Công nghệ tái hiện sinh động chiến thắng 30/4 lịch sử

Trong không gian hơn 3.000m2, tầng 3, Bảo tàng Đà Nẵng đã tái hiện sinh động dấu mốc giải phóng TP Đà Nẵng làm nên chiến thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong không gian hơn 3.000m2, tầng 3, Bảo tàng Đà Nẵng đã tái hiện sinh động dấu mốc lịch sử Giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/1975) trong chiến thắng 30/4/1975 vĩ đại của dân tộc.
Trong không gian hơn 3.000m2, tầng 3, Bảo tàng Đà Nẵng đã tái hiện sinh động dấu mốc lịch sử Giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/1975) trong chiến thắng 30/4/1975 vĩ đại của dân tộc.
Video Bảo tàng Đà Nẵng tái hiện sinh động chiến thắng 30/4 lịch sử
vt_bao tang 1.png
Bảo tàng Đà Nẵng mới được xây dựng trên cơ sở cải tạo, nâng cấp khối nhà 42 - 44 Bạch Đằng và 31 Trần Phú. Nơi đây nguyên là Tòa Đốc lý hay còn gọi là Tòa thị chính Đà Nẵng được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, đến nay đã có hơn 120 năm tuổi. Tòa thị chính còn là nhân chứng cho những thời khắc lịch sử hào hùng của quân và dân Đà Nẵng với sự kiện trưa 29/3/1975, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Tòa thị chính, đánh dấu thắng lợi của quân dân Đà Nẵng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
vt_bao tang 40.png
Trong giai đoạn xây dựng và phát triển, công trình được sử dụng làm trụ sở của UBND TP Đà Nẵng. Đến tháng 6/2014, bộ máy chính quyền chuyển thành phố Đà Nẵng chuyển về Trung tâm Hành chính thành phố, tòa nhà trở thành trụ sở của HĐND TP. Và đến nay, nơi đây là bảo tàng Đà Nẵng, cùng hội trường lớn nơi diễn ra Kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng hằng năm.
vt_bao tang 2.png
Bảo tàng Đà Nẵng mới được khởi công từ giữa năm 2021, trên tổng diện tích 8.686m², gồm 1 khối bảo tàng xây mới (1 tầng hầm, 3 tầng nổi), hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh đồng bộ… với tổng mức đầu tư 504,9 tỷ đồng.
vt_bao tang 3.png
Bảo tàng là nơi lưu giữ gần 3.000 tài liệu hiện vật được lựa chọn từ hơn 27.000 tài liệu hiện vật, kết hợp phong cách trưng bày truyền thống với công nghệ trình chiếu hiện đại.
vt_bao tang 21.png
Chính thức đưa vào sử dụng vào ngày 28/3/2025, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng TP Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng không chỉ là nơi lưu giữ các tài liệu, hiện vật mà còn là nơi dẫn dắt công chúng tham quan trải nghiệm, tìm hiểu về tự nhiên và lịch sử xã hội của Đà Nẵng.
vt_bao tang 22.png
Bảo tàng Đà Nẵng thu hút giới trẻ
vt_bao tang 23.png
Tại tầng 3, bảo tàng dành nguyên diện tích sàn để trưng bày các hiện vật về lịch sử đấu tranh giành độc lập, trong đó có cuộc kháng chiến chống Mỹ và đỉnh điểm là sự kiện lịch sử 29/3/1975 và chiến thắng 30/4/1975.
vt_bao tang 32.png
Đặc biệt bảo tàng sử dụng các công nghệ mới để du khách không chỉ "xem trưng bày" mà còn trực tiếp cảm nhận, tương tác với quá khứ qua các thước phim 3D Mapping, phim 3D, phim tư liệu và slide hình ảnh.
vt_bao tang 4.png
Mở cửa đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng và chiến thắng 30/4 giải phóng hoàn toàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, công trình này đã thu hút rất nhiều người dân và du khách tới tham quan.
vt_bao tang 20.png
Trong không gian hơn 3.000m2, tầng 3, Bảo tàng Đà Nẵng đã tái hiện sinh động dấu mốc lịch sử giải phóng TP Đà Nẵng (29/3/1975) và cuộc Tổng tiến công nổi dậy mùa xuân 1975 làm nên chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
vt_bao tang 30.png
Đà Nẵng và dấu mốc lịch sử
vt_bao tang 39.png
Các dấu mốc giải phóng TP Đà Nẵng 29/3/1975
vt_bao tang 31.png
Bảo tàng trưng bày nhiều vật bất ly thân của bộ đội Cụ Hồ
vt_bao tang 38.png
Cận cảnh những vật dụng của bộ đội ta trong hành trình xẻ dọc Trường Sơn giải phóng miền Nam
vt_bao tang 19.png
Với cách bố trí khoa học, Bảo tàng Đà Nẵng đã dẫn dắt người xem đi qua hành trình gìn giữ độc lập đất nước
vt_bao tang 8.png
Trang phục và vật dụng của cán bộ Khu uỷ Quảng Đà
vt_bao tang 29.png
Băng rôn, biểu ngữ đấu tranh đòi quyền lợi ở nội thành
vt_bao tang 26.png
Những vũ khí giúp quân dân ta giành độc lập.
vt_bao tang 27.png
Vật dụng của các chiến sĩ biệt động thành
vt_bao tang 25.png
Quảng Nam - Đà Nẵng trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ
vt_bao tang 33.png
Những dấu ấn chiến tranh đã qua
vt_bao tang 7.png
Kể câu chuyện lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Mỹ qua hiện vật, bảo tàng dành riêng một góc để trưng bày những kỷ vật của Mẹ Nhu, người đã nuôi giấu 3 chiến sĩ và anh dũng hy sinh ngày 26/12/1968.
vt_bao tang 9.png
Tất cả cùng góp sức làm nên chiến thắng vĩ đại 30/4/1975 của dân tộc
vt_bao tang 17.png
Bảo tàng còn trưng bày trang phục, vật dụng của lính Mỹ tại chiến tranh Việt Nam
vt_bao tang 13.png
Cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam được những người yêu hoà bình trên thế giới ủng hộ.
vt_bao tang 12.png
vt_bao tang 35.png
Khối lượng bom đạn khổng lồ được quân đội Mỹ sử dụng để vận hành cỗ máy chiến tranh ở Việt Nam
vt_bao tang 15.png
Quân đội Mỹ sử dụng chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam.
vt_bao tang 16.png
Hành động của quân đội Mỹ đã để lại hậu quả nặng nề với nhiều thế hệ người Việt Nam
vt_bao tang 36.png
Một du khách nước ngoài sững sờ trước những hành động của quân đội Mỹ ở Việt Nam
vt_bao tang 37.png
Những câu chuyện ở bảo tàng được giới thiệu nhằm gợi nhắc các thế hệ sau này gác lại quá khứ, hướng đến tương lai, biết yêu thương nhân loại, trân trọng giá trị của hòa bình.