổi tự do. "Theo thời gian, vị thế đồng rúp trong thương mại quốc tế sẽ phát triển," - ông khẳng định. Theo lời của chuyên gia, mặc dù hiện nay đồng rúp đang yếu thế trên thị trường tiền tệ thế giới, nhưng khi nền kinh tế bình ổn vị thế của đồng rúp sẽ cao hơn vì kinh tế của Nga vẫn hấp dẫn “ đặc biệt đối với các đối tác, đồng minh truyền thống, những quốc gia không ủng hộ và tham gia các biện pháp trừng phạt”

Chuyên viên phân tích quỹ tín dụng FK "InstaForex" Anton Fomin lưu ý rằng, những hoán đổi tiền tệ mới cho phép giảm thiểu chi phí giao dịch, do trên thị trường giao dịch tiền tệ quốc tế, chi phí chuyển đổi tiền tệ thông qua ngoại tệ mạnh bao giờ cũng cao hơn chi phí giao dịch nội tệ. “Ngoài ra nó làm tăng khả năng thanh khoản của các đồng tiền quốc gia lẫn nhau và tích cực hơn trong các hoạt động thương mại song phương. Hiện nay chỉ có 10% kim ngạch thương mại Nga – Trung là sử dụng đồng rúp và nhân dân tệ. Các hoán đổi tiền tệ cho phép các doanh nghiệp tham gia thị trường có được một lượng tiền rúp và nhân dân tệ để thanh khoản mà không chịu ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Nếu các giao dịch này được thực hiện trên thị trường tiền tệ thế giới, biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng quan trọng đến các hoạt động thương mại”. Chuyên gia nhấn mạnh.

Hoạt động hoán đổi và giao dịch trao đổi đồng rúp trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng Trung Quốc cho thấy. Trung Quốc đã nắm được định hướng tài chính của nước Nga và cũng tương tự như dầu mỏ, Trung Quốc đã tiến hành tăng lượng dự trữ đồng rúp trong điều kiện suy giảm nhằm mục đích chuyển đổi các giao dịch song phương giữa Nga và Trung Quốc sang rúp và nhân dân tệ. Điều này cho phép nhân dân tệ có thêm vị thế trong vòng quay tài chính của nước Nga, có được phần lợi nhuận khi đồng rúp tăng giá trị và gia tăng vị thế đồng nhân dân tệ trên thị trường tiền tệ quốc tế. Như vậy, trong bối cảnh suy giảm đồng rúp, Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật “ngư ông đắc lợi” nhằm gia tăng vị thế nhân dân tệ trên thế giới và có được một phần lợi nhuận khi chuyển sang giao dịch nội tệ.

Theo QPAN

Trịnh Thái Bằng