Nhà khoa học chính trị Nga Igor Shatrov phát biểu trên Sputnik rằng đó không chỉ là ý kiến của các nhà báo, mà là tâm trạng lo lắng thực sự của người châu Âu khi phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tổng thống Ukraine Piotr Poroshenko từng đề nghị Mỹ cung cấp vũ khí từ thời ông Barack Obama vẫn còn là Tổng thống. Trong khi đối với Đức và Pháp thì chỉ một ý nghĩ rằng Washington sẽ đáp ứng yêu cầu của Kiev cũng tương tự như cơn ác mộng, đài phát thanh Đức Deutschlandfunk nhận định.
Tổng thống Obama đã không đáp ứng yêu cầu của Kiev về việc chuyển giao vũ khí cho Ukraine khi đó. Washington chỉ hạn chế trong việc đưa huấn luyện viên quân sự và cung cấp trang kỹ thuật như radar, thiết bị quan sát ban đêm và nhiều phương tiện kỹ thuật khác. Đáp lại, Poroshenko phàn nàn rằng nếu thế cuộc chiến tại Donbass không thể giành chiến thắng.
"Cho đến bây giờ, ông Poroshenko và Bộ trưởng Quốc phòng Stepan Poltorak vẫn tiếp tục không mệt mỏi đòi hỏi từ phương Tây nhiều vũ khí", Deutschlandfunk nhắc lại.
Trước yêu cầu vũ khí của nhà chức trách Ukraine, đặc phái viên mới của Mỹ về Ukraine là Kurt Volker tỏ ra thông cảm, báo Đức nhận xét. Volker tạo ra cho Kiev niềm hy vọng rằng có thể lần này Mỹ sẽ có quyết định khác trước.
"Đối với Đức và Pháp, chính ý nghĩ về việc trong khu vực đã có quá nhiều vũ khí mà lại còn chuyển đến tiếp giống như một cơn ác mộng. Bởi vì cho đến tận bây giờ vẫn chưa thể đạt thỏa thuận ngừng bắn lâu dài", Deutschlandfunk lưu ý.
Nhà khoa học chính trị, Phó Giám đốc Viện Quốc gia về phát triển hệ tư tưởng hiện đại Igor Shatrov cho rằng quan điểm của các nhà báo Đức phản ánh tâm trạng thực sự đang hiện diện ở châu Âu.
"Đối mặt với sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ của châu Âu như hạn chế tham gia "Dòng chảy Phương Bắc 2", người châu Âu bắt đầu nhận ra sự nguy hiểm của những hành vi đó cả trong lĩnh vực quân sự. Đang trở thành hiện thực là việc quân sự hóa châu Âu có thể bắt đầu mà không tính đến quan điểm của các nước thành viên châu Âu trong NATO. Ukraine không phải là một thành viên NATO. Tuy nhiên, đối với nước này Mỹ có thể tiến hành chính sách riêng của họ và điều đó nói lên rằng trong tình huống đặc biệt đang xảy ra ở Ukraine, Mỹ có thể áp dụng cả biện pháp can thiệp quân sự.
Trong đầu óc của người châu Âu sẽ xuất hiện cơ sở để suy nghĩ như vậy. Vì vậy, tôi cho rằng không phải Đức hay các quốc gia khác không nhận thức được hoạt tính của loại can thiệp tương ứng của Mỹ vào diễn biến ở Ukraine. Đức và Pháp thấy mình là thủ lĩnh trong quá trình đàm phán, là lãnh đạo của "định dạng Normandy", họ đã sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ từ Mỹ, nhưng chỉ dưới hình thức một số nỗ lực ngoại giao theo hướng này. Chính vì thế, tôi nghĩ rằng, những tuyên bố trong các phương tiện truyền thông Đức không chỉ là ý kiến riêng của các nhà báo, mà thực sự phản ánh tâm trạng ngày hôm nay trong tầng lớp tinh hoa chính trị châu Âu", ông Igor Shatrov nhận định.