Tháng 2.2014, Thông qua mạng lưới truyền thông đa phương tiện. Nga đã triệt để sử dụng tình hình Maidan dẫn đến những phẫn nộ địa phương và sự phản đối chính quyền trung ương ở miền đông Ukraine.
Nhiều người ở phương Tây coi đây là một bước trù bị trước của kế hoạch, nhưng rất khó để hiểu được cơ sở của lý thuyết này. Nếu như đây là nhiệm vụ của lực lương đặc nhiệm được lên kế hoạch chu đáo, một nhà lịch sử - lập pháp với cái tên là Igor Girkin, một đám đông ồn ào bán quân sự tiến ra từ Crimea, thì người Nga khó lòng dẫn dắt được tình huống.
Thay vì việc sử dụng những giải pháp như phương Tây mong đợi, Moscow đã cố gắng tận dụng mạng lưới của giới tinh hoa kinh doanh, các lãnh đạo chính trị, phát động tinh thần hướng Nga trên phông nền của hệ thống chính trị hỗn độn Ukraine.
Ukraine được lãnh đạo bởi một thiểu số chính trị, với nhiều nhân tố phi nhà nước quyền lực hoạt động ở phía đông, họ đã tổn thất rất lớn khi tổng thống chính thức bị lật đổ.
Họ làm việc và hợp tác với Nga, sử dụng tình huống rối loạn và lo lắng của công chúng, hình thành các thị trưởng và thống đốc nhân dân, dưới sự hỗ trợ của lực lượng tình báo tiến hành các cuộc biểu tình. Nhưng những nhà lãnh đạo chống Maidan hầu như không kéo được dài ngày và đã bị bắt giữ và vô hiệu hóa bởi những lực lượng chính quyền địa phương Ukraine.
Những nỗ lực này là một cuộc đấu tranh chính trị, hầu như không có lực lượng đặc biệt chuyên nghiệp nào theo mô tả ở phương Tây. Cuộc đấu tranh chính trị này cho kết quả khá thấp so với những gì Nga hy vọng đạt được là sự đổ vỡ của chính quyền Ukraine và bắt đầu tiến trình Liên bang hóa.
Phương Tây cho rằng đây là một kế hoạch kém hay một kế hoạch không trọn vẹn trong mục đích liên bang hóa Ukraine, cũng có thể đây là một kế hoạch tạm thời của Nga trong việc lấy lại quyền ảnh hưởng từ Phương Tây với Ukraine.
Chủ nghĩa ly khai ở miền đông Ukraine bắt đầu như một cách tiếp cận đặc biệt để có được Ukraine mà không xảy ra một cuộc chiến tranh lớn. Nga đơn giản chỉ là kiềm chế leo thang tình huống trong một tổn thất thấp nhất.
Sau cuộc đấu tranh chính trị bị đè bẹp trong Tháng Ba, những nhân tố thân Nga chuyển sang hành động trực tiếp vào tháng Tư và tháng Năm với hy vọng đe dọa chính quyền Ukraine bằng một tiến trìnhly khai trên quy mô lớn "Novorossiya".
Bài phát biểu của ông Putin là một phần của nỗ lực thuyết phục một Kiev đang hoảng sợ, không phải là bản thông báo chính thức chiến lược Nga. Cuộc "chiến tranh đa diện" tiếp theo từ tháng Sáu đến tháng Tám, Nga hiểu rằng Ukraine thực sự có ý chí chống lại và vẫn còn khả năng tiến hành những hoạt động quân sự, đủ để tiêu diệt một lực lượng nhỏ quân nổi dậy.
Vào thời điểm đó, cần sử dụng lực lượng quân sự mạnh hơn nhằm thực hiện những mục đích mà Moscow đặt ra, vì vậy điện Kremlin công khai ủng hộ các lực lượng ly khai, ít nhất được biết trên phương diện viện trợ nhân đạo.
Freedman gọi những động thái này là chiến lược nghèo nàn, nhưng sự tìm kiếm nhằm đạt được mục tiêu chiến lược ở nước ngoài với tổn thất thấp nhất có lẽ đã hình thành từ khi chứng kiến các kinh nghiệm chiến tranh của Mỹ, khi Washington cố gắng đạt được những mục tiêu chiến lược - và thất bại - với mức giá tối đa có thể.
Câu hỏi là "so với những gì" và khảo sát những sự kiện quân sự gần đây, chiến lược của ông Putin dường như không quá nghèo nàn khi nhìn lại. Những nhận định của Nga về một Ukraine không có ý thức về bản sắc quốc gia, không tập hợp được sức mạnh quân sự, thiếu ý chí chiến đấu dương như không chính xác.
Tuy nhiên, cách tiếp cận linh hoạt này đảm bảo cái giá phải trả cho mỗi giả thuyết sai lầm rất ít, từ góc nhìn của người dân nước Nga, sự liên quan của điện Kremlin với cuộc chiến tranh ở đông Ukraine là không đáng kể. Thay vì dựa vào sự cứng rắn của chế độ, sự giàu có của đất nước, sức mạnh quân sự của mình, đủ để trực tiếp bước vào cuộc chiến ở Ukraine, Putin đã chọn một cách tiếp cận thận trọng với cơ hội cho một lối thoát trong tình huống phức tạp.
Rovner, cùng với vô số bình luận khác, có tư tưởng cho rằng Nga có thể đánh giá không nghiêm túc cam kết hành động phòng thủ tập thể của NATO được nêu trong Điều V. Trong quan điểm của ông ta, Nga có thể tiến hành những chiến thuật tương tự chống lại các nước vùng Baltic, nơi họ có khả năng thấy được sự vô hiệu của phương pháp tiếp cận này.
Mặc dù Rovner thấy có rất ít đe dọa, do "cuộc chiến tranh đa diện" của Nga sẽ không thành công ở vùng Baltic, điểm quan trọng hơn là các kịch bản giả định đó có âm hưởng của thuyết domino.
Chưa bao giờ có bằng chứng hỗ trợ cho lập luận rằng Moscow không cho rằng Điều V của NATO phòng thủ tập thể là nghiêm túc và hầu như không có gì chung giữa cách Nga đối phó với Ukraine và họ nhận thức thế nào với một đất nước như Estonia.
Việc thiếu niềm tin trong Điều V dường như phần lớn thuộc các nước trong liên minh. Đây là vấn đề của sự tự tin và đảm bảo.
Trong hầu hết các cuộc thảo luận về một cuộc xâm lược có thể của Nga vào vùng Baltic, một điểm chung là không có khả năng giải thích điều gì khiến Nga phải thực hiện cuộc tiến công này.
Lý do chính xác tại sao Nga phải chịu rủi ro tiến hành chiến tranh chống lại một liên minh quân đội mạnh nhất thế giới do Mỹ đứng đầu để dành lấy một điều gì đó ở vùng Baltic vẫn là một vấn đề khó phân tích.
Cách tiếp cận thận trọng và cân nhắc của Nga đối phó với một Ukraine tương đối yếu, không có khả năng và không liên kết với bất cứ nước nào có rất ít những điều hỗ trợ cho quan điểm cho rằng Nga sẽ liều lĩnh tiến hành chiến tranh với NATO. Nga là nước có những hành động tích cực xung quanh ngoại biên giới, nhưng triển vọng của cuộc chiến tranh hạt nhân vẫn còn nặng ký hơn bất cứ điều gì Moscow được cho là mục tiêu để xâm nhập vào vùng Baltic.
Quân đội Mỹ đã được quốc tế hóa mà chiến tranh vẫn còn là hành động không chắc chắn và hỗn loạn. Nga đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề Ukraina bốn lần trong vòng chưa đầy một năm cho đến khi họ thấy được một chiến lược chiến thắng, lực lượng ly khai đã đánh bại lực lượng Ukraine trong mỗi trận chiến khi quân Ukraine tấn công.
15 năm lãnh đạo đất nước, Putin luôn đạt được mục đích chính trị bằng cách dùng sức mạnh quân sự với kết quả tốt hơn hẳn so với những gì Mỹ đạt được ở Iraq, Afghanistan và Libya. Thật vậy, điện Kremlin hiểu khá sâu sắc sự tương tác giữa bạo lực và chính trị. Họ làm được bởi vì nó không có những lựa chọn thay thế mạnh so với Mỹ. Kinh tế, truyền thông, quyền lực ngoại giao chỉ cao theo ngữ cảnh và thường bị giới hạn về mặt địa lý.
Nhìn lại những phản ứng của Nga với Ukraine
Chiến thắng bất ngờ của Maidan trong tháng 02.2014 khiến Nga và phương Tây ngạc nhiên. Đối với Moscow đây là một thất bại về địa chính trị tại quốc gia lớn nhất và quan trọng nhất mà giới lãnh đạo Nga cho rằng đang nằm trong "vùng ảnh hưởng." Ukraine từng là một quốc gia trung gian trọng tâm đối với Nga và là nơi mà Moscow luôn vẽ đường ranh giới đỏ khi nói đến mở rộng NATO. Putin đã cảnh báo trong quá khứ, ông nhìn nhận đất nước như một phần của dân tộc Nga và Nga sẽ có phản ứng tương thích nếu đất nước này bị lôi kéo mạnh về phương Tây.
Chấp nhận một thất bại địa chính trị như vậy có nghĩa là Nga có thể quên đi vị thế toàn cầu hoặc thậm chí là một thế lực lớn trong khu vực. Các nước xung quanh Nga chỉ tôn trọng quyền lực cứng rắn. Hệ thống chính trị của họ là sắc thái của toàn trị và gia tộc chính trị, trong khi các nhà lãnh đạo của họ đang trên cùng một tần số như Putin. Tại sao bất kỳ nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ phải nghe Moscow hoặc tham gia vào các tổ chức kinh tế và an ninh với Nga nếu Nga có thể thậm chí không đảm bảo lợi ích của mình ở Ukraine? Nga đã thấy một vực thẳm địa chính trị trừ khi Moscow có thể vô hiệu hóa và đảo ngược chiến thắng của Phương Tây .
Sáp nhập Crimea không phải là một chiến lược, nhưng là một phản ứng. Cũng giống như Hoa Kỳ đã chọn để làm theo kế hoạch của CIA ở Afghanistan như một phản ứng đầu tiên sau sự kiện 11/9 và lao vào cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, các nhà lãnh đạo Nga đã rút ra được những gì có lẽ là phương án dự phòng duy nhất họ có trong thời điểm này: trong tình huống trở thành thù địch của Ukraine, Nga buộc phải sát nhập Crimea và không có lựa chọn khác.
Moscow sau đó đã hỗ trợ cho chiến dịch ở miền đông Ukraine được triển khai để trung hòa chính phủ hậu Maidan, ngăn chặn tiến trình gia nhập phương Tây, duy trì ảnh hưởng của Nga ở nước này. Một số người lập luận rằng Nga tốt hơn không sử dụng vũ lực và cho phép Maidan trôi đi như Cách mạng Cam năm 2004. Nhưng phân tích, cho thấy rất ít người Ukraina và cơ quan của họ thực sự có năng lực. Sức mạnh là lựa chọn tốt nhất và có khả năng đáng tin cậy nhất của Moscow trong cuộc khủng hoảng đang diễn ra.
Tháng 08. 2014, cuộc xung đột ở Donbas leo thang thành cuộc chiến tranh thông thường hạn chế, Nga đã kiểm soát tình hình gần như hoàn toàn và có khả năng dùng sức mạnh ép Ukraine ký kết Hiệp định Minsk. Thỏa thuận đầu tiên chỉ có mục đích cho các bên tham chiến có không gian để thở; Ukraine tái trang bị trong khi Nga hợp nhất các lực lượng ly khai.
Tháng 2.2015, lực lượng thân Nga đã giáng một thất bại chiến lược lớn hơn cho Ukraine và áp đặt một thỏa thuận ngừng bắn rất thuận lợi cho lợi ích của mình. Thỏa thuận Minsk -2 có trình tự rõ ràng thực hiện, điều đó đặt gánh nặng chính trị lên Ukraina đầu tiên. Kiev phải thực hiện phân cấp quản lý và cung cấp một số tình trạng pháp lý cho khu vực ly trước cuộc bầu cử, hy vọng kiểm soát được biên giới. Nhưng trong mọi tình huống, Ukraine không thể phục hồi được biên giới, nhưng Donbas có được tư cách pháp nhân của một chủ thể đặc biệt và từ đó hình thành các hướng phát triển của một nước cộng hòa.
Thậm chí nếu các điều khoản của thỏa thuận Minsk -II không được thực hiện, sự sáp nhập Crimea và cuộc xung đột đang đóng băn ở Đông Ukraine sẽ làm cho việc hội nhập vào NATO và Liên minh châu Âu ngày một xa, nếu không nói là không thể, một tương lai không đẹp cho Ukraine. Phương Tây mong muốn thấy Ukraine thành công. Nga chỉ cần làm cho Kiev thất bại. Theo quan điểm của điện Kremlin, các lãnh đạo phương Tây cuối cùng sẽ cảm thấy mệt mỏi với Kiev, chấp nhận để Nga lấy lại từng phần ảnh hưởng.
Nga dường như đã đạt được những lợi ích chiến lược mà họ đặt ra ở Ukraine, nhưng vẫn tính toán sử dụng sức mạnh quân sự để có được những nhượng bộ chính trị mong muốn từ Kiev nhằm đóng băng các xung đột trong các điều khoản thuận lợi.
Tháng Bảy, Kiev bắt đầu giải quyết những nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận Minsk - II, khởi động tiến trình chính trị cấp địa vị đặc biệt cho Donbas và thực hiện phân cấp quản lý. Nếu điều này không được thông qua, phương Tây không có gì thay thế cho thỏa thuận Minsk - II, do đó không thể tuyên bố đó là một thất bại ngay cả khi cuộc chiến lại tiếp tục. Nga có thể không có chiến thắng, nhưng vị thế pháp lý Đông Ukraine không thể mất đi được nữa.
(Còn tiếp)
Trịnh Thái Bằng theo QPAN