Báo Anh tố ông Putin thực hiện chiến dịch giúp Trump đắc cử, Điện Kremlin phản ứng phẫn nộ!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chính quyền Moscow phản ứng đầy phẫn nộ trước cáo buộc vô căn cứ cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị các quan chức an ninh hỗ trợ ông Donald Trump đắc cử.
The Guardian của Anh đưa ra cáo buộc vô căn cứ về ông Putin, khiến Điện Kremlin phản ứng phẫn nộ (Ảnh: Sputnik)
The Guardian của Anh đưa ra cáo buộc vô căn cứ về ông Putin, khiến Điện Kremlin phản ứng phẫn nộ (Ảnh: Sputnik)

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với hãng RT vào tối ngày 15/7, phát ngôn viên của Tổng thống Putin đã chỉ trích thông tin trên, được đăng tải trên tờ báo Anh The Guardian. “Đây hoàn toàn là điều hư cấu”, ông Dmitry Peskov nói. “Nói thẳng ra là nó thật ngớ ngẩn. Đương nhiên đây là dấu hiệu của một ấn phẩm hoàn toàn kém chất lượng. Có thể tờ báo này đang cố gắng tăng sự nổi tiếng của nó hoặc đang mắc chứng sợ Nga”.

Bài viết trên The Guardian, tác giả là nhà báo Anh Luke Harding và 2 nhân viên khác của tòa soạn, tuyên bố rằng ông Putin từng “tự phê duyệt một chiến dịch của cơ quan điệp viên bí mật để hỗ trợ “người bất ổn về tâm lý” Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, trong một phiên họp kín của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga”.

Thông tin gây chấn động này được cho là dựa trên “thứ được đánh giá là tài liệu rò rỉ từ Điện Kremlin”.

Theo RT, nhà báo Harding từng đưa ra nhiều câu chuyện sai sự thực liên quan tới cái gọi là thuyết âm mưu “Russiagate” – thuyết trở nên nổi tiếng sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Năm 2018, nhà báo này đăng tải một câu chuyện hoàn toàn sai sự thực, nói rằng “người thổi còi” Julian Assange và nhà vận động hành lang Mỹ Paul Manafort đã gặp gỡ ở London. Vài viết này chỉ dựa trên “những nguồn tin” giấu tên. Thông tin giả này sau đó bị phanh phui, nhưng The Guardian lại từ chối chỉnh sửa lại.

Trong lúc làm việc tại Moscow năm 2007, Harding bị cáo buộc đạo văn bởi The Exile – một tạp chí nhỏ độc lập. Chủ của Harding phải đưa ra lời xin lỗi vào thời điểm đó.

Theo bài viết mà Harding đăng tải trên The Guardin hôm 15/7, giới chức chop bu Kremlin đồng tình cho rằng việc ông Trump vào Nhà Trắng sẽ đảm bảo được các mục tiêu chiến lược của Moscow, đồng thời kích động “bất ổn xã hội” xảy ra ở Mỹ và ẫn tới “vị thế đàm phán suy yếu của Tổng thống Mỹ”.

“Chắc chắn rằng tất cả những điều này không thể nào dựa trên sự thực. Về cơ bản, nó không đúng chút nào” – ông Peskov nhận định – “Đây có khả năng là một âm mưu khác nhằm bôi nhọ nước Nga và ông Putin, điều mà tờ The Guardian muốn làm hết lần này đến lần khác, hoặc là một nỗ lực nhằm thu hút độc giả mới bằng cách đưa ra những thể loại chuyện như vậy”.

Xuyên suốt đời Tổng thống của ông Trump là hàng loạt cáo buộc “Russiagate” – thuyết âm mưu mà các đối thủ của ông thêu dệt, cho rằng ông cấu kết với Điện Kremlin, thậm chí ông là một đặc vụ ngầm của Nga. Bất chấp những cáo buộc này, không hề có bằng chứng rõ ràng được công bố mặc dù nhiều cuộc điều tra đã được thực hiện.

Tháng 5 năm nay, một trong những nhà ngoại giao hàng đầu của Nga nói với hãng RT rằng quan hệ với Washington thực sự đã “tan băng” kể từ khi ông Trump rời nhiệm sở, bởi sự trở lại của “sự dễ đoán”, khác với sự khó lường dưới thời Trump.

Phó Đại diện thường trực của Nga tại LHQ, Dmitry Polyanskiy, nói rằng “chúng tôi biết rằng có rất nhiều lãnh đạo trong chính quyền hiện tại thực sự là những chuyên gia có kinh nghiệm ngoại giao dồi dào…Đôi lúc chính quyền Trump thiếu đi những người như vậy, trong khi một số người hơi lập dị, hoặc quá chính trị và rất khó để hiểu được họ đang theo đuổi cái gì”.

Theo RT