|
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. |
Bình luận viên Alexey Leon (chuyên gia quân sự tạp chí Tiềm lực Tổ quốc) công bố một bài viết, phân tích về loại vũ khí siêu âm mới này và khả năng của các tổ hợp phòng không Nga, có mặt trên chiến trường Syria.
Nguyên nhân bùng phát tranh luận là cuộc tấn công của không quân Israel, từ lãnh thổ Lebanon phóng các tên lửa siêu thanh Rampage vào các mục tiêu trên vùng ngoại ô thành phố Masiyaf (tỉnh Hama). Cuộc tấn công được thực hiện đêm ngày 13.04.2019, mục tiêu là những kho tàng của quân đội Syria mà theo tuyên bố của Israel, lưu giữ vũ khí từ Iran. Phòng không Syria đánh chặn không mấy thành công, nên hầu hết các kho chứa máy bay và nhiều tòa nhà bị phá hủy.
Lực lượng tình báo không quân Israel hoạt động rất tốt, đóng một vai trò to lớn vào chiến tích của không quân Israel. Syria, không giống như Nga, không có vùng phủ sóng radar liên tục và giám sát không phận để thực hiện sứ mệnh phòng không. Các tổ hợp vũ khí phòng không không được tích hợp vào một hệ thống đơn nhất đa tầng, bảo vệ chắc chắn các cơ sở hạ tầng quân sự và kinh tế chính trị quan trọng nhất của Cộng hòa Syria.
Chính vì thế, hệ thống phòng không Syria thường xuyên liên tục có những khoảng hở do không có một hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến đồng bộ, thường xuyên liên tục với khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Đây là điều mà các phi công của không quân Israel lợi dụng khi phóng tên lửa từ Lebanon.
Không quân Israel bắt đầu sử dụng những chiến thuật khôn khéo, lợi dụng những sơ hở thường xuyên của lực lượng phòng không Syria khi Nga tăng cường cho quân đội quốc gia này hệ thống tên lửa phòng không S-300.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 được sử dụng để tiêu diệt các phương tiện bay như máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa đạn đạo chiến thuật. Tên lửa hành trình siêu thanh Rampage phóng từ máy bay nằm trong danh sách mục tiêu các tổ hợp khác do Nga sản xuất, đó là tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2, tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2 và tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Pantsir-C1. Quỹ đạo dường đạn trên không aeroballistic của tên lửa siêu thanh không phải là quá khó khăn đối với các tên lửa phòng không của những tổ hợp này.
Mặc dù vậy, trên các phương tiện truyền thông của Israel, tên lửa này được gọi là "Sát thủ Pantsir-S1 ", theo các chuyên gia Nga, tên này liên quan đến vụ tấn công phá hủy 1 tổ hợp Pantsir-S1 của Syria tháng 01.2019.
Theo thực tế video quay được, các binh sĩ Syria hoàn toàn mất cảnh giác, để xe trên vị trí trống trải không ngụy trang, trong trạng thái hết tên lửa không sẵn sàng chiến đấu. Tổ hợp đã bị bắn hạ bởi tên lửa hành trình dạng drone SkyStriker, do công ty Elbit Systems sản xuất.
Hiện nay tập đoàn Israel Aerospace Industries đang nghiên cứu các loại tên lửa hành trình UAV này. Một trong số các tên lửa đó là Mini Harpy, được trưng bày tại một triển lãm ở Ấn Độ. Tên lửa cho UAV được sử dụng để tiêu diệt các đài radar, tương tự như đài radar - 96L6E trên thân xe MZKT-7930, thuộc biên chế của các hệ thống tên lửa Nga S-300 và S-400.
Giả thiết rằng tên lửa Rampage là “sát thủ Pantsir-S1”, theo những thông tin có sẵn về tên lửa này, đặc biệt là các đặc điểm chiến và kỹ thuật có thể thấy: Tên lửa đẩy nhiên liệu rắn Rampage có khối lượng 570kg, đầu đạn nặng 120kg có hai loại - xuyên phá lượng nổ mạnh (tấn công các công trình trú ẩn bê tông cốt thép và các mục tiêu được bảo vệ vững chắc) và đầu đạn phân mảnh nổ phá mạnh (mục đích bảo vệ kém trên mặt đất, sinh lực).
Phạm vi phóng là 150km, tốc độ 1.096km/h (0,95 Mach), bán kính sai lệch mục tiêu 10m. Hệ thống dẫn đường kết hợp bao gồm dẫn đường quán tính và định vị vệ tinh GPS chống nhiễu tín hiệu. Tên lửa Rampage bay theo quỹ đạo đường đạn aeroballistic, được điều chỉnh bằng bộ điều khiển dẫn đường quán tính INS và định vị GPS.
Theo lịch sử chế tạo tên lửa này, Rampage được phát triển trên cơ sở tên lửa có điều chỉnh đường bay MARS (Multi-Purpose, Air-Launched Rocket System) do công ty IMI Systems của Israel sản xuất. Tháng 02.2012, tại một triển lãm ở Singapore, IMI Systems đã giới thiệu tên lửa này như đạn pháo phản lực điều chỉnh đường bay cho RSM EXTRA (pháo phản lực tầm xa) cỡ nòng 306mm (nặng 450kg, tầm bắn 30-150km, đầu đạn 120kg, điều chỉnh bằng dẫn đường quán tính INS và định vị vệ tinh GPS, bán kính sai lệch mục tiêu 10m). Một sự trùng hợp thú vị?
Như vậy, có thể nói, tên lửa siêu âm Rampage trên thực tế là đạn pháo phản lực tầm xa, tăng cường thêm khối bảo vệ GPS chống tác chiến điện tử. Những tên lửa thuộc loại pháo phản lực bắn loạt MLRS, cỡ nòng 300 mm và cao hơn là những mục tiêu trong danh mục tiêu diệt của Pantsir-S1. Trong tình huống ngược lại, nếu trắc thủ Pantsir phát hiện ra loại tên lửa không có khả năng cơ động đường bay liên tục, chắc chắn sẽ bắn hạ bất kể tốc độ bay siêu âm.
Để so sánh, trong thuật ngữ "khó đánh chặn" có một loại tên lửa tương tự của Liên Xô, Kh-15, do Phòng thiết kế Raduga thuộc tập đoàn chế tạo tên lửa chiến thuật - Tactical Missiles Corporation (KTRV) phát triển từ những năm 1970 dưới sự lãnh đạo của kỹ sư thiết kế chính I.Seleznev.
Không giống như tên lửa của Israel, đây không phải là phiên bản chế tạo lại của tên lửa pháo phản lực MLRS, mà là tên lửa không đối đất, tấn công các mục tiêu quan trọng của đối phương trong chiều sâu phòng thủ chiến trường. Khởi điểm, tên lửa mang đầu đạn nhiệt hạch có công suất lên tới 350 kt, sau đó được thay thế bằng các đầu đạn khác - chống radar (Kh-15P) và phân mảnh nổ phá mạnh (Kh-15C). Đầu đạn sau nhằm tiêu diệt các lớp tàu khu trục hạng trung và hạng nặng.
Tương tự như tên lửa Israel, tên lửa này bay theo quỹ đạo aeroballistic, nhưng có một số khác biệt. Tên lửa nặng gấp đôi Rampage và có độ chính xác gấp đôi (bán kính sai lệch = 5 mét). Kh-15 cũng nhanh hơn 5 lần vận tốc âm thanh (5 Mach), tầm bắn tối đa là 300km. Hơn thế nữa, tên lửa Kh-15 sau khi được phóng ra, sẽ bay lên đến độ cao 40 km và với tốc độ tối đa, vượt qua khoảng cách 200km trong 180 giây.
Quỹ đạo đường bay như vậy khiến các tên lửa phòng không không thể đánh chặn được, do thời gian phát hiện chậm của radar phòng không khiến tên lửa trở thành mục tiêu thực sự khó tiêu diệt. Tên lửa Kh-15 là tên lửa tiêu chuẩn trang bị cho máy bay Tu-160, Tu-95MS, Tu-22M3, Su-33 và Su-34.
Ngày 16.06.2014, theo trang Vzglyad, giám đốc điều hành CEO của tập đoàn "Các tổ hợp có độ chính xác cao" Alexander Denisov cho biết, tổ hợp Pantsir đã thành công đánh chặn các mục tiêu có tốc độ bay tương tự như tên lửa Kh-15 trong khoảng từ 3-4 Mach và hướng đến 5-7 Mach. Như vậy, vấn đề Rampage của Israel có thể là “sát thủ Pantsir-S1" không phụ thuộc vào tính năng kỹ chiến thuật của tổ hợp Pantsir mà hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực chiến đấu của kíp trắc thủ - trước hết là quân đội Syria.