|
Xe tăng Syria nhả đạn trên chiến trường Aleppo |
Jabhat Fateh al-Sham, tên gọi mới của nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan Al Nusra Front liên minh với các nhóm thánh chiến khác và tổ chức đối lập được phương Tây hậu thuẫn hình thành đã một mặt trận chung chống lại các lực lượng vũ trang Syria.
Lực lượng Liên minh Hồi giáo cực đoan ở Aleppo tập trung một số lượng binh lực rất lớn, quyết liệt tấn công vào Aleppo nhằm giải cứu cho các nhóm chiến binh bị bao vây trong các quận phía đông thành phố nhờ chiến dịch thành công của quân đội Assad và các đồng minh dưới sự chi viện của không quân Nga và nhóm chiến binh tình nguyện do Iran hậu thuẫn.
Nguy cơ sụp đổ chiến trường Aleppo và mối đe dọa chấm dứt viện trợ thông qua đường biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc họp ngày 09.08.2016 giữa tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đã đẩy nhóm lãnh đạo Jabhat Fateh al-Sham và các đồng minh mạo hiểm tất cả, triển khai toàn bộ binh lực tinh nhuệ đổ vào cuộc chiến Aleppo, cơ động các cơ sở hậu cần kỹ thuật cung cấp và trung tâm chỉ huy chiến trường đến gần chiến tuyến trên thành phố.
Những hành động này cho thấy lực lượng Hồi giáo đang thực hiện một trận “tử chết” quyết định tất cả.
Truyền thông phương Tây dồn dập đưa tin kêu gọi chính phủ Assad và lực lượng đồng minh phải dừng các hoạt động quân sự. Nhưng sự gia tăng áp lực chiến trường vào tổ chức khủng bố đang chiến đấu ở Aleppo, bao gồm cả khả năng sử dụng máy bay ném bom chiến lược, điều mà trước đó Nga không tiến hành ở Palmyra, cũng có thể sẽ là đòn đáp trả mạnh mẽ nhất với những thách thức mà quân đội Syria đang đối mặt.
Các chiến hạm tên lửa Nga là tàu Tatarstan và Dagestan đang chuẩn bị tổ chức cuộc diễn tập pháo binh - tên lửa có sử dụng đạn thật trên phần phía tây biển Caspian, cũng có thể sử dụng hệ thống tên lửa Kalibr phá hủy trung tâm chỉ huy, các trại huấn luyện, địa điểm tập trung quân và hậu cứ của lực lượng Hồi giáo cực đoan ở tỉnh Idlib và vùng nông thôn Aleppo.
Trong tình huống này, ngay cả việc lực lượng thánh chiến có thể giành được một thắng lợi nào đó ở Aleppo, thì cái giá phải trả sẽ vô cùng đắt, tương quan lực lượng các bên tham chiến ở Syria sẽ dập tắt mọi hy vọng trong đầu những nhà tài trợ cuồng tín nước ngoài ở Ả rập Xê út, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ về sự sụp đổ của chính quyền Assad đồng thời kích thích tinh thần binh sĩ quân đội Syria.
Cuộc chiến vẫn có thể kéo dài, nhưng lực lượng Hồi giáo cực đoan trong tương lai không có gì hơn ngoài cuộc chiến tự sát.
Nếu thế trận Aleppo của lực lượng Hồi giáo cực đoan tan vỡ, các lực lượng vũ trang Syria có được một chiến thắng lớn như chiến thắng Palmyra và đặt dấu chấm hết cho sự hậu thuẫn của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả rập Xê út đối với lực lượng Hồi giáo cực đoan như một lực lượng đối kháng quan trọng có khả năng làm tan vỡ nhà nước Syria.
Quân đội Syria có thể phát huy kết quả đạt được, tiêu diệt các nhóm còn lại của lực lượng khủng bố và các liên minh thánh chiến, không còn quan tâm đến cái gọi là " đối lập ôn hòa" vì chúng đã không còn giá trị.
NT