|
Biển Đông dậy sóng vì những chính sách hiếu chiến, mang tính xâm lược của Trung Quốc |
Hành đông của Trung Quốc triển khai các bệ phóng tên lửa đất đối không trên hòn đảo lớn nhất – (đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ) đã gây ra nhiều phản ứng đáng báo động. Hành động khiêu khích của Trung Quốc được coi là một tín hiệu mang tính chuyển ngoặt, tức Bắc Kinh đang tập trung để giành được sự bá quyền và thống trị về quân sự trên Biển Đông.
Mỹ lên án những hành vi thiển cận của Trung Quốc
Những hình ảnh chụp từ vệ tinh về đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa từ đầu tháng cho thấy, hệ thống tên lửa HQ- 9 triển khai ở đó lần đầu tiên. Đảo Phú Lâm là trong phần phía Bắc của Biển Đông, cách phía Đông Nam đảo Hải Nam khoảng 250 dặm, cách phía Bắc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc bồi đắp, xây dựng trái phép 500 dặm. Không giống như quần đảo Trường Sa, được tranh cãi bởi nhiều quốc gia, chỉ có Việt Nam và Đài Loan đưa ra tuyên bố về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã chiếm cứ trái phép đảo Phú Lâm trong nhiều thập kỷ và xây dựng rất nhiều công trình dân sự và quân sự trên hòn đảo này.
Từ lâu đảo Phú Lâm đã là khu vực được bố trí hệ thống radar giám sát, sân bay và nơi trú ẩn cho máy bay quân sự. Cuối năm ngoái , Trung Quốc đã triển khai các máy bay tiên tiến trên hòn đảo này, và hành vi này được lặp lại trong thời gian mới đây.
Theo Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - đô đốc Scott Swift, đây ít nhất là lần thứ ba tên lửa phòng không được triển khai tới đảo Phú Lâm, mặc dù những lần triển khai trước đó là hệ thống tên lửa thấp hơn. Vào những dịp trước đó, Trung Quốc đã tranh thủ thời điểm tập trận để đưa tên lửa ra quần đảo Phú Lâm, nhưng lần này lại không như vậy.
Năm 2015, trong chuyến thăm Washington, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết không quân sự hóa biển Đông.
Bài viết còn nhấn mạnh, Trung Quốc cho rằng việc họ triển khai tên lửa không ảnh hưởng đến bất kỳ lợi ích quan trọng nào của Mỹ ở Biển Đông; Họ không làm tăng mối đe dọa cho hoạt động hàng không và hàng hải tự do của Mỹ; Cũng không mang lại một hòn đảo thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc bằng các phương tiện phi hoà bình; Họ không đe dọa tàu biển quốc tế đi lại trên biển và cũng không thể bảo vệ đảo Phú Lâm khỏi sự hủy diệt của Mỹ nếu xảy ra cuộc khủng hoảng quân sự hoặc xung đột.
Vậy tại sao Trung Quốc lại làm như vậy? Bài viết nhấn mạnh, hành động bố trí tên lửa không những vi phạm lời cam kết của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mà còn thể hiện rõ hơn sự tự hủy hoại của chính sách mang tính xâm lược của Trung Quốc. Các đợt triển khai quân sự mang quy mô nhỏ và mang tính xâm lược của Trung Quốc ở biển Đông khiến các nước láng giềng đứng về phía đối địch, một mặt họ phải xây dựng hệ thống phòng ngự cho mình, mặt khác phải tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ và Nhật Bản, cung cấp quyền sử dụng hải cảng và sân bay để tăng cường sự hợp tác về quân sự và giành được sự hỗ trợ an ninh từ bên ngoài.
Tàu sân bay Mỹ tiến vào biển Đông để "dằn mặt" Trung Quốc
Bài viết còn chỉ ra rằng, so với 6 năm về trước, vị thế chiến lược của Trung Quốc hiện nay trong khu vực này yếu hơn nhiều, trước đó Trung Quốc không áp dụng chính sách hiếu chiến mang tính xâm lược. Cùng với đó, ở phương Bắc, Trung Quốc không kiểm soát được Triều Tiên, kết quả khiến sự hợp tác giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc được tăng cường.
Cuối cùng, nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại. Trung Quốc không giống với một quốc gia lớn sắc sảo, tự tin, thành công, vươn lên trở thành nhà lãnh đạo của khu vực, mà là tổ hợp của một nhóm quan liêu bề ngoài hống hách, bên trong rỗng tuếch, tiếp tục thực thi các chính sách thiến cận, lỗi thời, tổn hại đến lợi ích lớn hơn của quốc gia.
Đ.Q