Chiến sự Syria: Nga bị nghi “giăng bẫy” và chuẩn bị san phẳng Aleppo

VietTimes -- Ngày 18/10, Nga tuyên bố sẽ tạm dừng các cuộc không kích vào Aleppo - thành phố lớn nhất của Syria, thực hiện ngừng bắn kéo dài 8 giờ vì lý do nhân đạo. Tuy nhiên phương Tây nghi ngờ đây là một cái bẫy chết người được giăng ra, Business Insider cho biết.
Phi công Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Syria
Phi công Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Syria

Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu đưa ra tuyên bố trên trong một cuộc họp được ghi hình cùng với các quan chức quân đội, ông hy vọng phiến quân Syria ở Aleppo sẽ sử dụng thời gian ngừng bắn này để rời khỏi thành phố thông qua hai hành lang đặc biệt.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, phiến quân có thể mang theo vũ khí và ông cũng hứa quân đội Syria sẽ cho phép họ rời đi mà không hề hấn gì.

Nguồn tin bên trong Syria cho biết Nga đã dừng mọi cuộc không kích từ sáng thứ Ba. Nhưng nhiều người vẫn nghi ngờ về ý định thật sự đằng sau tuyên bố đầy bất ngờ và không hề phối hợp với Liên hợp quốc của Nga. Một vài chuyên gia cho rằng không phải Nga đang muốn một giải pháp hoà bình với phía phiến quân mà đang đặt ra một tối hậu thư nhằm ép phiến quân hoặc giao nộp Aleppo, hoặc là bị tiêu diệt sạch bằng những trận không kích ngay sau khi lệnh ngừng bắn chấm dứt.

Mark Kramer, giám đốc chương trình của Dự án Nghiên cứu Chiến tranh lạnh tại Trung tâm Davis nghiên cứu Nga và Á-Âu tại đại học Harvard, cho rằng đề xuất này giống như “một bước đi gây hoài nghi” nhằm khiến các bộ trưởng ngoại giao của EU không đồng ý với những lệnh trừng phạt mới chống lại Nga, trong khi Mátxcơva đã có những trận oanh tạc hết sức dữ dội tại Aleppo.

“Một khả năng đáng lo ngại hơn là quân đội Nga đang phá hủy hoàn toàn Aleppo. Phương pháp tương tự như vậy cũng từng được sử dụng vào tháng 12/1999 và tháng 1/2000, khi quân Nga gửi một tối hậu thư tới quân ly khai ở Gronzy (Chechnya) yêu cầu họ rời khỏi thành phố và sau đó đã san phẳng thành phố này”, Kramer nói.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Aleppo trong tháng qua đã nỗ lực loại bỏ phe đối lập của chính phủ ông Bashar Assad- đồng minh của Nga. Chiến dịch này đã gợi lại ký ức về chiến dịch tấn công Gronzy của quân đội Nga 16 năm trước, đó là một phần của nỗ lực quét sạch những kẻ ly khai ở Checnya và đề nghị sơ tán hoá ra lại là một cái bẫy chết người.

Một chiếc xe tăng của lực lượng phiến quân ở Aleppo
Một chiếc xe tăng của lực lượng phiến quân ở Aleppo
Cảnh thành phố Aleppo hoang tàn sau 5 năm chiến tranh tàn phá Syria
Cảnh một khu phố ở Aleppo hoang tàn sau 5 năm chiến tranh tàn phá Syria

Phương Tây cáo buộc rằng vào tháng 2/2000, quân đội Nga cung cấp cho quân nổi dậy ở Checnya một lối thoát an toàn ra khỏi Gronzy. Nhưng hành lang dẫn đến ngôi làng Alkhan-Kala cách đó ba dặm lại hóa ra là bãi mìn của Nga và đã giết chết hàng trăm phiến quân khi họ cố trốn thoát. Những người né được mìn lại bị Nga nã pháo và tên lửa.

“Nga tuyên bố rằng họ đã lừa phiến quân vào một cái bẫy bằng cách giả vờ đưa cho họ một lối thoát an toàn ra khỏi Gronzy với 100.000 USD và đã giết gần hết số người đó bằng bẫy mìn và pháo”, tờ The Guardian của Anh ngày 4/2/200 đưa tin. Tất nhiên Nga bác bỏ cuộc trên.

Một ngày trước khi ông Shoygu đưa ra tuyên bố về việc ngừng không kích vì lý do nhân đạo, đại sứ quán Nga ở Mỹ đã đưa ra một ám chỉ giữa Gronzy và Aleppo.

Đoàn xe cứu trợ của Liên hợp quốc đã bị đánh bom vào cuối tháng trước khi họ đang mang những cứu trợ nhân đạo từ phía nam Thổ Nhĩ Kỳ tới phía bắc Syria. Nga và Syria đã bác bỏ mọi liên quan đến vụ tấn công này, nhưng phương Tây cáo buộc đây là lực lượng duy nhất có khả năng tấn công trên không ở đất nước này.

Hãng thông tấn nga Russia Today đưa tin, phiến quân trong thành phố Aleppo đang sử dụng người dân như lá chắn và ngăn họ không được rời khỏi thành phố. “Việc có càng nhiều người dân và binh lính rời khỏi Aleppo  là vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của Nga và chính quyền ông Assad”, Jeff White, một chuyên gia quân sự của Trung tâm Washington về chính sách Cận Đông và là cựu sĩ quan thuộc cơ quan tình báo quốc phòng Mỹ cho hay.

Chiến đấu cơ Su-30 Nga tham chiến tại Syria
Chiến đấu cơ Su-30 Nga tham chiến tại Syria

Tuy nhiên phiến quân ở phía đông Aleppo lại không có vẻ gì là đã chuẩn bị cho việc tình nguyện rời thành phố. “Các cánh quân đều hoàn toàn phản đối việc rời đi. Đó chính là đầu hàng”, Zakaria Malahifji, thủ lĩnh chính trị của nhóm phiến quân Fastaqim đóng tại Aleppo trả lời Reuters.

Giới quan sát phương Tây nghi ngờ Nga có thể đang chờ đợi các nhóm phiến quân bác bỏ thoả thuận này. Quả thực, với việc đưa ra đề xuất trước tiên, Nga tự đặt mình vào vị thế mà sau này có thể nói rằng Nga đã cố để di dời thành phố trước khi san bằng nó nhưng phiến quân đã không hợp tác.

Boris Zilberman, một chuyên gia Nga phân tích với Business Insider rằng kế hoạch này cũng cho phép Nga cải tổ lại lực lượng và đặt ra những mục tiêu mới để tấn công ngay khi 8 giờ ngừng bắn kết thúc hoặc bất cứ khi nào muốn phá vỡ lệnh ngừng bắn này.