CEO và sứ mệnh chuyển đổi số

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Giờ đây, vai trò của CEO không chỉ quan trọng đối với hầu hết các dự án chuyển đổi số, mà còn tạo ra sự khác nhau về cơ bản tại mỗi doanh nghiệp.
CEO giữ vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
CEO giữ vai trò quan trọng đối với quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp

Chuyển đổi số đã và đang trở thành xu thế tất yếu và là vấn đề sống còn của mọi quốc gia, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân, nhất là trong bối cảnh hậu đại dịch COVID-19 hiện nay.

Từ những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới đến cách chúng ta làm việc, tiếp cận thông tin, giao tiếp hay cách quan sát thế giới... Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, quá trình chuyển đổi số vẫn đang đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức lớn lao trong mọi ngành nghề.

Công ty cổ phần CNG Việt Nam, một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực khí tự nhiên tại Việt Nam, cũng không đứng ngoài xu thế này. Là công ty chuyên sản xuất, vận chuyển, phân phối khí nén thiên nhiên (Compressed Natural Gas – CNG) phục vụ cho không chỉ phần lớn nhu cầu cá nhân gia đình mà còn cho cả ngành giao thông vận tải, chuyển đổi số hơn hết là công việc tất yếu mà ban lãnh đạo hơn ai hết phải thực hiện ngay và luôn.

Nắm bắt được xu hướng đó, ông Vũ Văn Thực – Tổng Giám đốc CNG Việt Nam đã phát biểu trước toàn bộ thành viên HĐQT và Ban Giám đốc rằng: “Không thể chần chừ, chuyển đổi số không còn là xu hướng, mà là việc mà CNG phải làm ngay, làm quyết liệt và thông minh. Chúng ta muốn dẫn đầu bền vững trong thị trường kinh doanh khí đốt tại Việt Nam. Chúng ta muốn tăng tốc độ phát triển thì điều đầu tiên là phải thay đổi tư duy ngay hôm nay để bắt đầu chuyển đổi số và khởi đầu từ chính Ban lãnh đạo của doanh nghiệp!”

Nhờ có động lực đó, cùng với sự đồng hành đến từ đội ngũ chuyên gia tư vấn của Dr.SME, CNG đã có một bước chuyển mình vô cùng lớn từ sau đại dịch và đạt được những thành tích ấn tượng. Cụ thể doanh thu quý 1 năm 2022 đạt 999 tỉ đồng, tăng trưởng 31% so với quý 4 năm 2021 và 55% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra sản lượng tiêu thụ khí nén đạt 274,31 triệu Sm3, đạt 113% kế hoạch (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của CNG).

Câu chuyện của CNG Việt Nam là một ví dụ điển hình của chuyển đổi số và một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của những cánh chim đầu đàn – những CEO, những lãnh đạo của tổ chức trong công cuộc chuyển đổi số doanh nghiệp.

Chuyển đổi số thúc đẩy các doanh nghiệp tăng tốc phát triển, và nhờ những những nỗ lực này doanh nghiệp được cung cấp khả năng phục hồi, hiệu quả và tính linh hoạt, cho phép doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, trung tâm của mọi chuyển đổi số đó chính là quản trị sự thay đổi và người đứng đầu bộ máy sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc quản trị này. Giờ đây, vai trò của CEO không chỉ quan trọng đối với hầu hết các dự án chuyển đổi số, mà còn tạo ra sự khác nhau về cơ bản tại mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào tham vọng của CEO đối với việc chuyển đổi và sự sẵn sàng của tổ chức để thực hiện nó.

Các CEO phải đi đầu khi nói đến quản trị sự thay đổi, và đặc biệt là đối với một sự thay đổi lớn như chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Các CEO cần nêu rõ tầm nhìn của mình về doanh nghiệp hoặc thế giới sẽ như thế nào và sau đó xác định rõ công ty cần thay đổi như thế nào để thích ứng với thế giới đó.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đã từng đề cập về sự khác nhau giữa Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số: Công nghệ thông tin thì công nghệ là nhiều, là tự động hóa cái cũ, trong khi đó Chuyển đổi số thì chuyển đổi cách làm, thay đổi cách vận hành tổ chức là chính, nên người đứng đầu đóng vai trò quyết định. Người đứng đầu mà không muốn thay đổi cách làm thì sẽ không có chuyển đổi số. Người đứng đầu muốn thay đổi cách làm mà ủy quyền cho cấp phó làm chuyển đổi số thì cũng không có chuyển đổi số.”

Chuyển đổi số có thể tạo ra một công ty hoàn toàn khác và vì lý do này, điều bắt buộc là CEO phải trở thành động lực thúc đẩy nó. Các trưởng nhóm và CIO sẽ có thể đưa ra quyết định cho các bộ phận của họ, nhưng cần có hướng dẫn mạnh mẽ từ cấp trên để giúp quá trình diễn ra suôn sẻ, thu hút được sự ủng hộ của tất cả các bên liên quan và phân bổ nguồn vốn và nguồn lực chính xác. Để thực hiện chiến lược chuyển đổi số thành công, CEO cũng sẽ cần xác định vai trò và trách nhiệm của những người đó ở các vị trí lãnh đạo. Nếu điều này không được trình bày rõ ràng, nó có thể dẫn đến một số vấn đề, bao gồm khoảng cách thực thi và đấu đá nội bộ, điều này sẽ làm suy yếu chương trình tổng thể.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đã chủ trì Phiên họp thứ 2 của Ủy ban ngày 27/04/2022, ông nhấn mạnh tinh thần chuyển đổi số: Chuyển đổi số cần phải đặt quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, làm thật, làm quyết liệt, làm ra hiệu quả, ra sản phẩm, có kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển và hơn hết vai trò của lãnh đạo doanh nghiệp đúng trung tâm trong quá trình chuyển đổi số”.

Những câu chuyện thực thi chuyển đổi số không còn là xu hướng nữa, nó đã trở thành việc mà các CEO phải làm ngay và làm nhanh để tồn tại và phát triển.

Theo ông Nguyễn Hoàng Lê – CEO và Founder của Dr.SME: Chúng tôi, Dr.SME sẽ triển khai một chương trình đào tạo "Thực thi chuyển đổi số doanh nghiệp" dành riêng cho CEO và các thành viên Ban Chuyển đổi số vào tháng 09/2022, góp phần vào công cuộc Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động. Giờ đây, cơ hội vượt lên dẫn đầu bền vững đang nằm trong tay của những CEO có tầm nhìn, đam mê và hành động chinh phục.

Cuối cùng, Chuyển đổi số sẽ trở thành câu chuyện tưởng khó nhưng dễ. Khó với những ai không có sự kiên trì và thiếu tầm nhìn, và dễ với những ai đem trong lòng sự nhiệt huyết, đam mê, tham vọng và dám hành động chinh phục. Và khi cả tham vọng và sự sẵn sàng chuyển đổi số được hình thành, họ sẽ có sức mạnh khả năng phát triển và thực hiện một tầm nhìn đầy đủ để đảm bảo được sự tồn tại và thành công lâu dài của công ty.

Dẫn dắt chuyển đổi số thành công là cách mà CEO có thể xây dựng được một doanh nghiệp vững mạnh và bền vững