Các nhà khoa học tại đại học Trent, Ontario, Canada, vừa công bố một phương pháp căn bản và rất tích cực cho vấn đề giảm lượng CO2 trong không khí. Phương pháp này sử dụng các hạt polixtiren microsphere (vi cầu polixtiren) – là các hạt hình cầu được sử dụng để hút bám hoặc kết tinh với magiêzit.
Khi magiêzit, một loại đá tự nhiên, kết tinh, thì nó hút bám CO2 với tỷ lệ 2:1, nghĩa là cứ nửa tấn CO2 trong không khí, thì cần có 1 tấn magiêzit để hút sạch.
Các nhà khoa học cũng chứng minh rằng quá trình này có thể đạt được chỉ trong vòng 72 giờ. Một ưu điểm đầy triển vọng khác nữa của công trình nghiên cứu này đó là các vi cầu polixtiren có thể tái sử dụng, vì thế quá trình này mang lại hiệu quả cao và không đặt áp lực lớn về nhu cầu nguồn magiêzit khi được phát triển hoàn thiện.
Tinh thể Magiêzit tự nhiên (Ảnh Nater)
|
Ông Ian Power, Phó giáo sư chuyên ngành địa chất môi trường tại đại học Trent và là người đứng đầu dự án nghiên cứu này đã trình bày chi tiết về cơ chế thúc đẩy nhanh quá trình tinh thể hóa magiêzit: “Sử dụng các vi cầu giúp chúng tôi có thể đẩy nhanh tốc độ hình thành magiêzit bằng các bậc độ lớn. Quá trình này diễn ra trong điều kiện nhiệt độ trong phòng, nghĩa là việc sản xuất magiêzit có hiệu suất năng lượng rất lớn”.
Về hiệu quả của nghiên cứu và tính tương thích với quá trình hút bám cacbon, ông nói: “Nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được hai vấn đề. Thứ nhất, chúng tôi đã giải thích rõ quá trình magiêzit hình thành như thế nào và tốc độ hình thành nhanh đến mức nào trong tự nhiên. Đây là một quá trình phải mất đến hàng trăm ngàn năm trong tự nhiên trên bề mặt trái đất. Thứ hai, chúng tôi đã tìm ra phương thức để đẩy nhanh quá trình này”. Mặc dù tỏ ra rất lạc quan về triển vọng ứng dụng của nghiên cứu này, nhưng các nhà nhà khoa học cũng thừa nhận rằng vẫn cần rất nhiều nghiên cứu và phát triển nữa mới đưa vào ứng dụng phổ thông được.
“Hiện nay, đây mới chỉ là giai đoạn thử nghiệm, và sẽ cần phải tính toán nhiều thứ trước khi có thể đảm bảo chắc chắn magiêzit có thể sử dụng nhằm càng hóa cacbon (hay còn gọi là chelat hóa, tức là thấp thu CO2 từ không khí và lưu trữ vĩnh viễn lại thành magiêzit). Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa, trong đó có giá cacbon và khả năng tinh chế của công nghệ càng hóa (chelat hóa), nhưng chúng ta đều biết rằng với sự phát triển của khoa học thì không gì là không thể.
Lưu trữ CO2 trong đá cũng là một giải pháp triển vọng
Những nghiên cứu trong những năm gần đây đều tập trung vào khai thác khả năng cải thiện phương pháp chuyển hóa cacbon. Lưu trữ CO2 trong đá cũng là giải pháp triển vọng.
Khi chúng ta nói đến giai đoạn mà các thế hệ hiện nay và mai sau phải vật lộn với những hậu quả về môi trường mà chúng ta gây ra, con người sẽ phải bắt tay ngay vào nghiên cứu và thực hiện các chiến lược nhằm giải quyết vấn đề khí thải cacbon ngay lập tức. Với những công trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn như hiện nay, triển vọng các nhà khoa học sớm đưa ra được một giải pháp hiệu quả cho vấn đề này là điều chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng.