Bão Yagi tàn phá khủng khiếp, nhiều người thương vong

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Cơn bão số 3 đang hoành hành ở nhiều tỉnh Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng. Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, bão số 3 gây ra nhiều thiệt hại người và tài sản.

20h tối nay, thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 19 giờ ngày 07/9, vị trí tâm bão số 3 ở trên đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

dbqg_xtnd_20240907_2000.gif
Dự báo đường đi của bão số 3. (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia)

Bão số 3 càn quét qua Hà Nội

Tối 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều chung cư ở Hà Nội, gió giật mạnh khiến nhiều căn hộ bị bung, nứt cửa sổ, cửa chắn gió phòng khách khiến nước thấm hoặc mưa phả thẳng vào nhà. Nhiều cư dân phải vất vả chống thấm nước.

d9d541be-7c2c-4c5e-aaad-5d44936d73e2.jpeg
Mưa gió lớn từ bão số 3 khiến nước thấm vào nhiều căn hộ chung cư ở Hà Nội khiến cư dân khốn đốn.

"Tôi ở Hà Nội 20 năm nay, nhưng chưa bao giờ chứng kiến cơn bão nào đáng sợ như vậy, gió mạnh khủng khiếp, cửa sổ nhà tôi lung lay, như muốn bung khỏi tưởng" - anh Lâm ở Hà Đông, Hà Nội chia sẻ.

kh.jpg
Sảnh chung cư ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội bị kéo sập. (Ảnh: K.H)

4 người tử vong, 78 người bị thương

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17h chiều cùng ngày, bão số 3 gây ra nhiều thiệt hại người và tài sản. Theo đó, 4 người chết (Quảng Ninh 3 người, Hải Dương 1) và 78 người bị thương (Quảng Ninh 58, Hải Phòng 20).

Về tài sản, 5 tàu xi măng, 1 tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu (Quảng Ninh), 1 tàu vận tải (Huyển Trang 2 - Hải Phòng) bị đứt neo trôi dạt.

Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương mất điện diện rộng. Nhiều nhà ở bị hư hỏng, tốc mái và hàng nghìn cây xanh bị ngã đổ tại các tỉnh, TP Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Thiệt hại nặng nề

Tại buổi Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8 vào hơn 15h chiều 7/9, ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều về phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cung cấp thông tin mới nhất về tình hình cơn bão số 3.

Theo ông Luận, về thiệt hại, đến thời điểm hiện tại, ghi nhận 1 người tại Hải Dương bị thiệt mạng do cây đổ khi đang lưu thông trên đường. 05 tàu xi măng, 01 tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu (Quảng Ninh); hơn 100 cây xanh bị đổ ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Trao đổi qua điện thoại, hiện nay ở Quảng Ninh thiệt hại rất nặng nề, đặc biệt là hệ thống cây xanh, cột điện, nhà tôn, mái ngói... bay hết. Đến sáng mai, mới có thể kiểm đếm hết những thiệt hại này.

Tại Sở Chỉ huy tiền phương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng – Thủy văn Hoàng Đức Cường cho biết, sau khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền, sức gió vẫn duy trì cấp 12-13, giật cấp 14-16, dự kiến đến khoảng 16h mới giảm dần. Các vùng sâu trong đất liền cấp độ gió sẽ tăng dần, riêng tại Hà Nội, từ 15h có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9-10, kéo dài đến 19h.

z580611258343407051df28193db174575991c9349d75d-1725684438711983458487.jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Sở Chỉ huy tiền phương ngay khi bão số 3 đổ bộ vào đất liền. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Ông Hoàng Đức Cường nhấn mạnh, ngay sau khi tâm bão đi qua, sức gió sẽ giảm hoặc ngừng sau đó tăng trở lại, trước khi giảm hẳn, vì vậy, người dân phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, ra đường, về nhà ngay khi thấy hiện tượng gió giảm hoặc ngừng.

Tại Hà Nội gió lớn, nhiều phương tiện không thể di chuyển phải dừng lại
Anh 1.jpg
Cây đa trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội bật gốc chắn ngang đường.

Gió giật khủng khiếp, thổi bay mái tòa nhà công ty giày Thượng Đình

Lúc 15h chiều nay tại Hà Nội, do ảnh hưởng từ hoàn lưu bão, gió giật cực mạnh, nhiều cây cối đã bị kéo đổ, nhà cửa tốc mái. Trong đó, có mái tôn tòa nhà sát đường Nguyễn Trãi của Công ty giày Thượng Đình bị gió thổi bay. Cây đa cổ thụ bên cạnh cây xăng trên đường Hoàng Quốc Việt đã bị bật gốc.

Trung tâm chỉ huy Công an Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 70 tin báo cứu nạn cứu hộ cây đổ do ảnh hưởng của bão Yagi gây ra trên địa bàn.

Mái tôn tòa nhà Công ty giày Thượng Đình, Hà Nội bị gió thổi bay. (Clip: Facebook OFFB)
Gió mạnh khủng khiếp khi bão số 3 đổ bộ vào Hạ Long, Quảng Ninh

Trong khi đó, cơn bão số 3 đang hoành hành ở Quảng Ninh và Hải Phòng, gió giật rất mạnh.

hl.jpg
Gió mạnh từ cơn bão số 3 kéo đổ hàng loạt cây ven đường ở Hạ Long, Quảng Ninh. (Ảnh: VietNamNet)

Tại Quảng Ninh và Hải Phòng, nhiều cây cối, nhà cửa, cơ sở hạ tầng, nhà dân, tàu bè bị hư hỏng, kéo chìm do bão số 3.

Gió giật sập tường, làm vỡ kính trong một ngôi nhà ở Hải Phòng
doson.jpg
Bão kéo đổ tường một căn nhà tại Đồ Sơn, Hải Phòng

100 nhà dân, trụ sở, trường học, khách sạn bị tốc mái tôn

Tại Quảng Ninh, lúc 12h trưa nay, do bão số 3, huyện Tiên Yên mưa, gió rất lớn, nhiều cây xanh gãy đổ, nhà lợp tôn bị tốc mái, bè nuôi trồng thủy hải sản của người dân bị trôi. Đặc biệt, xã Đồng Rui là xã hứng chịu sức gió mạnh và đang bị ảnh hưởng nhiều nhất.

congancoto.jpg
Mái tôn bị gió bão tốc bay vào Trụ sở Công an huyện Cô Tô. (Ảnh: CTTĐT tỉnh Quảng Ninh)

Tại huyện đảo Cô Tô, bão số 3 đã đổ bộ lúc 11h30 với cường độ cấp 13, giật cấp 16, di chuyển theo hướng Đông Nam. Theo thống kê đến thời điểm hiện tại, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, toàn huyện đảo Cô Tô bị mất điện, 30 điểm dây điện bị đứt; mất kết nối hệ thống cáp quang mạng viễn thông; 6 tàu tại khu vực âu tàu bị đắm; khoảng 100 nhà dân, trụ sở, trường học, khách sạn bị tốc mái tôn, chưa có nhà bị sập; trên 80 cây xanh 2 bên đường bị gãy đổ. Hiện không có thiệt hại về người.

ct2.jpg
7.jpg
Nhiều cây cối, hệ thống hạ tầng giao thông bị gãy đổ do ảnh hưởng của bão số 3. (Ảnh: CTTĐT tỉnh Quảng Ninh)
fd.jpeg
Tại huyện Đầm Hà, Quảng Ninh có gió và mưa lớn liên tục do ảnh hưởng bão Yagi, gây đổ gãy nhiều cây xanh, biển báo.
IMG_2288.jpeg
Bão số 3 làm gãy cây tại Hà Nội sáng nay, rất may sự việc không gây thiệt hại về người.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, bão số 3 đang tiến gần vào khu vực giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Gió mạnh đã ghi nhận đến lúc này (10h20 ngày 7/9/2024):

dbqg_xtnd_20240907_1100.gif
Dự báo đường đi của bão số 3. (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia)

Cô Tô (Quảng Ninh) cấp 12, giật cấp 15; Cửa Ông (Quảng Ninh): cấp 12, giật 14; thành phố Hải Phòng: cấp 7, giật cấp 9; Thái Bình cấp 7, giật cấp 10; TP. Hải Dương cấp 6, giật cấp 8.

dan.jpg
Người dân Quảng Ninh được chính quyền địa phương di dời đến nơi an toàn.
coto3.jpg
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, lúc 9 giờ sáng nay, cơn bão số 3 gây mưa và gió rất to. Gió cao nhất đạt từ 46,2m/s đến 50,9m/s, tương đương 167-183km/giờ, là cấp 15. Hiện nay gió tiếp tục đang mạnh lên rất nhanh. Thông tin ghi nhận ban đầu, toàn huyện đảo Cô Tô có rất nhiều cây xanh ven đường và nhiều cây ăn quả bị nghiêng, gãy đổ; có nhiều mái tôn bị tốc bay khỏi vị trí ban đầu; có 4 tàu xi măng trong khu âu cảng đang bị đắm
trên địa bàn thành phố có gió mạnh cấp 9 cấp 10, giật cấp 11-12 kèm theo mưa lớn2.jpg
Tương tự, tại huyện Vân Đồn, TP.Cẩm Phả, gió mạnh, nhiều cây lớn, biển quảng cáo bị quật đổ. Lực lượng chức năng đang tích cực xử lý thiệt hại.
hp2.jpg
Ở Đồ Sơn (Hải Phòng) hiện đang mưa to, gió mạnh, cây đổ la liệt.
z5805465722707151a0caaa8a351293e057736539920d4-17256729314841862886919.jpg
Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia kiểm tra tình hình diễn biến bão số 3 đang tiến vào các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, TP. Hải Phòng.

Tại Quảng Ninh, gió giật khủng khiếp

Tại đảo Cô Tô, theo hình ảnh từ người dùng Facebook “Tuấn Biển Đảo” chia sẻ, bão số 3 đổ bộ có gió giật khủng khiếp, nhiều ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, cây cối bị gãy đổ.

Hình ảnh bão số 3 đổ bộ vào huyện đảo Cô Tô do người dùng Facebook “Tuấn Biển Đảo” chia sẻ.
mongcai.jpg
Trên địa bàn TP.Móng Cái, lúc 8h30 có gió cấp 6 giật trên cấp 7, trời đổ mưa lớn, toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh đã tạm dừng; các cửa khẩu Bắc Luân I, Bắc Luân II và Lối mở Km3+4 Hải Yên tạm thời dừng hoạt động, các đơn vị đang duy trì trực chiến đấu nhằm đảm bảo an toàn cơ sở vật chất, an ninh cửa khẩu.
mongcai2.jpg
Tại Móng Cái đã có tổng số hơn 40 cây xanh đổ gãy, một số biển quảng cáo bị rách, tuy nhiên chưa có thiệt hại nặng.

Tại Hà Nội, chuyên gia khuyến cáo người dân hạn chế ra đường

Tại Hà Nội, chịu ảnh hưởng của bão số 3 từ khoảng 6h30 sáng nay bắt đầu có gió mạnh kèm theo mưa trên diện rộng.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, Hà Nội có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10 có thể gây gãy đổ cây, biển quảng cáo rất nguy hiểm nên khuyến cáo người dân nên ở nơi tránh trú an toàn, không nên ra đường. Hà Nội sẽ có mưa lớn nên người dân cần đề phòng ngập lụt.

Bão đổ bộ vào huyện đảo Cô Tô

Thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, lúc 7h05 sáng 7/9, bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào Cô Tô gây mưa lớn, gió giật mạnh cấp 11.

Bão đổ bộ trực tiếp vào Cô Tô gây mưa lớn, gió giật mạnh cấp 11, nhiều cây cối gãy đổ1.jpg
7 giờ sáng nay, cơn bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào huyện đảo Cô Tô gây mưa to, gió to, gió giật mạnh cấp 11. (Ảnh: CTTĐT tỉnh Quảng Ninh)

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều cây xanh tại huyện đảo Cô Tô và huyện Vân Đồn đã bật gốc, gãy đổ.

Lê Minh Hoan đã kiểm tra tại khu vực Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu1.jpg
Trong sáng sớm nay 7/9, trước tình hình, diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã kiểm tra tại khu vực Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu. Cùng đi có ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh.
Bão đổ bộ trực tiếp vào Cô Tô gây mưa lớn, gió giật mạnh cấp 11, nhiều cây cối gãy đổ2.jpg
Cây cối ở khu vực xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô bị gió bão giật gãy đổ. (Ảnh: CTTĐT tỉnh Quảng Ninh)

Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, lãnh đạo huyện Cô Tô và các xã, thị trấn, lực lượng chức năng của huyện đã trực tiếp đi kiểm tra tình hình mưa bão tại các khu dân cư trên địa bàn, công tác di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Vân Đồn gió và mưa bắt đầu tăng cấp độ và lượng so với thời điểm 5 giờ sáng1.jpg
Tại huyện Vân Đồn Quảng Ninh, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Vân Đồn gió và mưa bắt đầu tăng cấp độ và lượng so với thời điểm 5 giờ sáng. Cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 trên địa bàn xã Minh Châu, huyện Vân Đồn. (Ảnh: CTTĐT tỉnh Quảng Ninh)
coto2.jpg
Người dân Cô Tô được di dời đến nhà văn hóa, nhà nghỉ, khách sạn đảm bảo an toàn. (Ảnh: CTTĐT tỉnh Quảng Ninh)

Trước đó, trước diễn biến phức tạp của bão số 3, theo Ban chỉ huy PCTT-TKCN và phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Ninh, tính đến sáng nay, toàn tỉnh đã tổ chức di dời 2.053 hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ ảnh hưởng.

Hoàn lưu bão rộng, Nghệ An đến Thừa Thiên Huế cần đề phòng

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên đất liền, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều 7/9).

Anh 1.jpg
Dự báo vị trí di chuyển của bão.

Ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối 7/9).

Khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0-8,0m.

Vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0-3,0m, sau tăng lên 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.

Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hoá)-2,0m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm 07/9. Ven biển Quảng Ninh -Hải Phòng cần đề phòng nước rút khoảng 0,5m vào khoảng sáng và trưa 7/9.

Từ ngày 7/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 07/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối 7/9 đến đêm 8/9).

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh

Thủ tướng yêu cầu các địa phương đảm bảo an toàn cho người dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có Công điện thứ 3 về việc tập trung ứng phó bão Yagi và mưa lũ sau bão.

Công điện được gửi tới bí thư, chủ tịch 25 tỉnh, thành phố - những nơi chịu ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, cùng bộ trưởng các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao, Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành địa phương tập trung ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân và Nhà nước. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố nêu trên, căn cứ diễn biến tình hình bão, mưa lũ thực tế tại địa phương khuyến cáo người dân hạn chế đi ra ngoài đường nếu không có việc thực sự cần thiết; quyết định việc cho học sinh các cấp nghỉ học để bảo đảm an toàn.

Bão Yagi dài nhất trong lịch sử

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, cho biết Yagi là siêu bão hiếm thấy.

Theo ông Khiêm, các siêu bão trước đây chủ yếu hình thành ở vùng biển tây bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và thường giảm cường độ, rất hiếm khi có bão thành siêu bão ngay trên Biển Đông.

Theo thống kê, chưa có cơn bão nào ở Biển Đông mà mạnh lên thành cấp siêu bão (cấp 16), chỉ có 2 cơn đi từ tây bắc Thái Bình Dương vào khu vực Biển Đông đạt cấp siêu bão nhưng không ảnh hưởng đến đất liền nước ta là bão Rai (cơn bão số 9 tháng 12/2021) đạt cấp 16 trên Biển Đông hướng vào miền Trung sau đi vòng lên và tan dần trên Biển Đông. Bão Saola (cơn bão số 3 năm 2023) đạt cấp 16 trên Biển Đông đi vào nam Trung Quốc và tan dần.

Đối với bão Yagi, ông Khiêm nhận định cũng có quá trình mạnh lên rất nhanh, từ thời điểm vào Biển Đông (ngày 2/9) cấp 8, đến hơn 2 ngày sau đã mạnh thêm tới 8 cấp, đạt cấp siêu bão vào ngày 5/9 và điều này tương đối hiếm gặp trong lịch sử đối với bão trên Biển Đông. Thời gian duy trì cường độ cấp 16 hơn một ngày là dài đối với một cơn bão trên Biển Đông và lịch sử chưa từng ghi nhận điều này.

Ông cũng đưa ra lời khuyên, khi bão chưa vào mọi người cần thực hiện nghiêm hướng dẫn của chính quyền địa phương, chằng chống nhà cửa, nhà xưởng, thiết bị, cây xanh, neo đậu tàu thuyền vào nơi an toàn; sơ tán người dân khỏi các nhà canh, nuôi trồng thủy hải sản.