Hồi năm 2012, nhà lãnh đạo Trung Quốc từng cho biết, Trung Quốc muốn trở thành cường quốc hải quân, sẽ tăng cường xây dựng hải quân, để thực lực của họ tương xứng với “vị thế quốc tế” của Trung Quốc. Có đánh giá cho rằng, mục tiêu này có thể thực hiện vào năm 2030.
Theo bài viết, sau vài năm nữa, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc hải quân lớn thứ hai thế giới. Hiện nay, Trung Quốc không chỉ đứng đầu thế giới về đóng tàu và hoạt động đánh bắt cá, đồng thời đứng hàng đầu thế giới về lượng tàu thương mại và tàu bắt buôn lậu.
Sách trắng "Chiến lược quân sự của Trung Quốc" công bố mới nhất cho biết chiến lược của Hải quân Trung Quốc đang từ phòng thủ biển gần đổi sang phòng thủ biển xa.
Theo bài viết, số lượng tàu chiến Trung Quốc (bao gồm tàu tác chiến, tàu tiếp tế và tàu ngầm) sẽ đứng đầu thế giới vào năm 2020, và Trung Quốc cũng sẽ trở thành cường quốc hải quân lớn thứ hai thế giới. Dưới đây là số lượng và tính năng dự kiến của các loại tàu chiến Hải quân Trung Quốc:
1. Tàu ngầm hạt nhân tấn công: 6 - 7 chiếc, số lượng thống nhất với Anh và Pháp, chỉ đứng sau Mỹ và Nga.
2. Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo: 5 - 7 chiếc, vượt Anh và Pháp, đứng thứ ba thế giới.
3. Tàu sân bay: 2 chiếc, tương đương Anh và Ấn Độ.
4. Tàu khu trục lớp Aegis và tàu tuần dương: 18 - 20 chiếc, vượt Nhật Bản (8 chiếc), đứng thứ hai thế giới.
5. Tàu hộ vệ hiện đại đa năng: 30 - 32 chiếc, đứng đầu thế giới.
6. Tàu chiến có khả năng hoạt động ở biển xa (giống như tàu đổ bộ LPD và LSD Mỹ): 6 - 7 chiếc, đứng thứ hai thế giới.
7. Tàu tiếp tế hiện đại: số lượng chỉ đứng sau Mỹ.
8. Tính năng: Có hành trình xa, tất cả tàu chiến đều chế tạo trong thế kỷ 21.
Tóm lại, năm 2020, tổng số lượng tàu chiến Trung Quốc sẽ lên tới 265 - 273 chiếc, trong đó có 95 - 104 tàu chiến có khả năng tác chiến tầm xa, khoảng 175 chiếc còn lại chỉ có khả năng tác chiến ở biển gần.
Trong khi đó, số lượng tàu chiến của Mỹ vào năm 2020 sẽ khoảng 260 chiếc, cụ thể:
1. Tàu ngầm hạt nhân tấn công: 51 chiếc.
2. Tàu ngầm hạt nhân lắp tên lửa hành trình tấn công đối đất (land-attack cruise missile submarines): 4 chiếc.
3. Tàu ngầm hạt nhân lắp tên lửa đạn đạo: 14 chiếc.
4. Tàu sân bay: 11 chiếc.
5. Tàu đổ bộ hiện đại: 33 chiếc.
6. Tàu tiếp tế: 30 chiếc.
7. Tàu chiến lớp Aegis: 88 - 91 chiếc.
8. Tàu tuần duyên: 28 chiếc.
Mặc dù số lượng tàu chiến của hai nước tương tự nhau, nhưng Hải quân Mỹ vẫn có ưu thế rất lớn về thực lực. Nếu dựa vào kế hoạch quân sự hiện nay, đến năm 2020, Mỹ triển khai 60% tàu chiến cho Hạm đội Thái Bình Dương, có thể hình thành đối đầu với Hải quân Trung Quốc.
Tuy nhiên, CIMSEC khuyến nghị Mỹ cần cảnh giác với các mối đe dọa từ Không quân, lực lượng đường không Hải quân và tên lửa chống hạm của Trung Quốc.