|
Ảnh minh họa: Getty |
Các nền kinh tế đang phát triển, bao gồm El Salvador, Ghana, Ai Cập, Tunisia và Pakistan, sẽ sớm phải đối mặt với làn sóng nợ công lịch sử khi mà khối nợ lên tới 1/4 nghìn tỉ USD sẽ tạo nên sức ép khổng lồ đối với các nền kinh tế, theo Bloomberg.
“Với các nước có thu nhập thấp, rủi ro nợ và khủng hoảng nợ không còn là giả thuyết nữa,” trưởng kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới, Carmen Reinhart, nói với Bloomberg. “Chúng ta gần đến thời điểm đó rồi.”
Trong vòng 6 tháng qua, số lượng các thị trường đang phát triển có khoản nợ công đã tăng lên gấp đôi, hiện nay sự quan ngại của giới đầu tư về vỡ nợ đã trở thành thực tế. Một nguyên nhân khác gây quan ngại lớn chính là do “hiệu ứng domino” thường xuất hiện khi các nhà đầu tư bắt đầu rút hết tiền khỏi những quốc gia đang gặp vấn đề kinh tế.
Trong tháng 6 vừa qua, các nhà đầu tư được cho là đã rút 4 tỉ USD ra khỏi thị trường chứng khoán và trái phiếu ở thị trường đang phát triển, đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp dòng vốn bị chảy ra ngoài thị trường đang phát triển.
Thêm nữa, tình trạng bất ổn chính trị rất có khả năng xảy ra do vỡ nợ. Hồi đầu năm nay, Sri Lanka trở thành quốc gia đầu tiên trả lãi cho các chủ nợ nước ngoài. Người dân gặp khó khăn trong việc mua thực phẩm và nhiên liệu, làm dấy lên nhiều cuộc biểu tình và hỗn loạn chính trị.
“Cộng đồng người dân đang hứng chịu tình trạng giá thực phẩm cao, thiếu nguồn cung có thể trở thành nhân tố gây ra bất ổn chính trị,” theo Bloomberg.