Theo công bố của Ủy ban Bầu cử quốc gia Triều Tiên (NEC), ông Moon Jae-in của đảng Dân chủ theo đường lối tự do đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc tổ chức vào ngày 9/5/2017. Đối với vấn đề này, có chuyên gia phân tích cho rằng, việc trúng cử của ông Moon Jae-in có khả năng làm cho Hàn Quốc và Mỹ xảy ra bất đồng trong vấn đề Triều Tiên.
Hãng tin Yonhap Hàn Quốc dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Mỹ Sean Spicer ngày 9/5 cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump mong muốn tiến hành đối thoại với Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Moon Jae-in, tiến hành trao đổi ý kiến về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Đại diện cho Chính phủ Mỹ, ông Sean Spicer chúc mừng ông Moon Jae-in trúng cử Tổng thống Hàn Quốc, đồng thời cho biết, ông trông đợi hai nước Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục triển khai hợp tác, tăng cường quan hệ đồng minh.
Tờ USA Today (Mỹ) ngày 9/5 cho rằng ông Moon Jae-in nghi ngờ tính hiệu quả của việc trừng phạt nghiêm khắc đối với Triều Tiên, ông chủ trương mở ra cánh cửa lớn trong việc tăng cường quan hệ ngoại giao và kinh tế với Triều Tiên - quốc gia "đóng cửa" này.
Tháng 3/2017, ông Moon Jae-in cho biết: "Chúng ta không thể phủ nhận nhà lãnh đạo Triều Tiên là Kim Jong-ul. Chúng ta không có lựa chọn nào khác, chỉ có thể thừa nhận ông Kim Jong-ul là đối tác, bất kể chúng ta gây sức ép và trừng phạt hay tiến hành đối thoại với Triều Tiên".
Ông Moon Jae-in tìm cách định vị lại Hàn Quốc khi xử lý vấn đề Triều Tiên. Trong tranh cử, ông Moon Jae-in nói: "Chúng ta cần đóng vai trò chủ đạo khi giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên. Đồng minh và láng giềng của chúng ta như Mỹ cần đóng vai trò ủng hộ vị thế lãnh đạo của chúng ta".
Ngoài ra, theo tờ Tokyo Shimbun (Nhật Bản) ngày 10/5, ông Moon Jae-in công khai tuyên bố muốn cùng với Triều Tiên - nước thúc đẩy phát triển hạt nhân và tên lửa - triển khai đối thoại và khởi động lại hợp tác kinh tế.
Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế gia tăng trừng phạt đối với Triều Tiên, tại Hàn Quốc đã xuất hiện một chính phủ có lập trường hòa giải với Triều Tiên, đây là cơ hội để Triều Tiên mở ra cục diện mới.
Có quan chức ngoại giao lo ngại cho rằng: "Hợp tác Nhật - Mỹ - Hàn xuất hiện rạn nứt, con đường loại bỏ vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên e rằng sẽ ngày càng xa".
Ông Moon Jae-in từng giữ chức vụ quan trọng trong chính phủ của cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun, làm quan chức cao cấp trong hội đàm cấp cao liên Triều vào tháng 10/2007.
Ông Moon Jae-in công khai tuyên bố sẽ tái khởi động khu công nghiệp Kaesong - khu công nghiệp này là biểu tượng trao đổi kinh tế giữa hai miền Triều Tiên, đã bị gián đoạn vào tháng 2/2016.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua tăng cường trừng phạt kinh tế và các biện pháp ngoại giao để gây sức ép đối với Triêu Tiên, tìm cách để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Nếu Tân Chính phủ Hàn Quốc tái khởi động hợp tác kinh tế liên Triều như Khu công nghiệp Kaesong, một khu "gà đẻ trứng vàng" của Triều Tiên, thì việc trừng phạt kinh tế sẽ bị suy giảm. Đối với Triều Tiên, sẽ xuất hiện môi trường phá vỡ vòng bao vây quốc tế.
Theo báo chí Nhật Bản, ông Moon Jae-in xác nhận việc trúng cử Tổng thống Hàn Quốc có thể làm cho thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề hạt nhân và tên lửa thay đổi.
Ông Moon Jae-in hy vọng quay trở lại chính sách điều phối với Triều Tiên. Điều này gần gũi với lập trường không muốn đẩy Triều Tiên đến đường cùng của Trung Quốc. Có thể dự tính, giữa Trung Quốc và Mỹ, nước muốn tăng cường gây sức ép với Triều Tiên, sẽ xuất hiện cuộc chiến "giằng co".
Từ lâu, Trung Quốc luôn chủ trương thông qua đàm phán để giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Nếu Triều Tiên xảy ra tình trạng bất trắc, có thể xuất hiện tình hình người tị nạn Triều Tiên tràn vào Trung Quốc, khiến cho Trung Quốc cảm thấy rất bất an.
Ông Moon Jae-in vẫn đang khẳng định tính cần thiết của việc tái khởi động đối thoại liên Triều và cải thiện quan hệ hai nước. Đối với Trung Quốc, Tân Chính phủ Hàn Quốc có thể phát huy vai trò ngăn chặn Mỹ áp dụng phương châm cứng rắn.