Chiến thuật “Trực thăng vận” Mỹ ở Việt Nam thảm bại thế nào?

VietTimes -- Chiến trường Việt Nam là nơi Mỹ đã sử dụng rất nhiều các loại phương tiện chiến tranh hiện đại, trong số đó là máy bay trực thăng quân sự, điển hình như trực thăng vũ trang Bell UH-1 Iroquois. Trực thăng Mỹ đã trở thành biểu tượng chiến tranh Việt Nam với số lượng tham chiến và con số bị bắn hạ.
Trực thăng UH-1A Mỹ trên chiến trường Việt Nam

Trực thăng vũ trang đa nhiệm UH-1 Iroquois (Huey) có thể được coi là một trong những biểu tượng cuộc chiến tranh Việt Nam. 15 chiếc trực thăng Huey đầu tiên thuộc đại đội yểm trợ vận tải chiến thuật, được thành lập ở Okinawa Nhật Bản ngày 15.07.1961, đại đội có nhiệm vụ nghiên cứu khả năng sử dụng UH-1A thực hiện nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất và yểm trợ các máy bay trực thăng vận tải.

Một năm sau đại đội được chuyển đến Thái Lan, tham gia vào cuộc diễn tập của khối liên minh quân sự SEATO, 25.07.1962 đại đội trực thăng UH-1 Huey có mặt tại căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, miền Nam Việt Nam. Nhiệm vụ đầu tiên của đại đội Huey là hộ tống phi đội trực thăng vận tải CH-21 được thực hiện vào ngày 03.08.1962. Tháng 11 đại đội trực thăng Iroquois được tăng cường thêm 11 trực thăng UH-1B.

Trực thăng Mỹ Bell UH-1 Huey tham gia chiến trường Việt Nam

Ngày 05.01. 1963 đại đội tổn thất chiếc trực thăng đầu tiên. Trong trận chiến đổ bộ tấn công làng Ấp Bắc có sự tham gia của 10 chiếc CH-21 và 5 chiếc trực thăng vũ trang "Huey". Những chiếc trực thăng vận tải CH-21 theo kế hoạch tiến hành bốn làn sóng đổ bộ binh Sài Gòn. Đợt đổ bộ đầu tiên đến khu vực hạ cánh và đổ quân không gặp bất kỳ trở ngại nào. Sương mù hạ thấp dày đặc đã trì hoãn 3 đợt đổ bộ tiếp theo khoảng một giờ rưỡi. Trực thăng vận tải tiếp tục đổ bộ đợt thứ hai và thứ ba bộ binh Sài Gòn không gặp trở ngại. Đợt đổ bộ thứ tư thực hiện sau đó nửa giờ.

Lần này các máy bay trực thăng lao đầu vào một bức tường lửa. Hỏa lửa bắn thẳng mặt đất tưới đạn vào các trực thăng. Một chiếc Iroquois bị bắn gãy cánh quạt chính, chiếc trực thăng lập tức rơi thẳng xuống mặt đất, toàn bộ phi hành đoàn và bộ binh thiệt mạng. Một chiếc CH-21 buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Một chiếc CH-21 phải hạ cánh ngay bên cạnh để cứu hộ phi hành đoàn, do chiếc CH-21 bị bắn thủng chi chít toàn thân.

Từ tháng 6.1963 UH-1A Iroquois bắt đầu được đưa vào biên chế cho các đại đội bộ binh cơ động đường không. Mỗi đại đội được biên chế thêm hai trung đội máy bay trực thăng vận tải và trung đội hỏa lực đi cùng. Đại đội trực thăng đa nhiệm đầu tiên được biên chế Huey lần đầu tiên đến Việt Nam được tái biên chế thành đại đội “trực thặng vận” như vậy. Đại đội cũng thay đổi nhiều phiên hiệu cho đến khi nhận phiên hiệu cuối cùng là Đại đội 334. Đại đội này trở lên nổi tiếng nhất trong số các đơn vị cơ động đường không hạng nhẹ. Nhiều bộ phim Hollywood có sử dụng máy bay chiến đấu, trên máy bay trực thăng được trang trí bằng 2 lưỡi gươm gác chéo nhau - biểu tượng của đại đội trực thăng vận 334.

Cuối năm 1963 Quân đội Mỹ đã phát triển sơ đồ chiến thuật sử dụng trực thăng Bell UH-1 "Iroquois", với mật danh là " Đại bàng bay - Eagle Flight" - " Các phi vụ được định mật danh là - Flying Eagles". Trong một phi đoàn "Eagles" có một máy bay chỉ huy điều hành tác chiến, 5 trực thăng vũ trang "Rắn hổ mang - Cobras " và 7 trực thăng vũ trang chở quân "Iroquois" (trong một tình huống khác có thể là - bốn Cobra và sáu Iroquois tương ứng). Một trực thăng vũ trang UH-1 được sử dụng như một trạm quân y bay.

Phi đoàn thực hiên nhiệm vụ "theo cuộc gọi – yêu cầu tác chiến", đóng quân trên các căn cứ tiền duyên. Phương án chiến thuật này cho phép giảm đáng kể thời gian phản ứng với một tình huống nguy hiểm. Đến tháng 11.1964 tất cả các đại đôi máy bay trực thăng trong lực lượng Không quân Quân đội Mỹ (lực lượng bộ binh) hoạt động tác chiến ở khu vực Đông Dương đều theo sơ đồ chiến thuật này.  

Lực lượng các máy bay trực thăng trên chiến trường ngày một nhiều hơn, các đơn vị trực thăng chiến đấu cũng lớn hơn. Đến tháng 9.1965, những binh sĩ đầu tiên của sư đoàn bộ binh số 10 đến Việt Nam, sư đoàn này được biên chế tới 108 máy bay trực thăng chiến đấu. Theo kế hoạch của Bộ tư lệnh Mỹ tại chiến trường Việt Nam, mỗi lữ đoàn bộ binh Mỹ và chính quyền Sài Gòn có một đại đội trực thăng chiến đấu. Trên thực tế một sư đoàn có khoảng một tiểu đoàn trực thăng, không phụ thuộc số lượng đại đội biên chế trong tiểu đoàn.

Một lực lượng khá nổi tiếng là các không đoàn “kỵ binh bay” đầu tiên của Mỹ, trong một đại đội bay có 3 trung đội: trung đội trinh sát, trung đội yểm trợ hỏa lực và trung đội vận tải chở quân. Trung đội trinh sát được trang bị các máy bay trực thăng hạng nhẹ như OH-6 Cayuse, OH-23 Raven hoặc OН-58D, nhưng hiệu quả và thường xuyên hơn vẫn là OH-6A, trung đội hỏa lực được trang bị UH-1 В, trung đội vận tải sử dụng UH-1D.

Do tình huống chiến trường Việt Nam rất phức tạp, lực lượng trinh sát và hỏa lực cùng hoạt động trong một đội hình chiến đấu. Nhiều tình huống chiến thuật các máy bay trinh sát đóng vai trò nghi binh, thu hút hỏa lực của Quân Giải phóng dưới mặt đất. Khi phát hiện ra các hỏa điểm, những chiếc trực thăng Rắn hổ mang AH-1 Cobra Helicopter sẽ sử dụng hỏa lực tập kích mục tiêu.

Trực thăng trinh sát hạng nhẹ OH-6 Cayuse
Trực thăng tấn công hỏa lực AH-1A Cobra

Từ thời điểm đó, trực thăng Mỹ thực hiện hầu hết các nhiệm vụ của một đơn vị chiến đấu thông thường. Quân đội Mỹ sử dụng trực thăng nói chung và UH-1 nói riêng cho mọi hình thái chiến trường, mọi hoạt động tác chiến. Từ vận tải, chuyển quân, công tác hậu cần kỹ thuật, nhiệm vụ trinh sát đường không và chi viện hỏa lực cho đến cứu hộ, tải thương và thậm chí phục vụ các chuyến bay cơ đông, kiểm soát, điều hành tác chiến của các sở chỉ huy Mỹ ở Việt Nam.

Tham gia chiến đấu có hiệu quả, nhưng tổn thất về phương tiện chiến tranh, đặc biệt là trực thăng cũng thật sự kinh hoàng. Theo hồi ức của kỹ thuật viên máy bay R. Chinoviz, đến Việt Nam trong tháng 1.1967, tại căn cứ không quân lớn nhất Miền Nam Việt Nam Tân Sơn Nhất, đập vào mắt quân nhân Mỹ này là ít nhất 60 chiếc trực thăng UH-1 "Iroquois" hoàn toàn vỡ vụn hoặc hư hỏng hoàn toàn. Các vết đạn xuyên chủ yếu vào giữa thân máy bay – các xạ thủ súng máy và kỹ thuật viên máy bay thường xuyên thiệt mạng và bị thương hơn nhiều so với phi công.

Lực lượng phi công lái máy bay trực thăng đã trở thành vấn đề trầm trọng đối với không quân bộ binh Mỹ trong suốt cuộc chiến tranh. Một đại đội trực thăng chiến đấu mà số lượng phi công đạt đến 90% theo biên chế là một con số lý tưởng. Số lượng phi công thường xuyên hao hụt do bị loại khỏi vòng chiến đấu trong các chuyến bay. Phi công UH-1 có số giờ bay theo quy định là khoảng 150 giờ trong 1 tháng, trên thực tế phải bay khoảng 190 — 200 giờ.

Chất lượng phi công từ Mỹ sang Việt Nam luôn làm các sĩ quan chỉ huy dày dạn kinh nghiệm không hài lòng: “Những chàng trai 19 tuổi - hoàn toàn là lũ ngốc”. Những phi công non choẹt này trước khi bay chiến đấu đã cố gắng bay thực tế ít nhất khoảng 25 giờ bay, nhưng ở Việt Nam bất cứ chuyến bay nào cũng có thể là chuyến bay chiến đấu và là chuyến bay cuối cùng. Các đơn vị Giải Phóng quân Miền Nam Việt Nam và dân quân du kích địa phương có thể xả đạn vào trực thăng Mỹ bất cứ lúc nào, kể cả khi mới cất cánh.

Sau thời gian đầu tiên sử dụng chiến thuật “Trực thăng vận” tương đối có hiệu quả trên chiến trường, quân đội Mỹ và lực lượng Sài Gòn mở rộng khả năng sử dụng máy bay trực thăng trong mọi hình thái chiến thuật, tăng cường cơ động di chuyển đường không và triệt để sử dụng ưu thế hỏa lực cũng như khả năng cơ động của UH-1. Nhưng Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam cũng nhanh chóng tìm được cách đối phó.

Trên toàn bộ chiến trường Miền Nam dấy lên phong trào diệt trực thăng địch. Rất nhiều các hình thức phục kích máy bay địch, tập kích vào khu trú quân, phát triển nhiều cách đánh máy bay, bao gồm cả sáng kiến “mìn chống trực thăng” khiến số lượng máy bay các loại, trong đó có trực thăng bị bắn rơi, bị phá hủy tăng lên nhanh chóng. Mỹ buộc phải tăng nhanh số lượng phương tiện bay tham chiến ở Việt Nam.

Số máy bay trực thăng tham chiến ở Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt. mùa xuân năm 1965, số lượng máy bay Bell UH-1 "Iroquois" có khoảng 300 chiếc, trong đó khoảng 100 chiếc là trực thăng tấn công UH-1 В, nhưng cho đến khi kết thúc chiến tranh, chỉ riêng có Bell UH-1 số lượng máy bay "Iroquois" đã vượt hơn tất cả số máy bay trực thăng UH-1 của các quốc gia khác cộng lại, khoảng 2.500 chiếc!

Khối lượng khổng lồ binh khí kỹ thuật, trong đó có trực thăng chiến đấu ảnh hưởng nặng nề đến nền công nghiệp xuất khẩu trực thăng cho các quốc gia khác. Vấn đề then chốt là động cơ trực thăng T53. Công nghiệp sản xuất động cơ không có đủ sản phẩm để cung cấp cho chiến trường Việt Nam, do đó bỏ lửng hoàn toàn các hợp đồng khác, ví dụ như với Liên bang Đức. Sự thiếu hụt đã được người Pháp lợi dụng triệt để, thị trường trực thăng vận tải dần dần bị Pháp chiếm lĩnh một phần. Các máy bay trực thăng "Alouette" III có được thành công tầm quốc tế chủ yếu là do quân đội Mỹ và lực lượng trực thăng bị sa lầy hoàn toàn ở Việt Nam.

Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam chiến đấu chống lại chiến thuật Trực thăng vận của Mỹ

(Còn tiếp)

TTB