Những tín đồ công nghệ chọn ít để được hưởng nhiều
Thăm nhà của Lê Đình Thắng (30 tuổi), ít ai nghĩ anh hiện là Trưởng phòng của một doanh nghiệp Nhật Bản lớn tại Hà Nội. Căn hộ chung cư gần 60m2 trong một khu đô thị cao cấp hầu như không có tài sản gì quý giá.
Phòng khách anh Thắng không đặt tivi hay đồ điện tử cầu kỳ. Thay vào đó là một bộ loa treo tường nhỏ gọn có thể kết nối với smartphone qua bluetooth để nghe nhạc khi cần thư giãn. Bàn ăn thông minh có thể gấp gọn, tủ bếp “giấu kín” kết hợp với bếp âm và lò nướng âm khiến căn hộ như được nhân đôi diện tích.
Anh Thắng cũng không sở hữu ô tô riêng. Khi cần di chuyển, anh đặt xe công nghệ qua ứng dụng trên điện thoại. Nhờ đó anh không bao giờ phải bận tâm chuyện đỗ xe. Trên đường di chuyển, anh còn có thể tranh thủ tối đa thời gian để làm việc.
“7 năm làm việc cho công ty Nhật Bản, điều tâm đắc nhất mà tôi học được từ họ là lối sống tối giản. Sở hữu ít nhất chính là cách để chúng ta được tự do nhiều nhất”, anh Thắng chia sẻ.
Giống như Đình Thắng, chị Vũ Thúy Hằng (26 tuổi), nhân viên một công ty công nghệ cũng là người theo đuổi trường phái sống tối giản. 4 năm thuê nhà tại Hà Nội, Hằng chỉ gặp chủ nhà duy nhất một lần khi mới chuyển đến. Từ đó đến nay, mọi giao dịch đều qua điện thoại. Đều đặn, 6 tháng một lần Hằng chuyển khoản tiền thuê cho chủ nhà.
Các dịch vụ hàng tháng, từ tiền internet, tiền điện, nước đến tiền dịch vụ, Thúy Hằng đều đăng ký thanh toán tự động qua app ngân hàng. Khi cần đi chợ, cô cũng vào app chọn thứ mình muốn mua, 30 phút sau hàng đã được giao đến tận cửa.
“Thời COVID này, tiện ích công nghệ giúp chúng ta hạn chế tối đa việc tiếp xúc mà vẫn có được cuộc sống bình thường”, nữ nhân viên công nghệ nói.
Đình Thắng và Thúy Hằng là những người trẻ tiêu biểu của thế hệ MillenialZ. Đó là khái niệm dùng chung cho những người thuộc Gen Y (25-38 tuổi) và Gen Z (18-24 tuổi). Và giữa họ có một điểm chung, thích sống tối giản và sử dụng các ứng dụng công nghệ tài chính để chi tiêu trong sinh hoạt.
Theo Nghiên cứu U&A được thực hiện bởi Decision Lab tháng 12/2020, tại Việt Nam, thế hệ MillennialZ hiện chiếm tới 47% dân số. Sinh ra trong thời đại Internet, đặc biệt là khi thiết bị di động bùng nổ, các MillennialZ rất cởi mở với những thứ mới, sành công nghệ, chuộng lối sống tối giản, đề cao trải nghiệm và tính cá nhân hóa của sản phẩm, dịch vụ. Các MillennialZ cũng tạo được ảnh hưởng mạnh mẽ khi kiến tạo xu hướng tiêu dùng online và tiên phong trong cuộc “đại chuyển dịch” thanh toán không tiền mặt.
“Bảo bối vạn năng” của của những MillennialZ
Ngày nay, phần lớn các dịch vụ, tiện ích phục vụ đời sống hàng ngày đã được số hóa và đưa lên mạng, tất cả các cửa hàng, trang mua sắm đều cho phép thanh toán không tiền mặt bằng cách quét mã QR hoặc chuyển khoản. Vì thế, việc mang theo tiền mặt dần trở nên thừa thãi, thậm chí còn bị coi là… lỗi thời. “Hành lý” duy nhất của các MillennialZ khi đi làm hay đi chơi chỉ là một chiếc smartphone.
App ngân hàng trong chiếc điện thoại được xem như món “bảo bối vạn năng”, giải quyết một cách nhanh chóng, gọn nhẹ mọi nhu cầu phát sinh trong đời sống hàng ngày, từ gọi xe, ăn uống, thanh toán dịch vụ, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, mua sắm, đặt vé máy bay, mua bảo hiểm… “Trợ thủ” đắc lực còn giúp chủ nhân không bao giờ phải rơi vào tình huống khó xử - quên mang ví khi cần trả tiền..
Trên thực tế, “đường đua” chinh phục các MillennialZ đã chứng kiến sự nhập cuộc sớm của nhiều ngân hàng. Trong đó, TPBank từ lâu đã được định vị là ngân hàng dành cho giới trẻ khi tiên phong “khai phá” và không ngừng cập nhật thêm nhiều tính năng mới cho app, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các MillennialZ.
Ngoài các tính năng chuyển tiền, thanh toán như thông thường, app TPBank còn “chiều lòng” các “thượng đế” khi liên kết với các đối tác cung cấp các dịch vụ “hot” nhất dành cho giới trẻ hiện nay như dịch vụ đi lại (Grab), thương mại điện tử (Airpay, Shopee), dịch vụ giải trí (VieOn, MoMo)...
“Không quá lời khi nói rằng TPBank đã định nghĩa lại về app ngân hàng khi ‘đóng gói’ mọi nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong một ứng dụng thông minh. Không còn lý do gì để cài cả chục app khác nhau trong khi chỉ cần app TPBank là đủ”, anh Đình Thắng đánh giá.
Trong khi đó, với chị Vũ Thuý Hằng, app TPBank đánh trúng tâm lý các tín đồ của lối sống tối giản khi chuyển gần như toàn bộ các giao dịch tại quầy sang phương thức online. Những việc tưởng chừng không thể trước đây như mở mới tài khoản mà không đến ngân hàng, nay đã có thể thực hiện dễ dàng ngay trên app TPBank bằng phương thức định danh khách hàng eKYC. Nhờ tính năng độc nhất vô nhị này, khách hàng chỉ cần… 5 giây là đã sở hữu ngay một tài khoản như ý.
Khách có nhu cầu giao dịch quốc tế hoặc đi công tác nước ngoài còn có thể mở thẻ visa “ảo” MasterCard eMoney ngay trên app trong 2 phút và sử dụng được ngay. Việc nộp tiền vào tài khoản hay mở sổ tiết kiệm cũng có thể tiến hành 24/7 tại hơn 300 hệ thống giao dịch tự động LiveBank.
“Được tích hợp vô số tính năng nhưng app TPBank lại rất mượt mà, thân thiện và dễ sử dụng khi cho phép tìm kiếm bằng giọng nói. Đây cũng là app ngân hàng duy nhất có tính năng thông minh này. Thay vì phải thực hiện nhiều thao tác, tôi chỉ cần ra lệnh là đã có thể thực hiện được giao dịch”, chị Thúy Hằng tâm đắc.
Đặc biệt, khách hàng của TPBank còn được “giải phóng” bộ nhớ khi không cần phải học thuộc hay mất thời gian tra cứu số tài khoản mỗi lúc giao dịch nhờ được hưởng “siêu tính năng” chuyển tiền qua số điện thoại. Kèm theo đó là “món lời” miễn phí chuyển tiền và hơn 60 loại phí khác, miễn phí rút tiền tại mọi cây ATM của ngân hàng Việt Nam.
“Giới trẻ am hiểu, ưa thích công nghệ và đều có trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Họ có thể làm chủ tình hình tài chính, dần dần họ sẽ làm chủ gia đình, quyết định chi tiêu. Đây là nhóm khách hàng tiềm năng cho dịch vụ ngân hàng số và TPBank sẽ mang tới những sản phẩm tài chính công nghệ mà họ thật sự cần”, ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank, cho biết.