Khi các máy bay F-16 của lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu Su-24 của Nga trên lãnh thổ Syria, chiếc Su-24 được cho là đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ trong ngày 24 Tháng 11, nhưng ngay cả Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể tưởng tượng được những hậu quả mà họ sẽ phải hứng chịu sau sự việc.
Trong khi đó phản ứng đầu tiên từ phía Nga là Tổng thống Nga đã ký một sắc lệnh áp đặt một số các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Sau đó, bên lề Hội nghị thượng đỉnh khí hậu tại Paris, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã giữa một lập trường kiên quyết không khoan nhượng và lạnh nhạt đối với bất kỳ các nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng ngoại giao của Recep Tayyip Erdogan. Xem xét diễn biến sự việc trong những ngày qua, có vẻ như rõ ràng rằng Putin muốn giáng cho Erdogan một bài học nhớ đời.
Một tuần sau khi vụ việc, ông Putin tái khẳng định những lý do để họ đưa ra quyết định bắn hạ máy bay của Nga là nhằm để bảo vệ những chuyến vận tải cung cấp dầu IS đi vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, đến các cảng và xếp lên tàu chở dầu. Tổng thống Nga cho biết thêm rằng ông đã "nhận được thêm thông tin khẳng định rằng dầu này được sản xuất trong khu vực kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo IS và các tổ chức khủng bố khác, được vận chuyển quy mô lớn đến Thổ Nhĩ Kỳ". Đáp lại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cho biết, "nếu bạn cáo buộc ai đó một điều gì bạn nên chứng minh về điều đó" .
Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga tướng Anatoly Antonov cho biết rằng, Moscow có bằng chứng cho thấy Erdogan và gia đình ông đang tham gia vào việc buôn bán dầu mỏ bất hợp pháp với “nhà nước Hồi giáo” IS và được hưởng lợi từ việc đó. Sau đó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã kịch liệt phủ nhận những cáo buộc trên và cho rằng, sự thật hoàn toàn ngược lại.
Như vậy, quan hệ song phương giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục xấu đi, ít nhất là cho đến bây giờ, những triển vọng trong việc cải thiện quan hệ trong tương lai không sáng sủa gì. Đương nhiên, bất kể là việc Erdogan có tham gia hay không trong những thương vụ dầu bất hợp pháp với nhà nước Hồi giáo IS, nhưng đây không phải là một chi tiết không đáng kể và không quan trọng.
Sự việc này vén mở ra một bí mật là phần lớn dầu mỏ của IS khai thác ở Iraq và Syria đều được xuất khẩu qua Thổ Nhĩ Kỳ. Nói cách khác, đây là một thực tế không thể chối cãi rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang dùng những nỗ lực của họ để bảo vệ các tuyến đường vận chuyển dầu từ các mỏ dầu của Syria và Iraq do IS kiểm soát.
Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có các lợi ích quốc gia của mình và các chương trình nghị sự chiến lược, cũng như lợi ích của các quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ và các nước Trung Đông khác. Nhưng từ quan điểm của các nước châu Âu thì có những gia tăng căng thẳng chính trị và quân sự giữa Ankara và Moscow không nhất thiết phải là tin xấu đối với họ, mặc dù điều đó mang đến những nguy cơ đáng kể cho Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO.
Với sức ép ngoại giao mạnh mẽ của Nga, ít nhất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải từ bỏ sự mơ hồ về ngoại giao. Putin sẽ tước bỏ sự tự chủ chiến lược của Erdogan và tiếp tục tăng cường sức ép, ít nhất là về mặt lý thuyết và ở một mức độ nhất định về ngoại giao.
Thay vì tập trung mối quan tâm cao nhất và gần toàn bộ vào người Kurd trong cuộc xung đột, một trong những hậu quả gián tiếp của những căng thẳng chính trị này là Moskva chắc chắn sẽ buộc Ankara phải thực hiện một cam kết mạnh hơn trong cuộc chiến chống lại IS.
Bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã tự châm lửa đốt mình. Mặc dù chúng ta biết khởi nguồn của cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Ankara và Moskva bắt đầu như thế nào, nhưng chúng ta vẫn còn quá sớm để biết được bằng cách nào và khi nào mới kết thúc cuộc khủng hoảng này.
Khi đó, các quốc gia châu Âu lại có thêm được các cơ hội để gia tăng áp lực lên Erdogan nhằm buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải tăng cường và đóng góp một cách hiệu quả hơn và thực chất hơn trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo IS.
Bài viết của Paulo Gorjão, nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha tại Học viện Quan hệ quốc tế và an ninh (IPRIS)