Các công ty bán dẫn Trung Quốc chuẩn bị đón dòng vốn đầu tư mới, đối phó với các hạn chế của Mỹ

VietTimes – Trung Quốc chuẩn bị dòng vốn đầu tư mới trong lĩnh vực chip, cho phép ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, đang chịu các lệnh trừng phạt đối phó với các hạn chế thương mại mới nhất của Mỹ.
Kế hoạch IPO của 9 công ty bán dẫn Trung Quốc dự kiến sẽ huy động được tổng cộng 3 tỷ USD từ các nhà đầu tư. Ảnh: Shutterstock

Ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, đang chịu các lệnh trừng phạt Mỹ đã có thể nhận được một sự hỗ trợ rất cần thiết thông qua vốn huy động được từ các danh sách công khai và quỹ tương hỗ mới, theo hồ sơ thị trường chứng khoán mới nhất và dữ liệu tài chính, khi Bắc Kinh tăng gấp đôi nỗ lực tự cung tự cấp chip trong nước, đối phó với những hạn chế thương mại mà Mỹ ngày càng thắt chặt hơn.

Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của 9 thực thể trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn Trung Quốc bao gồm 6 công ty thiết kế mạch tích hợp (IC), 1 công ty đóng gói chip, một xưởng đúc wafer và 1 nhà cung cấp vật liệu đóng gói đã được phê duyệt trong tháng này, theo hồ sơ giao dịch chứng khoán trong nước. Các đợt IPO này dự kiến sẽ huy động tổng cộng 21,6 tỉ nhân dân tệ (3 tỉ USD) từ các nhà đầu tư.

Xưởng đúc wafer hiện được thiết lập để niêm yết công khai ở Trung Quốc là công ty Semiconductor Manufacturing Electronics (Shaoxing) Corp, liên kết với nhà sản xuất chip lớn nhất và tiên tiến nhất Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC). Cùng tháng 11/2021, chỉ có 7 hồ sơ IPO liên quan đến chip được phê duyệt.

Những phê duyệt IPO mới nhất trở nên đặc biệt được quan tâm với các nhà đầu tư ngay sau khi Hua Hong Semiconductor, nhà sản xuất chip lớn thứ hai của Trung Quốc, được niêm yết với trị giá 2,5 tỉ USD trên sàn giao dịch của Ủy ban Đổi mới Khoa học và Công nghệ của Thượng Hải còn được gọi là Star Marker.

9 công ty thuộc chuỗi cung ứng chất bán dẫn của Trung Quốc được bật đèn xanh cho các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra thị trường. Ảnh: Shutterstock

"Nhưng hoạt động IPO này đã ổn định về quy mô thỏa thuận trong vài quý qua và nhiều hoạt động IPO khác đang diễn ra", Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Pháp Natixis cho biết. "Nhiều đợt IPO hơn sẽ cho phép các nhà sản xuất chip Trung Quốc dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và triển khai nhiều nguồn lực hơn cho nghiên cứu và phát triển công nghệ chip".

Ông Ng nhấn mạnh, nghiên cứu và phát triển trong ngành bán dẫn sẽ là "một quá trình phức tạp và kéo dài, nhưng điều quan trọng là phải chống lại hậu quả của những hạn chế xuất khẩu của Mỹ".

Trong 11 tháng của năm 2022, 46 công ty hoạt động trong lĩnh vực bán dẫn, liên quan đến thiết kế, chế tạo, linh kiện và vật liệu đã niêm yết cổ phiếu trên Star Market, một con số vượt trội so với 19 công ty cùng kỳ năm 2021, theo dịch vụ dữ liệu doanh nghiệp Trung Quốc Qichacha.

Những nguồn vốn lớn cũng đang được các công ty quản lý quỹ Trung Quốc huy động. Những công ty này đã triển khai nhiều quỹ liên quan đến chất bán dẫn khác nhau, chuyển tiền của các nhà đầu tư bán lẻ vào cổ phiếu chip.

CBC Credit Suisse Asset Management - một liên doanh giữa Ngân hàng Công thương nhà nước Trung Quốc, doanh nghiệp tài chính cho vay thương mại lớn nhất thế giới theo tài sản và ngân hàng đầu tư 166 năm tuổi của Thụy Sĩ Credit Suisse - tuần trước đã ra mắt một quỹ mới, được chuẩn hóa trên chỉ số chứng khoán chip của quốc gia này.

Tất cả những dòng vốn đầu tư mới này tạo ra một cơ hội lớn cho ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc khả năng đối phó với những hạn chế thương mại mới nhất của Mỹ và việc Washington tăng cường giám sát các công ty, thành phần trong chuỗi cung ứng chip của quốc này.

Cục Công nghiệp và An ninh (BIS), một cơ quan thuộc Bộ Thương mại Mỹ, vào ngày 7/10 đã triển khai các bản cập nhật nhằm hạn chế hơn nữa những khả năng cho phép Trung Quốc có được các chip tính toán tiên tiến, phát triển và bảo trì siêu máy tính, khả năng sản xuất linh kiện bán dẫn tiên tiến, được sử dụng trong các ứng dụng quân sự, bao gồm cả vũ khí hủy diệt lớn.

Ngoài ra, 31 công ty công nghệ, tổ chức nghiên cứu và các thực thể liên quan đến chất bán dẫn của Trung Quốc đã bị Washington bổ sung vào Danh sách chưa được xác minh của Mỹ. Những thực thể có sự trung thực chưa được BIS xác minh sẽ bị đưa vào danh sách này, đóng vai trò như một hạn chế thương mại theo cáo buộc không đủ điều kiện để nhận những mặt hàng công nghệ, tuân theo Quy định quản lý xuất khẩu của chính phủ Mỹ.

Động thái này tuân theo chỉ thị của Washington vào tháng 9, cấm Nvidia và Advanced Micro Devices cung cấp chip tiên tiến cho khách hàng ở Trung Quốc. Tháng 8, chính quyền tổng thống Joe Biden ban hành Đạo luật Khoa học và Chip để tăng cường khả năng sản xuất vi mạch của Mỹ."

Kể từ có những lệnh cấm chip của Mỹ, thị trường vốn được coi là thứ cấp trong nước của Trung Quốc đối các công ty bán dẫn, được thúc đẩy bởi 'lòng yêu nước' và sự hỗ trợ tiềm năng của chính phủ để phát triển mạnh hơn thay vì chu kỳ công nghệ ngắn hạn", nhà kinh tế Ng của Natixis nói. Ví dụ như cổ phiếu của SMIC niêm yết kép, giảm 0,9% tại Hồng Kông nhưng lại tăng 8% tại Thượng Hải kể từ đầu tháng 10.

Chỉ số chip của Star Market, bao gồm 50 công ty bán dẫn hàng đầu Trung Quốc, đã giảm 27% từ đầu năm đến ngày 24/11, theo dữ liệu từ Chỉ số Chứng khoán Trung Quốc do nhà nước điều hành.

Do những hạn chế thương mại và xuất khẩu của Mỹ, lô công ty bán dẫn mới nhất của Trung Quốc lên sàn chứng khoán chủ yếu tham gia vào những công nghệ IC đã trưởng thành và hoàn thiện.

Ví dụ, New Vision Microelectronics tại Thượng Hải chế tạo chip hiển thị và cảm biến bằng quy trình sản xuất 110 nanomet. Các sản phẩm của nhà thiết kế chip nhớ flash có trụ sở tại Thâm Quyến XTX Technology được thực hiện trên các chip xử lý 65nm và 55nm.

Nhiều doanh nghiệp chip chuẩn bị niêm yết cũng tập trung vào thị trường nội địa như công ty Shanghai Southchip Semiconductor Technology Co, có các thành viên sáng lập đến từ nhà sản xuất vi mạch Texas Instruments của Mỹ, có Xiaomi Corp và doanh nghiệp laptov Lenovo Group là khách hàng.

Theo South China Morning Post