Các dịch vụ và công nghệ sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 (Phần 1)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các dịch vụ và công nghệ đã được hưởng lợi từ những thay đổi do cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra và có khả năng sẽ còn tiếp tục được áp dụng sau khi đại dịch qua đi.
Dự kiến nhiều công nghệ sẽ còn phát triển mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 (Ảnh: CIO)
Dự kiến nhiều công nghệ sẽ còn phát triển mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19 (Ảnh: CIO)

Đại dịch COVID-19 đã mang đến những cơ hội cũng như những thách thức cho thế giới công nghệ. Một số công ty chẳng hạn như những công ty chuyên về các ứng dụng họp trực tuyến hóa ra lại là những vị cứu tinh, giúp xã hội có thể hoạt động - và đôi khi phát triển mạnh - trong khi làm việc ở xa. Tuy nhiên, những công ty khác, chẳng hạn như các công ty lắp đặt ánh sáng sân khấu lại phải đối mặt với một thế giới mà nhu cầu về dịch vụ của họ giảm mạnh, đôi khi là bằng không.

Mặc dù còn hơi sớm để biết những thay đổi nào trong việc sử dụng và chiến thuật CNTT sẽ vẫn tồn tại vĩnh viễn, nhưng chúng ta có thể thu thập được những công ty nào đang phát triển mạnh hiện tại và có khả năng tiếp tục làm như vậy ngay cả sau khi đại dịch biến mất.

Một trong những sự thay đổi lớn nhất sẽ dành cho những người làm việc trong văn phòng, vốn đã là một phần quan trọng của nền kinh tế công nghệ. Nhiều công ty đã báo cáo rằng họ sẽ không yêu cầu đến nhân viên đến văn phòng làm việc mỗi ngày nữa. Những nhân viên đang làm việc từ xa, báo hiệu rằng đây sẽ là một công việc bình thường mới. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như các nhân viên tiết kiệm được thời gian cũng như các chi phí cho văn phòng. Lịch trình kết hợp - trong đó mọi người gặp gỡ trực tiếp vài lần mỗi tuần, tháng hoặc quý - cũng sẽ là một giải pháp tốt đang được các doanh nghiệp thử nghiệm.

Dưới đây là một cái nhìn về các danh mục và chiến lược công nghệ nào đã được hưởng lợi từ những thay đổi do cuộc khủng hoảng COVID-19 gây ra và có khả năng sẽ còn tiếp tục được áp dụng sau khi đại dịch qua đi.

1. Họp trực tuyến

Nhu cầu về các công cụ họp trực tuyến đã tăng vọt khi các cuộc họp và các buổi học chuyển sang hình thức trực tuyến. Nhưng không chỉ một số nền tảng chính đang được hưởng lợi, vì sự bùng nổ của các ứng dụng họp trực tuyến đã thu hút các dự án vệ tinh được điều chỉnh cho các ngách nhỏ hơn. Ví dụ: Zoom có ​​một thị trường ứng dụng với các tiện ích mở rộng chuyên biệt cho các ngành như tài chính, giáo dục, dịch vụ khách hàng và hơn một tá danh mục khác. Cũng có những dự án phần mềm tương tự được xây dựng xung quanh Microsoft Teams và Google Meet.

Zoom, Microsoft Teams, Google Meet không phải là những hệ thống duy nhất. Các công cụ mã nguồn mở như Jitsi cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo ra các cuộc họp trực tuyến của riêng họ, để tiết kiệm chi phí và tăng cường bảo mật.

2. Phần mềm cộng tác

Việc các nhân viên đến công ty làm việc trong thời buổi đại dịch là không thể diễn ra. Vì vậy nhiều công ty đã xem xét các chiến lược làm việc từ xa và đã áp dụng nó rất thành công. Nhiều doanh nghiệp không coi đó là chiến lược tạm thời trong đại dịch mà coi đó là một chiến lược lâu dài.

Giống như các ứng dụng họp trực tuyến, một số công cụ cộng tác cũng sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng này. Zoho, Salesforce, Google, Microsoft và hầu hết mọi công cụ cộng tác trực tuyến khác đều hỗ trợ thị trường nơi các bên thứ ba có thể cung cấp các tiện ích mở rộng bổ sung chức năng cho nền tảng.

3. BYOD

Khi bắt đầu ngừng hoạt động, các bộ phận CNTT không có nhiều thời gian để hỗ trợ tất cả các nhân viên làm việc từ xa. Các công ty thực hiện quá trình chuyển đổi thành công nhất là những công ty khuyến khích hoặc thậm chí yêu cầu nhân viên làm việc trên các phần cứng như điện thoại, laptop của họ.

Triết lý đầu tiên chủ yếu là ở các công ty mới hơn và các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn, nhanh nhẹn hơn không muốn đầu tư thời gian hoặc nhân sự vào việc duy trì một bộ sưu tập lớn máy móc do công ty sở hữu. Họ đã xây dựng các dịch vụ dữ liệu doanh nghiệp của mình để mở cho internet chung để bất kỳ ai cũng có thể đăng nhập từ bất kỳ trình duyệt nào. Điều này sẽ làm gia tăng một số rủi ro về bảo mật, nhưng nó cũng buộc các nhà phát triển phải đối mặt với những mối đe dọa này thay vì dựa vào tường lửa và quyền truy cập vật lý để ngăn chặn kẻ xấu.

4. Tập thể dục tại nhà

Mọi người dù là ở đâu cũng cần phải tập thể dục để cải thiện sức khỏe. Các công ty như Peleton và Echelon phát triển vượt bậc bằng cách đưa các lớp tập gym trực tuyến đến những người đang mắc kẹt ở nhà. Những công ty khác như Tonal, Weela hoặc Mirror đang phát triển ứng dụng cung cấp dịch vụ huấn luyện viên trực tuyến. Giờ đây, mọi người đã thất được sự tiện lợi của việc tập luyện trực tuyến, điều này sẽ ngày càng thu hút những người không có thời gian đến phòng tập.

5. Điện toán đám mây

Điện toán đám mây được hưởng lợi từ các phần mềm cộng tác và họp trực tuyến. Mặc dù một số công ty điện toán đám mây đã cảnh báo rằng chi phí sử dụng đám mây hiện tại sẽ cao hơn bình thường, nhưng nó vẫn thấp hơn nhiều so với chi phí theo yêu cầu. Các doanh nghiệp đang tăng tốc và tăng cường áp dụng điện toán đám mây sau khủng hoảng.

Theo CIO