Chính phủ của ông Biden tiếp tục ủng hộ Nhật đấu Trung Quốc bảo vệ quần đảo Senkaku

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong động thái đối ngoại đầu tiên,chính phủ mới ở Mỹ đã nhấn mạnh: chính quyền Joe Biden sẽ tiếp tục ủng hộ Nhật bảo vệ quần đảo Senkaku Trung Quốc cũng đòi hỏi chủ quyền và không bãi bỏ áp thuế với Trung Quốc.
Nhật phản đối các tàu công vụ Trung Quốc nhiều lần đi vào vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong ảnh: tàu công vụ hai bên đụng đầu nhau gần quần đảo tranh chấp (Ảnh: Dwnews).
Nhật phản đối các tàu công vụ Trung Quốc nhiều lần đi vào vùng biển quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trong ảnh: tàu công vụ hai bên đụng đầu nhau gần quần đảo tranh chấp (Ảnh: Dwnews).

Trang tin Hoa ngữ Dwnews (Đa Chiều) ngày 22/1 đưa tin, các quan chức của Hoa Kỳ và Nhật Bản ngày 21/1 đã tiến hành cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên kể từ khi tân Tổng thống Joe Biden nhậm chức. Hai bên đã tập trung bàn về quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư và đang nêu yêu sách đòi chủ quyền). Phía Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng chính quyền Joe Biden sẽ tiếp tục coi quần đảo Điếu Ngư là đối tượng áp dụng của "Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật".

Theo bản tin của trang Nihon Keizai Shimbun ngày 22 tháng 1, vào tối ngày 21 tháng 1, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Nhật Bản Shigeru Kitamura đã tổ chức một cuộc điện đàm kéo dài 30 phút với Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan. Hai bên đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của liên minh Mỹ - Nhật. Đây cũng là cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên của các quan chức cấp cao hai nước Mỹ và Nhật kể từ sau lễ nhậm chức của Tổng thống Joe Biden vào ngày 20/1.

Theo Nihon Keizai Shimbun, ông Jake Sullivan đã nói với ông Shigeru Kitamura rằng, chính quyền Joe Biden mới đi vào hoạt động sẽ tiếp tục áp dụng Điều 5 của "Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật" đối với quần đảo Senkaku. Ông nói: "(Phía Mỹ) phản đối tất cả các hành động đơn phương gây tổn tại cho sự quản trị của Nhật Bản và sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Mỹ theo quy định trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật".

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn là điểm nóng trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản (Ảnh: Dwmews).

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư luôn là điểm nóng trong quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản (Ảnh: Dwmews).

Điều 5 của "Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật" quy định: "Hai bên ký kết tuyên thệ cùng nhau bảo vệ các lĩnh vực mà Nhật Bản quản lý, nếu bất kỳ bên nào bị tấn công bằng vũ lực, sẽ áp dụng hành động để đối phó với các mối nguy hiểm chung theo các quy định và thủ tục của hiến pháp mỗi nước".

Theo Nihon Keizai Shimbun, vào năm 2014, Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là Barack Obama đã lần đầu tiên đề xuất áp dụng "Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật" đối với quần đảo Senkaku trong chuyến thăm Nhật Bản. Vào tháng 2 năm 2017, Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Donald Trump đã quyết định áp dụng Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật đối với quần đảo Senkaku trong cuộc hội đàm giữa các nhà lãnh đạo hai nước Mỹ, Nhật.

Theo báo này, trong cuộc điện đàm hôm 21/1, các quan chức hai bên cũng bàn bạc, nhất trí hợp tác nhằm hiện thực hóa một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" và cho biết sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác trong khuôn khổ bốn bên gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ được khởi xướng dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Các chủ đề của cuộc hội đàm giữa hai bên cũng liên quan đến an ninh kinh tế, dịch bệnh viêm phổi cấp mới (COVID-19), tình hình Trung Quốc và Triều Tiên.

Ông Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ ngày 21/1 khẳng định Mỹ áp dụng Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật để bảo vệ quần đảo Senkaku (Ảnh: AP).

Ông Jake Sullivan, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ ngày 21/1 khẳng định Mỹ áp dụng Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật để bảo vệ quần đảo Senkaku (Ảnh: AP).

Bản tin của Nihon Keizai Shimbun cũng đề cập rằng, hồi tháng 11 năm 2020, trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, ông Joe Biden đã nói rõ rằng Điều 5 của Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật được áp dụng đối với quần đảo Senkaku.

Điều đáng nói thêm là ngày 20/1, chính phủ Trung Quốc và Nhật Bản đã tổ chức cuộc tham vấn trực tuyến qua truyền hình cấp vụ trưởng Bộ Ngoại giao về tình hình biển Hoa Đông, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin, trong cuộc gặp, phía Nhật Bản đã kịch liệt phản kháng và mạnh mẽ yêu cầu phía Trung Quốc giải quyết tình trạng hồi giữa tháng 1/2021 các tàu công vụ Trung Quốc nhiều lần đi vào lãnh hải Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku và áp sát các tàu đánh cá Nhật Bản.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nêu rõ, Trung Quốc nhắc lại lập trường nguyên tắc về vấn đề quần đảo Điếu Ngư và bày tỏ quan ngại với phía Nhật Bản, mong hai bên đi cùng một hướng, giao tiếp và kiểm soát những bất đồng thông qua đối thoại, thiết thực bảo vệ sự ổn định và yên bình ở biển Hoa Đông.

Trong một diễn biến khác liên quan đến chính sách đối ngoại của chính quyền Joe Biden, bà Janet Yellen, cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, người được Tổng thống Joe Biden đề cử làm Bộ trưởng Tài chính, hôm thứ Năm (21/1) cho biết rằng chính quyền của Tổng thống Biden sẽ không bãi bỏ ngay lập tức các mức thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc, nhưng sẽ xem xét liệu Trung Quốc có chấp hành Hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn đầu hay không. Đồng thời, sẽ đẩy mạnh hợp tác với các đồng minh để chống lại các hành vi kinh tế không công bằng của Trung Quốc.

Ứng viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen: chính phủ Joe Biden sẽ không bãi bỏ ngay lập tức các mức thuế đang áp với hàng hóa Trung Quốc (Ảnh: Yicai).

Ứng viên Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen: chính phủ Joe Biden sẽ không bãi bỏ ngay lập tức các mức thuế đang áp với hàng hóa Trung Quốc (Ảnh: Yicai).

Trước đó, sau khi tham dự phiên điều trần xác nhận đề cử của Thượng viện, vào cùng ngày bà Yellen đã trả lời bằng văn bản các câu hỏi của các Thượng nghị sĩ. Bà đề cập chính phủ mới sẽ không thực hiện bất kỳ thay đổi nào trước khi xem xét giai đoạn đầu của thỏa thuận thương mại do chính quyền Trump ký với Trung Quốc và trao đổi với các đồng minh. Bà cũng chỉ ra rằng chính quyền Biden sẽ sử dụng các công cụ khác nhau để đối phó với các hành vi lạm dụng kinh tế của Trung Quốc và truy cứu trách nhiệm của họ. Khi được hỏi liệu Washington đã đạt được hiệp định thương mại với Đài Loan hay chưa, bà Yellen nói rằng một hiệp định thương mại tự do mới sẽ không được ký kết trong thời điểm hiện tại, ưu tiên hàng đầu của ông Biden là tạo việc làm và tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Bà anet Yellen cũng cam kết rằng các nhà chức trách chắc chắn sẽ truy quét tài trợ khủng bố, xem xét tất cả các khoản đầu tư ra nước ngoài và liệu các lệnh trừng phạt của chính phủ trước đối với các công ty Iran, Triều Tiên, Trung Quốc và Nga có được nhắm trúng mục tiêu và có hiệu lực hay không, đồng thời nhấn mạnh sẽ không cho phép Trung Quốc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Giới quan sát lưu ý, đây lại là những động thái nữa cho thấy chính quyền của ông Joe Biden sẽ tiếp tục thực thi một phần chính sách đối ngoại của chính phủ Donald Trump, nhất là liên quan đến châu Á – Thái Bình Dương.

Giới quan sát lưu ý, đây lại là một động thái nữa cho thấy chính quyền của ông Joe Biden sẽ tiếp tục thực thi một phần chính sách đối ngoại của chính phủ Donald Trump, nhất là trong vấn đề châu Á – Thái Bình Dương.