Theo Newtoday, những xuồng cao tốc tấn công nhanh, hạng nhẹ này được đóng tại xưởng đóng tàu của Hải quân Vệ binh Cách mạng, sau khi gia nhập lực lượng tác chiến triển khai tại cảng Abbas, các tàu này sẽ thực hiện nhiệm vụ ở Vịnh Ba Tư, Vịnh Oman và các vùng biển khác.
Tại buổi lễ giao nhận tàu, Thiếu tướng Ali Reza Tangsiri, Tư lệnh Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran cho biết, 340 tàu cao tốc này có thể hành trình với tốc độ 90 hải lý/giờ (tức 166,7 Km/h). Hải quân Vệ binh Cách mạng đang nỗ lực nâng tốc độ lên tới 100 hải lý/giờ (tức 185,2 km/h).
Tướng Tangsiri nhấn mạnh các lực lượng vũ trang Iran đã chuẩn bị sẵn sàng để đảm bảo an ninh và ổn định của khu vực Vịnh Ba Tư. Ông chỉ cáo buộc các lực lượng nước ngoài đã phá hoại cục diện an ninh trong khu vực. Ông Tangsiri cũng nói rằng Iran đã nhiều lần nói rõ với các quốc gia ven Vịnh Ba Tư rằng khu vực này thuộc về các quốc gia ven Vịnh và các nước láng giềng có thể thiết lập đảm bảo an ninh thông qua tình cảm xúc với nhau.
Một biên đội xuống cao tốc mang tên lửa của Iran diễn tập (Ảnh: Newtoday). |
Các phương tiện truyền thông Iran đặc biệt đề cập đến năm 2018, Chuẩn Đô đốc Ali Fadavi, Phó Tổng tư lệnh đương nhiệm của Lực lượng Vệ binh Cách mạng khi đó là Tư lệnh Hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, nói: “Người Mỹ hiểu biết rất ít về sức mạnh hải quân Iran. Khi tàu của họ bị chìm hoặc rơi vào tình huống khủng khiếp, họ mới hiểu rõ sức mạnh thực sự của chúng ta”.
Do có khoảng cách quá lớn về sức mạnh quân sự với Mỹ, các lực lượng vũ trang Iran không thể tham gia một cuộc đối đầu trực diện với quân đội Mỹ. Do đó, Iran đã và đang cố gắng sử dụng các loại vũ khí như tên lửa để đối đầu với Mỹ. Trên biển, sử dụng số lượng lớn tàu nhỏ tấn công nhanh theo chiến thuật "Bầy Sói trên biển" đã trở thành lựa chọn quan trọng của quân đội Iran. Trước đó, Iran đã nhiều lần điều xuồng cao tốc tiếp cận để giám sát chặt chẽ các hạm tàu của Hải quân Mỹ.
Xuồng cao tốc Iran từng tiếp cận tàu Mỹ trên Vịnh Ba Tư (Ảnh: Newtoday). |
Chiến thuật “Bầy Sói trên biển" được Tư lệnh Hải quân Đức Karl Dunnitz phát minh trong Thế chiến thứ 2. Ông ta muốn sử dụng đội tàu săn ngầm đông đảo của Đức để tiêu diệt các thiết giáp hạm và tàu sân bay chủ lực của Hải quân Hoàng gia Anh. Đây là cách thường được những người ở thế yếu hơn sử dụng trong những trận hải chiến không đối xứng. Để đối phó với nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ, Iran đã nghĩ đến việc sử dụng đội xuồng cao tốc mang tên lửa để tấn công theo chiến thuật “Bầy Sói trên biển”. Theo thông tin trên mạng, ước tính Iran có ít nhất hơn 1.000 xuồng cao tốc mang tên lửa. Mỗi xuồng cao tốc này có thể mang 2 tên lửa chống hạm, nếu nhất tề tấn công một lần có thể phòng 2.000 tên lửa chống hạm! Rất khó để đánh chặn cùng lúc nhiều tên lửa chống hạm như vậy.
Điều tệ hơn nữa, các xuồng tên lửa của Iran rất linh hoạt và xuất quỷ nhập thần. Các tàu sân bay sẽ rất vất vả để tấn công các mục tiêu nhỏ này. Các máy bay trên tàu sân bay không có cách gì đối phó các xuồng cao tốc này. Vì vậy, Hải quân Mỹ đã phải khẩn cấp kêu gọi sự giúp đỡ từ Lục quân Mỹ, với hy vọng điều chuyển hai loại phương tiện “ngôi sao” đến Vịnh Ba Tư.
Xuồng cao tốc Iran diễn tập bao vây tàu sân bay (Ảnh: Sohu). |
Các “ngôi sao” của Lục quân Mỹ mà Hải quân muốn điều động tới là "Pháo hạm trên không" AC-130 và AH-64E "Longbow Apache". Hai loại vũ khí này là trang bị ngôi sao của Lục quân Hoa Kỳ, chúng rất giỏi trong việc đánh các mục tiêu nhỏ. Tuy nhiên, khi hai vũ khí này xuyên biên giới để tác chiến trên biển sẽ có những điều không phù hợp.
Trước hết, hai loại này đều là máy bay cánh quạt, tốc độ bay tối đa không cao (AC-130 480 km/h, AH-64E 365 km/h), không nhanh bằng UAV Reaper của Mỹ. Ngoài ra, vũ khí mang theo của hai máy bay này đều là vũ khí không thông minh, chẳng hạn như đại bác và rocket, thiếu khả năng tấn công chính xác khi tấn công các xuồng cao tốc. Đấy là chưa nói chúng cũng dễ là mồi ngon cho loại tên lửa phòng không tầm thấp loại vác vai rất sẵn trong quân đội Iran.
Xuồng cao tốc Iran diễn tập phóng tên lửa (Ảnh: Sohu). |
Theo phân tích của truyền thông Nga, sự xuất hiện của 340 tàu cao tốc ở Vịnh Ba Tư là một tín hiệu cứng rắn từ Iran. Truyền thông Nga cho biết, dưới thời chính quyền Donald Trump, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran đã xuống đến mức thấp mới. Dưới sự lãnh đạo của ông Trump, Mỹ đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Iran. Do chính sách gây áp lực cao của ông Trump trước khi ông từ chức, từ đầu năm 2021 đến nay, Iran ngày càng muốn thể hiện sức mạnh quân sự của mình với thế giới bên ngoài. Quân đội Mỹ đã tổ chức một loạt cuộc tập trận và tiến hành các vụ thử tên lửa ở Vịnh Ba Tư. Vài ngày trước khi ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ, Iran đã tiến hành cuộc tập trận tên lửa và máy bay không người lái quy mô lớn trên sa mạc mà không có bất kỳ cảnh báo trước nào, làm leo thang căng thẳng trong quan hệ giữa Iran với Washington và các đồng minh của Mỹ như Israel.
Xuồng cao tốc Iran mang 2 tên lửa chống hạm (Ảnh: Sohu). |
Với việc ông Biden lên nắm quyền, Mỹ và Iran cũng bắt đầu đối đầu trong vấn đề Mỹ quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Vào ngày 6/2, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã thúc giục Mỹ nhanh chóng có hành động để quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran. Ông nói rằng nếu Mỹ không nới lỏng các lệnh trừng phạt trước ngày 21/2, Quốc hội Iran sẽ thông qua một đạo luật buộc chính phủ phải tăng cường lập trường hạt nhân của mình. Vào tháng 12/2020, Quốc hội do những người theo đường lối cứng rắn chủ đạo đã thông qua một đạo luật quy định thời hạn hai tháng để nới lỏng các biện pháp trừng phạt. Ông Zarif cũng đề cập đến cuộc bầu cử tháng 6 tới đây của Iran. Truyền thông Anh cho rằng nếu Iran bầu ra một tổng thống cứng rắn, sẽ có thể gây nguy hiểm hơn nữa cho sự tồn tại của thỏa thuận hạt nhân Iran.
Mỹ sẽ điều "Pháo hạm trên không" AC-130 tới Vịnh Ba Tư để hỗ trợ tàu sân bay đối phó các xuồng cao tốc Iran (Ảnh: Newtoday). |
Vào ngày thứ Bảy (6/2) theo giờ địa phương, nhà lãnh đạo tối cao của Iran Giáo chủ Khamenei đã ra tối hậu thư nói rằng chỉ sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Iran và được Iran xác minh và xác nhận; Iran mới có thể tái tuân thủ toàn diện thỏa thuận về vấn đề hạt nhân Iran. Nhưng yêu cầu của Iran đã bị Mỹ từ chối. Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng CBS, Iran phải ngừng tăng nồng độ uranium làm giàu trước khi Mỹ có thể dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Chỉ cần Iran không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân Iran, ông sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với họ.