Báo Nga: Tiêm kích F-35 và Canada là một vụ tống tiền

Theo báo Sputnik của Nga, việc phát triển kỹ thuật quốc phòng như máy bay tiêm kích thế hệ 5 là một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp và tốn kém.
Chiến cơ F-35 của Không quân Mỹ.

Hiện nay, máy bay Mỹ F-22 Raptor là loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 duy nhất đang được sử dụng trên thế giới. 

Trong năm nay, muộn nhất năm 2017, Nga sẽ bắt đầu bàn giao cho Bộ Quốc phòng dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50. 

Trong khi đó, kể từ giữa những năm 1990, Hoa Kỳ phát triển một chương trình đầy tham vọng khác  — chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Lockheed Martin F-35, mà theo kế hoạch của Mỹ, nó sẽ trở thành máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới.

Tuy nhiên, kỳ vọng đôi khi không phù hợp với khả năng thực tế. Hóa ra, thậm chí một nước mạnh như Hoa Kỳ không thể một mình tự gánh vác các công việc thực hiện một dự án lớn như vậy. 

Do đó, tài trợ cho dự án này có một số nước NATO quan tâm đến việc mua loại máy bay chiến đấu tương lai, đó là Canada, Anh, Ý, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Na Uy và Đan Mạch. 

Tuy nhiên, do chi phí của dự án ngày càng tăng và có rất nhiều vấn đề với những chiếc "F-35" đầu tiên, ban lãnh đạo Canada bắt đầu suy nghĩ có nên tham gia không vào một dự án có nhiều vấn đề chưa rõ.

Liệu Ottawa cần phải tiếp tục chi tiêu những khoản tiền rất lớn (Canada góp vốn cho dự án hơn 0,6 tỷ USD) để có được chiếc máy bay với những thiếu sót nghiêm trọng?

Vào cuối năm 2015, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nói về F-35 rằng, "có những loại máy bay thay thế cho F-35 với giá thành rẻ hơn rất nhiều, mà chúng tôi có thể sử dụng". 

F-35.

Tuy nhiên, công ty Lockheed Martin đã ra một tuyên bố có thể được coi là hành động "tống tiền". Phát ngôn viên của công ty cho biết, trong trường hợp Canada từ chối mua tiêm kích F-35, Lockheed Martin buộc phải chấm dứt sự hợp tác với các công ty Canada tham gia chương trình phát triển loại máy bay này. 

Có chú ý đến việc, hơn một trăm công ty Canada tham gia các công việc theo dự án F-35, đây là mối đe dọa nghiêm trọng. Tức là, nếu chính phủ Canada thông qua quyết định tiết kiệm tiền thì điều đó có thể gây thiệt hại kinh tế lớn và nhiều người sẽ bị mất việc.

Vào cuối năm 2015, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã nói về F-35 rằng, "có những loại máy bay thay thế cho F-35 với giá thành rẻ hơn rất nhiều, mà chúng tôi có thể sử dụng". 

Tuy nhiên, công ty Lockheed Martin đã ra một tuyên bố có thể được coi là hành động "tống tiền". Phát ngôn viên của công ty cho biết, trong trường hợp Canada từ chối mua tiêm kích F-35, Lockheed Martin buộc phải chấm dứt sự hợp tác với các công ty Canada tham gia chương trình phát triển loại máy bay này. 

Có chú ý đến việc, hơn một trăm công ty Canada tham gia các công việc theo dự án F-35, đây là mối đe dọa nghiêm trọng. Tức là, nếu chính phủ Canada thông qua quyết định tiết kiệm tiền thì điều đó có thể gây thiệt hại kinh tế lớn và nhiều người sẽ bị mất việc.

Xét theo mọi việc, mối đe dọa từ Lockheed Martin đã mang lại kết quả: vào cuối tháng Sáu, chính phủ Canada đã đóng thêm $33 triệu USD để giữ chỗ trong chương trình F-35.

Tình trạng này cho thấy rõ tính dễ bị tổn thương trong điều kiện hiện nay khi các nước có quan hệ phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. 

Mọi người đều biết về những phương pháp gây áp lực lên những quốc gia để buộc họ thay đổi đường lối chính trị, ví dụ, phương pháp này đang được sử dụng đối với Iran và Nga. 

Tuy nhiên, trong trường hợp với Canada, đây là một hiện tượng mới — áp lực lên chính phủ không phải từ phía một nước khác, mà từ phía một tập đoàn lớn của nước ngoài. 

Sputnik bình luận rằng "lời đe dọa từ phía Lockheed Martin buộc chúng ta phải suy nghĩ về một vấn đề quan trọng khác — nếu các nhà sản xuất lớn cung cấp thiết bị quân sự có thể gây áp lực lên chính phủ, thì không có gì ngạc nhiên khi số lượng xung đột quân sự trên thế giới ngày càng tăng lên."