Cần chính sách đặc thù làm bệ đỡ cho doanh nghiệp Việt tiên phong vươn tầm quốc tế

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ông Nguyễn Thành Phong đề xuất Chính phủ cần lựa chọn và có chính sách đặc thù đối với một số doanh nghiệp có khát vọng, năng lực và quy mô để đầu tư phát triển công nghệ mới, tiên phong vươn tầm thế giới.
Ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. HCM.
Ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. HCM.

Đó là một trong những đề xuất đáng chú ý tại nội dung phát biểu tham luận về phát triển kinh tế tri thức - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn từ TP. HCM, của ông Nguyễn Thành Phong - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. HCM - ở Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ngày 27/1.

Ông Nguyễn Thành Phong cho biết, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn thành công của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, TP.HCM luôn xác định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tri thức trong định hướng, chiến lược phát triển. Cụ thể:

Thực tiễn cho thấy việc tham gia của người dân, cộng đồng doanh nghiệp có ý nghĩa then chốt trong phát triển kinh tế tri thức. Những ứng dụng của công nghệ thông tin vào dịch vụ hành chính công, chính quyền điện tử, phát triển giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh, khởi nghiệp sáng tạo,… luôn được người dân và doanh nghiệp đồng tình và tích cực hưởng ứng.

TP.HCM khai thác có hiệu quả lợi thế của một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế tri thức, hình thành những nền tảng của kinh tế tri thức, bao gồm đội ngũ trí thức đông đảo, đô thị thông minh, khu công nghệ cao, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo, các tập đoàn lớn về công nghệ, các trung tâm nghiên cứu phát triển, hạ tầng công nghệ thông tin trên nền tảng mạng 5G. Trên cơ sở đó, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng hàm lượng tri thức, tập trung phát triển các ngành công nghệ cao, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. HCM cũng cho biết, là địa phương đầu tiên ban hành Chương trình chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số, chính quyền số và xã hội số, TP. đã ban hành Chương trình xây dựng Thành phố trở thành đô thị thông minh với 4 trụ cột: Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; Trung tâm điều hành đô thị thông minh; Trung tâm mô phỏng dự báo kinh tế - xã hội và Trung tâm an toàn thông tin TP.HCM.

Các đại biểu chăm chú theo dõi nội dung tham luận tại Đại hội Đảng XIII.

Các đại biểu chăm chú theo dõi nội dung tham luận tại Đại hội Đảng XIII.

"Thành phố thông minh không chỉ tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân mà còn là một 'sản phẩm' thúc đẩy sáng tạo, 'số hóa' phát triển công nghệ cao và làm 'đầu kéo' cho tăng trưởng nhiều ngành" - ông Phong đánh giá.

Dự kiến, TP. Thủ Đức sẽ đóng góp 30%-35% GRDP của TP.HCM và chiếm khoảng 7% GDP cả nước.

Đặc biệt, TP.HCM đang nghiên cứu lập, xây dựng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông gắn với việc thành lập thành phố Thủ Đức. Khu vực này kỳ vọng góp phần thiết lập chuỗi giá trị gia tăng trên nền tảng công nghệ cao, hạ tầng kỹ thuật và xã hội hiện đại theo chuẩn quốc tế, hỗ trợ tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp, là đòn bẩy và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; dự kiến sau khi thành lập và đi vào hoạt động thành phố Thủ Đức sẽ đóng góp 30%-35% GRDP của TP.HCM và chiếm khoảng 7% GDP cả nước.

Đề xuất 7 giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế tri thức trong thời gian tới, ông Phong cho rằng cần tăng cường năng lực khoa học - công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học - công nghệ mới nhất của thế giới cần thiết cho phát triển của đất nước, từng bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước, xây dựng nền khoa học - công nghệ tiến tiến của Việt Nam.

Cụ thể, theo ông Phong, cần đẩy mạnh đầu tư cho nghiên cứu khoa học - công nghệ và biến khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhằm tạo nền tảng công nghệ phục vụ phát triển đất nước theo hướng hiện đại và tạo ra các yếu tố nền tảng của kinh tế tri thức. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về khoa học - công nghệ.

"Cơ chế đó phải hướng vào việc thúc đẩy khoa học - công nghệ thực sự gắn kết với sản xuất - kinh doanh, khoa học xâm nhập vào thực tiễn sản xuất - kinh doanh làm ra của cải và tri thức mới phục vụ trực tiếp công cuộc phát triển kinh tế - xã hội…" - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. HCM nêu quan điểm.

Cùng với việc đầu tư cho nghiên cứu, chú trọng cả khoa học - công nghệ cùng với khoa học - xã hội và nhân văn, ông Nguyễn Thành Phong cũng cho rằng việc đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các khâu, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế tạo ra khả năng lan tỏa trong nền kinh tế theo hướng hiện đại.