Trong trường hợp dự báo trước về hiện thực cuộc sống giống như các trận đấu thể thao, Đông Nam Á đang trở thành đấu trường lớn cho các cường quốc quân sự lớn đấu tranh và hợp tác trong khi rất ít hoặc không có thành viên Đông Nam Á nào tham gia.
Vào tháng 4/2016, Mỹ, Nhật và Úc đã tiến hành cuộc tập trận hải quân tay ba trên Biển Đông. Vào tháng 6, vùng biển Philippines lần đầu tiên trở thành đấu trường cho các cuộc tập trận thường niên Malabar kéo ba nước Ấn, Mỹ, Nhật xích lại gần nhau. Những cuộc tập trận này đều tập trung vào khả năng tác chiến của tàu ngầm và chống tàu ngầm. Tháng 9, Biển Đông sẽ lần đầu tiên trở thành đấu trường cho các cuộc diễn tập quân sự song phương giữa Nga và Trung Quốc.
The Strait Times nhận xét, hành động quân sự của Trung Quốc ở khu vực các nước Đông Nam Á đã tăng nhanh hơn bất kỳ nước lớn nào khác ngoài khu vực. Quyết định của Trung Quốc đặt hệ thống răn đe hạt nhân đặt trên lực lượng tàu ngầm còn non yếu của mình ở đảo Hải Nam là một thay đổi quan trọng và gây rối tình hình an ninh khu vực Đông Nam Á. Những tàu ngầm này hiện phải đi từ đảo Hải Nam, qua Biển Đông, qua Biển Philippines tới Tây Thái Bình Dương để có thể đe dọa nước Mỹ phía bên kia địa cầu.
Quyết định này đã biến Biển Đông thành đấu trường chính cho đối đầu quân sự Trung- Mỹ. Việc chi tiêu gần đây nhằm quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa và đặt các tên lửa chống tàu trên quần đảo Hoàng Sa đã nâng cao khả năng kiểm soát biển và năng lực chống tiếp cận của Trung Quốc trên toàn Biển Đông.
Theo The Strait Times, sự phát triển tên lửa hạt nhân và tên lửa thông thường của Trung Quốc cùng với chương trình hiện đại hóa hải quân đang làm giảm tính vượt trội của vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường của Mỹ ở Đông Á và khiến Mỹ hướng đến việc triển khai các đội quân và thiết bị ở Đông Bắc Á và lãnh thổ nước Mỹ trở nên dễ tổn thương hơn. Những động thái này đều khiến quân đội Mỹ có lợi ích sâu sắc hơn trên Biển Đông. Thứ nhất là để theo dõi tốt hơn và để ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc ở Biển Đông và biển Philippine; thứ hai là để tái phân phối lại các tài sản và thiết bị của Mỹ khỏi các khu vực Nhật Bản và Hàn Quốc.
Chiến lược tái cân bằng của Mỹ tới châu Á là một yếu tố đối ứng với việc nước này không kiên định với kế hoạch quốc phòng Mỹ đề ra cho khu vực hàng thập kỷ qua. Mỹ muốn sự hỗ trợ nhiều hơn từ các đồng minh và đối tác an ninh trong khu vực để giúp duy trì sự ưu việt chiến lược của Mỹ trong khu vực Đông Á, ưu thế mà nhiều nước khu vực từ lâu đã cho là nghiễm nhiên khi thiết lập các kế hoạch chiến lược.
Úc và Nhật Bản đã đáp lại phần lớn lời kêu gọi đó, điều này phản ánh các lợi ích an ninh mà cả hai đồng minh này cùng chia sẻ với Mỹ trong khu vực Đông Nam Á và hơn thế. Các hành vi quân sự của Mỹ, Nhật và Úc ở Đông Nam Á đều phối hợp nhịp nhàng và liên hoàn hơn. Các phát triển về radar phòng thủ tên lửa đạn đạo giữa ba đồng minh này mang lại cho họ nhận thức tốt hơn về đấu trường Biển Đông và Biển Philippine hơn bất kỳ quốc gia ven biển nào ở Đông Nam Á.
The Strait Times cho rằng, các nước Đông Nam Á phần lớn đều đứng trên khán đài theo dõi cuộc đấu tranh và hợp tác giữa các nước lớn trên các vùng biển trong khu vực. Có ba lí do có thể lí giải cho sự phản ứng một cách thụ động này:
1. Không quân đội của quốc gia Đông Nam Á nào có thể đọ với các cường quốc trên. Quân đội và ngân sách quốc phòng của các nước này là rất nhỏ. Singapore là nước có ngân sách quốc phòng lớn nhất và sở hữu lực lượng hải quân và không quân có khả năng chiến đấu lớn nhất ở khoảng cách xa. Cho dù Singapore chỉ có 6 tàu chiến cỡ lớn (kể cả các tàu khu trục nhỏ) trong khi Nhật Bản có đến 46 chiến hạm.
2. Sự đấu tranh và hợp tác giữa các cường quốc đang diễn ra dưới nước và trên không. Không quốc gia Đông Nam Á nào tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trong khu vực do Mỹ dẫn đầu tập trung vào mối đe dọa Trung Quốc và Triều Tiên. Khả năng tác chiến tàu ngầm và chống tàu ngầm trong khu vực rất hạn chế.
3. Các nước Đông Nam Á từ lâu đã do dự trong việc quá thân thiết với bất kỳ cường quốc nào vì muốn tự chủ chiến lược. Quan hệ liên minh Nhật, Úc và Hàn Quốc với Mỹ lại sâu sắc hơn và tập trung hơn vào kế hoạch tự phòng thủ của các nước này hơn là quan hệ mà Mỹ xây dựng ở Đông Nam Á. Nhật, Úc, Hản Quốc (thậm chí cả Đài Loan) đều phụ thuộc vào sự răn đe hạt nhân của Mỹ.
Các nước Đông Nam Á, ngoại trừ một số thành phần đặc biệt, đều không có khả năng và chưa chuẩn bị, thậm chí là không sẵn sàng để trở thành một nhân tố chủ động trong mối quan hệ hợp tác và đấu tranh giữa các nước lớn trên đấu trường biển Đông Nam Á.
The Strait Times kết luận, xem những nước lớn chiến đấu để giành chiến thắng trong đấu trường thể thao ở Đông Nam Á là một điều tuyệt vời cho các fan hâm hộ thể thao trong khu vực. Nhưng chứng kiến những cường quốc quân sự sử dụng Đông Nam Á như một đấu trường cho lợi ích riêng của họ thì lại là điều đáng quan ngại với các nước trong khu vực.