Trước hết, Glaser viết, họ không thể bảo vệ nước Mỹ khỏi bị tấn công trực tiếp. "Việc triển khai 80.000 binh sĩ trên 350 cơ sở ở châu Âu không có quan hệ trực tiếp đến an ninh của Mỹ", — nhà phân tích viết.
Tác giả này lưu ý rằng, Hoa Kỳ vốn đã được hai đại dương và kho vũ khí hạt nhân bảo vệ. Thứ 2, luận điểm " hiệu ứng răn đe" của các căn cứ quân sự đã được đánh giá quá cao.
Hơn nữa, hiệu ứng này có thể đảo ngược. Thứ 3, theo Glaser, căn cứ quân sự không phải lúc nào cũng ngăn chặn được việc mở rộng vũ khí hạt nhân.
Bằng cách này, có lẽ là có thể ngăn chặn xuất hiện kho vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng những biện pháp tương tự có thể khiêu khích các nước láng giềng, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên tự phát triển riêng vũ khí hạt nhân.
Thứ 4, các căn cứ quân sự có thể gây ra bất mãn trong dân chúng địa phương. Thứ 5, sự hiện diện căn cứ tại nước này hay nước khác có thể dẫn đến việc Washington sẽ buộc phải duy trì "chế độ độc tài" của quốc gia đó.
Chuyện đó đã xảy ra, ví dụ, trong trường hợp của Bahrain, là căn cứ chính của Hạm đội Năm Hoa Kỳ. Thứ 6, Mỹ có thể vướng vào các cuộc xung đột không cần thiết bởi vì chính các căn cứ quân sự của mình.
Ví dụ, trường hợp cuộc xung đột ở Biển Đông, Washington sẽ phải can thiệp để thực hiện đảm bảo an ninh cho Đài Loan, Nhật Bản và Philippines.
Và cuối cùng, thứ 7, các căn cứ quân sự của Mỹ đã lỗi thời về mặt kỹ thuật. Hiện nay, nhờ có công nghệ mới, các đơn vị quân sự có thể triển khai chuyển quân nhanh chóng đến khoảng cách xa, vì vậy họ có thể đóng quân ngay tại Mỹ, tác giả nhận xét.