|
Đoàn Chủ tịch Đại hội Chi hội Nhà báo Truyền thông số Việt Nam |
Đó là chia sẻ của ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam tại Đại hội lần thứ I Chi hội Nhà báo Truyền thông số Việt Nam - vừa diễn ra hôm nay (18/1) tại Hà Nội.
Vị trí rất đặc biệt của Hội Truyền thông số Việt Nam
Bày tỏ niềm vui khi đến dự Đại hội lần thứ nhất của Chi hội Nhà báo Truyền thông số Việt Nam, ông Hồ Quang Lợi nói rằng Đại hội được tổ chức vào thời điểm hết sức đặc biệt khi chỉ còn đúng một tuần nữa diễn ra sự kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội lần này là có ý nghĩa rất đặc biệt, mang dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của Hội Truyền thông số Việt Nam, của các cơ quan báo chí và truyền thông của Hội.
Hội Truyền thông số Việt Nam ra đời tuy chưa lâu so với các hội xã hội – nghề nghiệp khác nhưng đã nhanh chóng xác lập được vị thế hết sức quan trọng trong đời sống của đất nước. Điều này đặc biệt ý nghĩa, nhất là vào thời điểm cả thế giới và Việt Nam đang bước vào cuộc CMCN 4.0 mà trong đó việc chuyển đổi số đang trở thành nhiệm vụ trọng tâm của đất nước. Tất cả các lĩnh vực đều đang chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc chuyển đổi số.
“Trong bối cảnh như vậy, đương nhiên Hội Truyền thông số Việt Nam có vị trí rất đặc biệt. Những gì các đồng chí làm được trong thời gian vừa qua, tôi thấy ý nghĩa vô cùng. Những hoạt động của đơn vị thuộc Hội như Tạp chí điện tử VietTimes, Câu lạc bộ Cafe Số, Trung tâm Bản quyền số… tôi thấy ý nghĩa vô cùng. Các công việc đồng chí làm mang đậm dấu ấn của thời đại, tạo năng lượng mới cho công cuộc chuyển đổi số mà chúng ta đang tiến hành” – nhà báo Hồ Quang Lợi đánh giá.
|
ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam |
"Đại hội lần này là đại hội thành lập, số lượng chưa nhiều, nhưng tập hợp được các nhà báo có bề dày nghề nghiệp rất đáng nể trọng. Trong đó, ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT - là người rất quan tâm đến báo chí, truyền thông. Ông Lê Đức Sảo là nhà báo kỳ cựu, đã trải qua nhiều vị trí quan trọng tại các tờ báo uy tín và hiện đang là Phó Tổng Biên tập thường trực VietTimes. Bà Đỗ Thị Minh Ngọc – vốn là lãnh đạo cơ quan báo chí quan trọng của Hà Nội và nhiều đồng chí khác".
“Hội Truyền thông số Việt Nam đã hoạt động tích cực trên cả 2 lĩnh vực Truyền thông và Công nghệ. Riêng trong lĩnh vực báo chí - truyền thông, Hội đã gây dựng được vị trí xứng đáng trong Báo chí Cách mạng Việt Nam. Tôi đọc báo VietTimes hàng ngày. Đây là tờ báo có độ bao phủ khá rộng, đề cập đến các vấn đề được xã hội quan tâm, cách đề cập có sự thu hút. Hội Truyền thông số Việt Nam có quyền tự hào về tờ báo VietTimes.
|
Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội |
Cùng với đó là hoạt động của Câu lạc bộ Cafe Số với nhiều hoạt động chuyên đề, nói chuyện, hội thảo theo dòng thời sự, mang hơi thở của cuộc sống. Hội Nhà báo Việt Nam cũng rất quan tâm hoạt động của Trung tâm Bảo vệ bản quyền số vừa ra mắt. Thời gian tới, chúng tôi sẽ có những hoạt động hợp tác cụ thể và rõ ràng hơn” – ông Hồ Quang Lợi nói.
Giao 4 nhiệm vụ cho Chi hội Nhà báo Hội Truyền thông số, Phó Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đặc biệt lưu ý việc tổ chức sinh hoạt hội viên, tăng cường nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp. Ông cũng cho biết, số lượng hội viên Hội Nhà báo Việt Nam vi phạm đạo đức nghề nghiệp tuy không nhiều nhưng có tác hại rất lớn, làm giảm uy tín của những nhà báo chân chính đang cống hiến vì sự nghiệp báo chí Cách mạng Việt Nam.
|
Video ông Hồ Quang Lợi chúc mừng Chi hội nhà báo Truyền thông số Việt Nam |
Là nơi học tập, trau dồi chuyên môn và đạo đức
Ngay trong báo cáo của Chi hội Nhà báo Truyền thông số Việt Nam, ông Lê Đức Sảo - Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Điện tử VietTimes – nêu rõ, Hội Truyền thông số Việt Nam có đặc thù khác với các hội xã hội nghề nghiệp khác là các hội viên - cả hội viên tập thể và hội viên cá nhân - đều hoạt động trong lĩnh vực truyền thông số.
Các đơn vị thành viên của Hội cũng đều lấy truyền thông trên nền tảng số làm tôn chỉ, mục đích hoạt động. Vì vậy, với vai trò VietTimes là hạt nhân, các đơn vị khác của Hội như Viện nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông (IPS), Trung tâm Bản quyền số, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Bồi dưỡng kiến thức Truyền thông số, Trung tâm Hợp tác Phát triển ICT, Trung tâm Truyền thông Ký ức người lính, Câu lạc bộ Doanh nhân Kinh tế Số, Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và Phát triển truyền thông số, Câu lạc bộ Cafe Số, Trung tâm Thông tin Truyền thông số Việt Nam… đã hoạt động có hiệu quả về công tác truyền thông, với vai trò như một tổ chức báo chí – dù cho chưa thành lập Chi Hội Nhà báo.
|
ông Lê Đức Sảo - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội VDCA |
Xác định công tác truyền thông - truyên truyền về các hoạt động của Hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2021 – 2023, ông Lê Đức Sảo cho rằng việc thành lập Chi hội Nhà báo Truyền thông số Việt Nam là cơ hội để các đơn vị trong Hội Truyền thông số Việt Nam mà hạt nhân là Tạp chí điện tử VietTimes, Câu lạc bộ Café Số, nâng cao hơn nữa trách nhiệm trong các hoạt động của Hội, đặc biệt là công tác truyền thông.
“Chi hội sẽ là nơi để các nhà báo, nhà hoạt động truyền thông sinh hoạt, trao đổi, học tập đạo đức nghề nghiệp báo chí” – ông Lê Đức Sảo khẳng định.
Ngoài ra, trong giai đoạn tới, Hội Truyền thông số Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức giải thưởng “Chuyển đổi số Việt Nam” – vốn là giải thưởng rất uy tín trong cộng đồng - và tôn vinh những tổ chức cá nhân được nhận giải thưởng.
Cùng với đó là tổ chức công bố bảng xếp hạng E-Government - Chính phủ điện tử trên toàn quốc; phối hợp với Cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Tọa đàm “Phát triển chính phủ điện tử - Đánh giá kết quả và chia sẻ bài học kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử của các Bộ, ngành và địa phương năm 2020” và tiếp tục các hội thảo, tọa đàm chuyên đề tập trung vào chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số.
Đồng tình với trao đổi của ông Hồ Quang Lợi, ủng hộ định hướng hoạt động của Chi hội trong thời gian tới, ông Nguyễn Minh Hồng – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam – bày tỏ sự vui mừng trước sự kiện Đại hội Chi hội Nhà báo Truyền thông số Việt Nam lần thứ I.
“Hội Truyền thông số Việt Nam đánh giá cao việc thành lập Chi hội thuộc Hội Nhà báo Việt Nam. Chúng tôi hy vọng Chi hội sẽ sớm có những hoạt động thiết thực. hiệu quả, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo môi trường tốt cho các hội viên tham gia chi hội này và đóng góp vào hoạt động chung của Hội Nhà báo Việt Nam” – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam lưu ý.
|
ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch VDCA |
Đóng góp thiết thực vào hoạt động của người làm báo và truyền thông
Nói về niềm vui được chính thức trở thành hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, ông Vũ Kiêm Văn – Phó Tổng thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam - cho rằng đây là dấu mốc đáng nhớ của Hội Truyền thông số Việt Nam vào dịp tròn 10 năm thành lập.
Trong bối cảnh CMCN 4.0 và xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực báo chí và truyền thông, việc hội tụ giữa truyền thông và công nghệ số làm thay đổi sâu sắc hoạt động báo chí và truyền thông. Đây chính là thế mạnh và cũng là định hướng của Hội Truyền thông số Việt Nam.
“Để phát huy vai trò, khẳng định sự ưu thế và sự khác biệt của Chi hội Nhà báo Truyền thông số với các chi hội khác, tôi đề nghị Chi hội Nhà báo Truyền thông số tham mưu với Trung ương Hội và phối hợp với các chi hội khác tổ chức đào tạo kỹ năng số để nâng cao trình độ, nghề nghiệp, đạo đức cho người làm báo và truyền thông trong kỷ nguyên số, để bắt kịp với xu hướng chuyển đổi số và truyền thông số hiện nay” – ông Vũ Kiêm Văn đề xuất.
|
ông Vũ Kiêm Văn |
Nhắc đến vấn nạn ăn cắp bản quyền đang là nỗi bức xúc của những nhà báo, người làm truyền thông trong kỷ nguyên số, ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số - cho biết hiện Trung tâm đang có các giải pháp công nghệ giúp cho các nhà báo, người làm truyền thông có thể theo dõi, bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình theo thời gian thực. Các giải pháp này cho phép tác giả có thể biết tác phẩm của mình có bị vi phạm không và nếu có thì bị vi phạm như thế nào. Công cụ này sẽ đưa ra các cảnh báo, từ đó giúp tác giả tiến hành ngăn chặn việc vi phạm. Ngoài ra, Trung tâm cũng giúp các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng giám sát và bảo vệ bản quyền.
"Là người làm báo, chúng tôi thực sự mong muốn một môi trường hành nghề thuận lợi và an toàn, quyền tác nghiệp của chúng tôi được tôn trọng và bảo vệ, hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được phát huy và không ngừng cải thiện, nâng cao. Chúng tôi tin rằng Hội Nhà báo Việt Nam là một diễn đàn đáng tin cậy của toàn thể giới báo chí Việt Nam, nơi tập hợp và phản ánh tiếng nói, nguyện vọng và cả những trăn trở của những người làm báo tới các cơ quan quản lý báo chí; là tổ chức bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên nói riêng và cộng đồng báo chí nói chung. Tôi mong việc thành lập Chi hội Nhà báo Truyền thông số hôm nay sẽ giúp chúng tôi có thêm điều kiện để phát triển nghề nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho mình – nhà báo Trần Hữu Vinh – Tạp chí điện tử VietTimes – bày tỏ vinh dự khi trở thành Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam.
|
nhà báo Trần Hữu Vinh |
Đại diện VietTimes mong Chi hội và Trung ương Hội giữ liên lạc chặt chẽ, có những phối hợp tích cực, xây dựng các chương trình nhằm hướng tới nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho mỗi Hội viên của Chi hội và của Hội Nhà báo Việt Nam trong bối cảnh báo chí đang gặp nhiều thách thức lớn như hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Cường – Phó Chủ tịch thường trực Hội Truyền thông số Việt Nam - đánh giá Đại hội Chi hội Nhà báo Truyền thông số Việt Nam lần thứ I là sự kiện đặc biệt. Sự kiện này khẳng định và nhấn mạnh vai trò của Hội Truyền thông số Việt Nam trong giai đoạn mới.
|
ông Nguyễn Xuân Cường |
“Với việc thành lập Chi hội Nhà báo, chúng ta có thêm diễn đàn chuyên môn để các anh chị em trong lĩnh vực này có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, sinh hoạt để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ... Hội Truyền thông số Việt Nam có tờ báo VietTimes, Câu lạc bộ Cafe Số, Trung tâm Bản quyền số. Những đơn vị này đã phát huy được rất tốt khả năng trong giai đoạn vừa qua nhưng chúng ta nên tiếp tục mở rộng phạm vi, trở thành nơi gắn kết các phóng viên, nhà báo ở lĩnh vực truyền thông số” – ông Nguyễn Xuân Cường gợi ý.
Đại hội đã bầu ra Ban Thư ký Chi hội Truyền thông số Việt Nam nhiệm kỳ I (2021-2023).
Trong đó,
- Thư ký Chi Hội: Ông Lê Đức Sảo - Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam, Phó Tổng Biên tập phụ trách Tạp chí Điện tử VietTimes
- Phó ban Thư ký Chi Hội: Ông Vũ Kiêm Văn - Phó Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam
- Ủy viên ban Thư kí Chi hội: Ông Hoàng Đình Chung - Giám đốc Trung tâm Bản quyền số.
Một số hình ảnh tại Đại hội
|
ông Hồ Quang Lợi - đại diện Hội Nhà báo Việt Nam trao quyết định thành lập Chi hội Nhà báo Truyền thông số cho ông Lê Đức Sảo |
|
Trao thẻ Hội viên Hội Nhà báo cho các thành viên của Hội Truyền thông số Việt Nam |
|
Trao thẻ Hội viên Hội Nhà báo cho các thành viên của Hội Truyền thông số Việt Nam |
|
Trao thẻ Hội viên Hội Nhà báo cho các thành viên của Hội Truyền thông số Việt Nam |
|
Trao thẻ Hội viên Hội Nhà báo cho các thành viên của Hội Truyền thông số Việt Nam |
|
Trao thẻ Hội viên Hội Nhà báo cho các thành viên của Hội Truyền thông số Việt Nam |
|
Bà Đỗ Thị Minh Ngọc, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung tâm Bản quyền số |
|
bà Hà Kim Chi - Ủy viên Ban thường vụ - Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam |
|
ông Nguyễn Lương Phán - nguyên Phó Tổng biên tập báo Dân Trí |
|
|
Bỏ phiếu bầu Ban thư ký Chi hội |
|
Bỏ phiếu bầu Ban thư ký Chi hội |
|
Bà Hà Kim Chi - Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam tặng hoa Ban Thư ký Chi hội nhà báo Truyền thông số |
|
Bà Hà Kim Chi - Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam tặng hoa Ban Thư ký Chi hội nhà báo Truyền thông số |
|
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm |