|
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Obama |
Người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam sang thăm nước Mỹ và Tổng thống Mỹ lần đầu tiên được Nhà nước Việt Nam chính thức mời đến thăm. Cách đây không lâu, điều này thực sự là một chuyện viễn tưởng huyền hoặc. Hai bên từng trải qua cuộc chiến tranh đẫm máu đang nỗ lực hết sức để hàn gắn các mối quan hệ mà một trong người nỗ lực thúc đẩy tư tưởng chiến lược này là thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ John McCain, Cựu chiến binh Việt Nam. Điều gì đã khiến Mỹ và Việt Nam gần gũi nhau hơn, người Nga cần nỗ lực thế nào?
Mỹ và Việt Nam đã đồng thuận mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, văn phòng Nhà Trắng đưa ra thông cáo báo chí về kết quả cuộc viếng thăm chính thức Washington của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng – cuộc viếng thăm đến đất nước của cựu thù trong cuộc chiến tàn khốc từ năm 1965 đến 1973, có thể nói đã đi vào lịch sử.
“ Trung Quốc, lấy điểm tựa là Trung Á và Nga, gia tăng những hành vi bá quyền trên vùng nước Biển Đông và Hoa Đông, nhận được áp lực từ một sức mạnh mới, đang phát triển quan hệ với Mỹ” báo Nga nhận xét.
Kết quả buổi hội đàm giữa Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Obama được công bố trong bản tuyên bố chung, có những điểm quan trọng sau: “ Mỹ và Việt Nam công nhận những thành quả tích cực quan trọng ở rất nhiều các lĩnh vực hợp tác hữu nghị trong 20 năm kể từ khi thiết lập lại mối quan hệ ngoại giao”.
Có thể kể đến là hợp tác kinh tế và thương mại, hợp tác di sản chiến tranh – (cuộc chiến đã cướp đi sinh mạng của hơn 2 triệu người dân). Mỹ sẽ nỗ lực giúp Việt Nam giải quyết bom đạn còn sót lại, chữa trị cho những người bị tổn thương vì chất độc hóa học trong chiến tranh Việt Nam. Đồng thời, Mỹ và Việt Nam hứa hẹn sẽ hợp tác và trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.
Theo Ria Novosti, trong tuyên bố chung của tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có nhắc đến hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương, đề xuất đến việc hủy bỏ thuế hải quan cho những sản phẩm và dịch vụ của TPP. Khởi điểm ban đầu của thỏa thuận này là Chile, New Zealand, Brunei và Singapore. Sau đó Australia, Canada, Malaysia, Peru và Hoa Kỳ, và Việt Nam cùng tham gia cuộc đàm phán của hiệp định này. Mexico và Nhật Bản cũng đã được mời tham gia, không khó để nhận thấy rằng chỉ còn lại một quốc gia, Trung Quốc, siêu cường khu vực Thái Bình Dương là nằm ngoài.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chuyển tới tổng thống Mỹ Barack Obama lời mời thăm chính thức Việt Nam, chuyến thăm của ông Obama, tương tự như chuyến thắm của cựu tổng thống Bill Clinton chắc chắn sẽ đi vào lịch sử không chỉ trong mỗi quan hệ hai nước sau chiến tranh, mà đánh dấu 1 kỷ nguyên mới của ngoại giao Hoa Kỳ.
"Điều chưa bao giờ xảy ra"
Giáo sư trường Đại học Quốc gia St. Petersburg, Trưởng Khoa Lịch sử Viễn Đông Vladimir Kolotov khẳng định cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tổng thống Obama thực sự đáng để được coi là sự kiện lịch sử. Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam được tiếp đón tại Nhà Trắng, đối với "Hoa Kỳ không phải là giao thức ngoại giao điển hình."
“Đây là cuộc gặp đầu tiên, chưa bao giờ có một cuộc gặp tương tự như vậy trong quan hệ hai nước nói chung – ông Kolotov nói với báo Vzgliad, những người vận động hành lang nhằm thúc đẩy gia tăng quan hệ với Hà Nội là các cựu chiến binh Việt Nam, đứng đầu là thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain (5 năm là tù binh tại Việt Nam) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Chuyên gia cũng xác nhận sự năng động tích cực của đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đã rất thông minh thúc đẩy phát triển lợi ích của đất nước dựa trên công nghệ “sức mạnh mềm”, từ việc thả cá chép trong những ngày lễ tết ở Việt Nam đến nấu những món ăn dân tộc.
Quan hệ hữu nghị với “cựu thù”
Mấy năm trước, việc một tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam là chuyện quá khó khăn. Mặc dù mối quan hệ Hà Nội, - Washington đã được cải thiện từ thời tổng thống Mỹ Ronald Reagan và tiếp tục thuận lợi trong giai đoạn 1990 – 2000. Tính từ năm 1988 người Việt đã đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế, trong đó ngoài Liên Xô còn có ASEAN và tất nhiên là cả Mỹ trong quan hệ thương mại quốc tế.
Vladimir Kolotov nhận xét: 20 năm sau khi thiết lập lại mối quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Washington, Việt Nam đã rất thông minh khi sử dụng tình huống mới cho lợi ích của mình, tăng cường trao đổi thương mai Mỹ - Việt từ con số 0 lên đến 38 tỷ USD, đây cũng có nghĩa là gấp 10 lần giao dịch thương mại với Nga. Nhưng ngược lại, ông Ivan Andrievsky từ Liên hiệp Kỹ sư Nga nhận xét, Việt Nam mua đến 90% vũ khí trang bị chủ lực từ phía Nga, 10 % còn lại dành cho đối ngoại quốc phòng.
Chuyến viếng thăm chính thức của Tổng bí thư đã đóng góp một phần quan trọng vào việc làm gia tăng mối quan hệ kinh tế - thương mại Mỹ - Việt, ông Kolotov nhận xét. Trong tương lai chắc chắn người Mỹ sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí phi sát thương, cần thiết để kiềm chế Trung Quốc. Điều đó có thể dẫn tới tình trạng cuộc chạy đua vũ trang biển Đông sẽ lên một vòng xoáy mới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter đã kêu gọi chính quyền tổng thống Obama chi một khoản ngân sách 18 triệu USD để mua các tàu tuần tra biển. Như hãng tin Reuters đã công bố, vấn đề này được đặt ra sau khi xảy ra những sự cố va chạm giữa tàu tuần biển Việt Nam và những tàu chiến của Trung Quốc trên biển Đông. Ông chủ Lầu Năm Góc nói: “ chúng ta phải đổii mới và hiện đại hóa những mối quan hệ với các đối tác.”
Tranh chấp chủ quyền
Ba tuần trước đây, tàu sân bay mang tên tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã thay thế tàu sân bay "George Washington" đóng vai trò soái hạm của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á. Theo hãng tin Thái Lan Bangkok Post, sự xuất hiện của tàu ngầm nguyên tử Ronald Reagan trên vùng nước biển Đông minh chứng một điều, Mỹ có thể lên kế hoạch làm thay đổi cán cân lực lượng trong xung đột và mâu thuẫn giữa Trung Quốc và hàng loạt các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) xung quanh những hòn đảo và vùng nước của biển Đông.
Hồi giữa tháng Năm, truyền thông Mỹ công bố 1 tin rò rỉ, Lầu Năm Góc có kế hoạch đưa đến vùng nước tranh chấp quanh quần đảo Trường Sa một phi đoàn máy bay nhằm duy trì “trật tự” và “giúp đỡ” đồng minh, đối tác.
Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do nhiều nướctuyên bố chủ quyền Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei nằm trên khu vực các tuyến đường biển chiến lược từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương (trong đó, đặc biệt những tuyến đường biển vận chuyển dầu thô và khí đốt). Do đó sự quan tâm rõ ràng không chỉ có của khu vực mà còn có sự chú trọng đặc biệt của Washington, được hưởng lợi khoảng 4 nghìn tỷ mỗi năm
Hiện nay, môt trong những eo biển nhộn nhịp nhất trên thế giới là eo biển Malacca, chiếm 10% thị phần vận tải thương mại quốc tế. Biển Đông đang trở thành một khu vực tranh chấp địa chính trị nóng nhất vì quyền kiểm soát các hòn đảo trên vùng nước này. Những quan điểm cứng rắn và ngang ngược của Trung Quốc gây căng thẳng dữ dội với Việt Nam, Philiphines, Brunei và Indonesia.
Trung Quốc đang nỗ lực biến khoảng 8 – 10 hòn đảo nhân tạo, được bồi đắp từ những dải đá ngầm và san hô trên quần đảo Trường Sa thành các tiền đồn quân sự, công cụ răn đe chủ yếu của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng.
Tình hình trên bờ vực của chiến tranh
Ngày 21.05 trên các vùng nước tranh chấp đã xảy ra một tình huống nóng bỏng – một máy bay trinh sát tuần biển của Mỹ, bỏ qua những cảnh báo cứng rắn của Hải quân PLA bay qua hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp trên rạn Đá Chữ Thập, bộ ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông. Theo lời ông Kolotov, Trung Quốc trong suốt thế kỷ 20 đã từng bước chiếm lần lượt từng hòn đảo trên biển Đông bằng nhiều cách khác nhau.
Hiện nay Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động có quy mô lớn nhằm mở rộng diện tích và xây dựng hạ tầng căn cứ quân sự. Học thuyết quân sự mới của Trung Quốc được hiểu là chuyển hướng từ phòng thủ ven bờ sang phòng thủ vùng biển gần, có nghĩa là xây dựng tiền đồn, tăng cường sự hiện diện quân sự ở những vùng nước tranh chấp, bao gồm cả việc xây dựng căn cứ quân sự. Học thuyết quân sự của Bắc Kinh cũng nhấn mạnh rằng, những tranh chấp trên biển Đông là một trong những nguy cơ đe dọa an ninh Trung Quốc.
Trong khu vực này, nỗ lực thống trị của Bắc Kinh đã vấp phải những lợi ích của Washington và lợi ích quốc gia dân tộc của nhiều nước trong khu vực. Trong những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh, Việt Nam thấy được nguy cơ đe dọa chủ quyền của đất nước. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, sau đó là vụ tấn công đánh chiếm đảo Gạc Ma của hải quân Trung Quốc là những sự kiện lịch sử mà người Việt Nam không bao giờ quên.
Mỹ có kế hoạch sử dụng những tranh chấp chủ quyền nhằm thực hiện chính sách kiềm chế Trung Quốc. Các chính trị gia Mỹ nhận định: Trung Quốc đang nỗ lực đơn phương thiết lập quyền kiểm soát trên Biển Đông, Việt Nam không thể chấp nhận điều đó, quyết tâm chống lại chính sách bá quyền này và dựa vào sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế mà trọng tâm là Mỹ. Tình huống đang chênh vênh trên bờ vực thẳm, nhưng cho đến thời điểm này mọi thành viên vẫn còn đủ sáng suốt để kiềm chế không để bùng nổ xung đột vũ trang.
Ông Kolotov cho rằng, bản thân đất nước Việt Nam có vị thế địa lý hết sức độc đáo. Đất nước nằm ở phía Nam Trung Hoa, trong sự phát triển kinh tế chính trị quân sự, có thể tác động đến Bắc Kinh từ những hướng nhạy cảm, Việt Nam nằm trên đường biên giới giữa các quốc đảo và các quốc gia lục địa của khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam trở thành đối thủ cạnh tranh.
Việt Nam không đơn thuần chỉ là trao đổi thương mại với Trung Quốc mà đang từng bước trở thành đối thủ cạnh tranh. Theo phó Trưởng bộ môn Nghiên cứu phương Đông Trường đại học HSE Alexey Maslov , Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế rất cao, vô hình chung đã trở thành đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc. Rất nhiều các doanh nghiệp nước ngoài chuyển vốn vào Việt Nam, do giá nhân công rẻ bằng ½ nhân công Trung Quốc.
Hiện nay, tổng vốn đầu tư vào Việt Nam khoảng 40 tỷ USD trong năm, Trung Quốc là 134 tỷ USD. Nếu so sánh giá trị trung bình của từng dự án, thì Việt Nam được đầu tư nhiều tiền hơn. Có nghĩa là các nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam, nơi có môi trường tương đối thân thiện hơn. Việt Nam đang từng bước trở thành đối thủ cạnh tranh với chính Trung Quốc.
Tất cả những vấn đề đã nêu là kết quả của những tranh chấp về chủ quyền giữa Hà Nội và Bắc Kinh, nhưng nghịch lý là Trung Quốc hiện nay vẫn là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam với khoảng gần 100 dự án lớn. Tư tưởng chủ đạo của Trung Quốc là song song vừa đổ dòng vốn đầu tư ồ ạt vào Việt Nam, vừa thúc đẩy mạnh tiến độ giải quyết các mâu thuẫn về vùng nước mà họ đang đòi hỏi phi pháp chủ quyền.
Việt Nam ngược lại, mở rộng các mối quan hệ quốc tế, trong đó chú trọng hai siêu cường Mỹ và Nga. Hơn thế nữa, với Mỹ Việt Nam đang từng bước phát triển các mối quan hệ chiến lược trong hai năm vừa qua với nỗ lực đáng kinh ngạc chứ không đơn thuần chỉ là đầu tư. Theo thực tế thấy được, chuyến viếng thăm này đã chính thức hóa tất cả các cuộc đàm phán, được diễn ra trong thời gian qua ở cấp độ bán chính thức, chuyên gia nhận xét.
Moscow làm bạn với tất cả.
Moscow trong giai đoạn hiện nay đang nỗ lực duy trì các mối quan hệ tốt với cả Bắc Kinh và Hà Nội.
Trong quan hệ với Trung Quốc nói riêng, những hy vọng chủ yếu gói gọn trong khuôn khổ của hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Ufa – Nga và tổ chức Hợp tác Thượng Hải SOC, có sự tham gia của phái đoàn chính phủ Trung Quốc đứng đầu là chủ tịch Tập Cận Bình ( đã tiến hành những cuộc tiếp xúc riêng với V. Putin), Bộ trưởng Bộ ngoại giao Vương Nghị, các bộ trưởng Bộ quốc phòng, tài chính, thương mại và thống đốc ngân hàng Trung ương.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã chuyển lời mời người đứng đầu chính phủ Nga ông Dmitry Medvedev đến tháng 12 gặp gỡ các lãnh đạo chính phủ các nước tổ chức Hợp tác Thượng Hải ở Trung Quốc. Vào tháng 9 đã có kế hoạch chuyến thăm chính thức của Tổng thống Nga Putin trong dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Đại chiến thế giới lần thứ II.
Mặc dù trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS và SOC, đại sứ Trung Quốc ông Li Hui phát biểu với "Interfax" : Bắc Kinh và Moscow không có ý định hình thành một liên minh quân sự nhưng sau đó cho biết: "Hiện nay, hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Trung Quốc và Nga vẫn có xu hướng phát triển mạnh mẽ".
Vừa qua Nga và Trung Quốc tổ chức diễn tập hải quân ở Địa Trung Hải, kế hoạch giai đoạn hai sẽ là cuộc diễn tập trên biển Nhật Bản. Truyền thông quốc tế đưa tin về sự quan tâm đặc biệt tới việc nhập khẩu các tổ hợp tên lửa phòng không S-400. Trong trường hợp hợp đồng được ký kết, Trung Quốc sẽ trở thành khách hàng đầu tiên nhập khẩu loại tên lửa hiện đại này.
Trở lại Cam Ranh
Từ một góc nhìn khác, có thể ghi nhận chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nga ông Medvedev đến Việt Nam vào tháng Tư vừa qua. Bản tuyên bố chung công bố về việc hai nước dự kiến tăng gấp 3 lần trong vòng 5 năm kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước, hình thành khu vực thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á Âu.
Theo Vzglyad, Hà Nội rất quan tâm đến việc mua sắm các sản phẩm quân sự của công nghiệp quốc phòng Nga. Đặc biệt, Việt Nam dự kiến tiếp tục mua chiến hạm và công nghệ quốc phòng từ Nga, trước mắt là các hộ tống hạm Gepard 3.9 và tàu ngầm dự án 636.1 "Warszawianka".
Tháng 11 năm ngoái, Việt Nam và Nga đã ký một thỏa thuận liên chính phủ nhằm tạo thuận lợi tối đa cho chiến hạm và tàu vận tải quân sự của Nga vào cảng Cam Ranh.
Chiến lược của nước Nga
“Nga không hành động năng nổ và tích cực như Mỹ với Trung Quốc. Mặc dù kim ngạch thương mại song phương còn rất khiêm tốn, nhưng Nga có được mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống rất nghiêm túc và hiệu quả trong lĩnh vực khí đốt – dầu mỏ và kỹ thuật quân sự, không nằm trong kim ngạch thương mại song phương. Sự gia tăng vị thế của Nga không mang lại nguy cơ bất kỳ cho độc lập chủ quyền của Việt Nam. Nga cũng không có bất kỳ mâu thuẫn tư tưởng hoặc những mâu thuẫn, trở ngại khác với Việt Nam.
Một điều may mắn, các biện pháp trừng phạt của Phương Tây đã khiến Moscow năng động phát triển các quan hệ với không chỉ Trung Quốc, mà với cả Việt Nam, qua đó tiến vào ASEAN. Đây là một thì trường rất lớn với gần 700 triệu người đang phát triển và có những nhu cầu thực sự với những thế mạnh của Nga. Đó chính là lợi ích” Vladimir Kolotov nói:
Alexey Maslov nhận định: Việt nam sẽ mở rộng quan hệ với Mỹ trong lĩnh vực đầu tư. Mỹ có lợi ích khi ủng hộ Việt Nam, bởi vì quan hệ này tạo ra một thay thế kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc. Mỹ sẽ sử dụng triệt để những mâu thuẫn Việt-Trung. Hơn thế nữa, Mỹ đang cố gắng để tách Việt Nam khỏi chiến lược chung của Nga đang định hướng về phía đông, "- ông nhấn mạnh.
Khoảng một năm trước đây tại Việt Nam, nhiều người nói về khả năng gia nhập Liên minh Á-Âu và và hình thành hành lang kinh tế Nga, Belarus, Kazakhstan, Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan được ký kết đã mở cánh cửa cho nền kinh tế Nga gia nhập khu vực thương mại sôi động nhất châu Á – Đông Nam Á, đồng thời cũng là khu vực gặp nhau của 2 siêu cường trên hai chiến tuyến tư tưởng Nga – Mỹ.
Một đề xuất tương tự không ai khước từ, Việt Nam đã tăng cường quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. Tương tự như với tất cả các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có được những lợi ích lớn trong mối quan hệ giữa ba cường quốc hàng đầu thế giới là Mỹ, Nga, Trung Quốc. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào Việt Nam luôn thực hiện đường lối chính trị đối ngoại Độc lập – Tự chủ, không tham gia liên minh với bất cứ một sức mạnh nào. Nhưng mối quan hệ hữu nghị và bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau luôn được khẳng định trong quan hệ Nga – Việt
Trên mặt trận kinh tế địa chính trị, khi Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ tư tưởng “con đường tơ lụa” hướng mục tiêu đến khu vực Trung Á và nước Nga, nhưng một số nước lại hoàn toàn không có hứng thú với chiến lược “Một vành đai, một con đường” đáng tiến đến một liên minh kinh tế TPP với Mỹ. Nếu kinh tế Việt Nam phát triển, đó sẽ là một vấn đề đối với Trung Quốc. Alexei Maslov kết luận.
Trịnh Thái Bằng theo QPAN