Bài phát biểu “thấu thị” của ông Putin trước cuộc bầu cử tổng thống 2012 (P-4)

Hội nhập và phát triển kinh tế không chỉ là sức mạnh quyền lực và đối ngoại chính trị, đó là một cuộc chiến trên mọi lính vực mà các doanh nghiệp cũng như những người đang sống xa Tổ quốc phải tiến hành dưới sự ủng hộ và hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước. V.Putin nhận định.
Barack Obama và Vladimir Putin
Barack Obama và Vladimir Putin

Đối ngoại về kinh tế.

Tháng 12 năm ngoái , cuối cùng đã kết thúc vòng chạy đua marathon nhiều năm kết nạp nước Nga vào tổ chức thương mai quốc tế WTO. Không thể không nhận xét, chính quyền của Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo các quốc gia Châu Âu đã tích cực đóng góp cho những kết quả cuối cùng của các vòng đàm phán. 

Thú thật, trên con đường đám phán dài và đầy chông gai này, đôi khi chúng ta cũng muốn đóng cửa, hủy bỏ các cuộc đàm phán. Nhưng chúng ta đã kiên định không theo những cảm xúc của mình. Và cuối cùng, cũng đã đạt được sự thỏa hiệp thuận lợi, chúng ta đã đạt được mục tiêu đảm bảo lợi ích của những nhà sản xuất nông nghệp và công nghiệp nước Nga với hy vọng có được sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía bên ngoài.

Các nhà kinh tế của đất nước có được điều kiện và cơ hội thực tế tiến vào thị trường thế giới và có thể có được sự bảo vệ của nền  văn minh thế giới cho quyền của chính mình. Chính vì vấn đề này, chứ không phải sự gia nhập tổ chức Thương mại WTO chỉ là mang tính chất tượng trưng - và đó cũng là kết quả chủ yếu của việc nước Nga ra nhập tổ chức WTO.

Nước Nga sẽ tuyệt đối tuân thủ những tiêu chuẩn của WTO, cũng như những nghĩa vụ đối với cộng đồng quốc tế. Chúng ta cũng tin tưởng rằng, các bạn hàng, đối tác của chúng ta cũng sẽ tuân thủ theo luật chơi trên sân chơi rộng lớn WTO. Đồng thời, chúng ta cũng đưa những nguyên tắc kinh tế trong WTO vào khuôn khổ pháp lý và quy định của không gian kinh tế chung Nga, Belarussia và Kazakhstan.

Nếu như chúng ta thử thống kê kết quả việc chúng ta thúc đẩy những lợi ích của nền kinh tế nước Nga trên thị trường quốc tế, chúng ta sẽ thấy, nền kinh tế nước Nga mới chỉ học tập cách làm kinh tế một cách hệ thống và nhất quán. Chúng ta chưa có đủ kinh nghiệm, như rất nhiều  các đối tác châu Âu của chúng ta, thành thạo cách vận động hành làng trên các thị trường nước ngoài nhằm tạo nhiều quyền lợi trong các giải pháp kinh doanh cho nền kinh tế đất nước.   

Nhiệm vụ của chúng ta cũng theo định hướng này, với sự ưu tiên trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước – nhiệm vụ còn cao hơn cả sự hệ trọng – đảm bảo cho nền kinh tế nước Nga có một vị thế bình bình đẳng trong hệ thống kinh tế thế giới hiện đại, giảm thiểu tới mức tối thiểu những rủi ro, xuất hiện trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, những nhiệm vụ này được đặt ra trong việc Nga ra nhập WTO và chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD.

Chúng ta cần – như khí trời – một không gian rộng mở, không phân biệt đối xử trên các thị trường nước ngoài. Khi nền kinh tế mở cửa, trên trường thế giới không có nhân nhượng với các doanh nghiệp nước Nga.

Họ đã đưa ra các chính sách kinh tế chính trị như hạn chế thương mại, chống bán phá giá.v.v. dựng lên những rào cản kỹ thuật, đưa các nhà kinh tế nước Nga vào thế bất lợi so với các đối thủ cạnh tranh trên cùng lĩnh vực. Một bức tranh tương tự như vậy cũng sẽ được đặt ra trong lĩnh vực đầu tư. Chúng ta cố gắng lôi kéo vào nền kinh tế Liên bang các khoản đầu tư nước ngoài, mở cửa cho họ những ngành công nghiệp hấp dẫn nhất, cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực ngon lành nhất ví dụ như các lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, năng lượng. Nhưng các nhà đầu tư của chúng ta ở nước ngoài không được chào đón, đôi khi còn bị ngang ngược gạt sang một bên.  

Để lấy các ví dụ không phải tìm xa lắm, hãy lấy ngay chuyện với Hãng xe ô tô Adam Opel EG. Xe Opel đã không có được sự đầu tư của các nhà đầu tư nước Nga -  ngay cả trong trường hợp sự thỏa thuận đầu tư đó đã được chính phủ nước cộng hòa Liên bang Đức ủng hộ và Công đoàn Đức tiếp nhận rất tích cực. Hoặc những trường hợp nghiêm trọng hơn, khi doanh nhân Nga, đã đầu tư một nguồn tài chính đang kể vào bất động sản nước ngoài, những đơn giản là họ không cho các doanh nhân Nga quyền lợi như của một nhà đầu tư. Những chuyện tương tự thưởng xảy ra ở Trung Âu và Đông Âu.

Tất cả những sự cố xảy ra đưa chúng ta đến một tư tưởng nhất quán, cần phải tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ về chính trị và đối ngoại cho những hoạt động kinh doanh đầu tư của các doanh nhân Nga trên các thị trường nước ngoài, cần có sự giúp đỡ hỗ trợ chặt chẽ và mạnh mẽ hơn trong các dự án đầu tư, kinh doanh quan trọng. Và cũng mong các đối tác nước ngoài của chúng ta đừng quên rằng, nước Nga cũng có thể tiến hành các phương pháp tương tự đối với các đối tác, những người thích dùng những thủ pháp cạnh tranh không lành mạnh.

Chính phủ Liên bang Nga và các hiệp hội, các tổ chức, các tập đoàn kinh tế phải định hướng chính xác những nỗ lực của mình trên các khu vực thương mại nước ngoài, định hướng và thúc đẩy mạnh mẽ những lợi ích cho doanh nghiệp trong nước, giúp đỡ các doanh nghiệp phát triển các thị trường mới trên thế giới.

Chúng ta cần chú ý đến một yếu tố quan trọng, yếu tố này có vai trò rất lớn trong việc xác định vai trò và vị thế của nước Nga trên các lĩnh vực chính trị kinh tế của toàn thế giới, đó là một nước Nga vô cùng rộng lớn. Đất nước của chúng ta chiếm 1/6 diên tích bề mặt lục địa, đồng thời Liên bang Nga là một quốc gia khổng lồ với nguồn tài nguyên khoáng sản mà không một đất nước nào trên thế giới có được, đó không chỉ là dầu và khí gas, mà còn là rừng, đất đai nông nghiệp, nguồn dự trữ nước sạch khổng lồ.

Lãnh thổ rộng lớn của nước Nga – đó là nguồn tiềm lực sức mạnh của nước Nga. Trước đây, không gian lãnh thổ rộng lớn của nước Nga là hậu phương rộng lớn, là tiềm lực hậu cần kỹ thuật chống lại sự xâm lược của kẻ thù từ phía bên ngoài. Khi chúng ta có được chiến lược phát triển kinh tế đúng, không gian lãnh thổ và tài nguyên phong phú của nước Nga là cơ sở quan trọng để tăng cương khả năng cạnh tranh của chúng ta trên thị trường quốc tế. 

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay và tương lai không xa, tình trạng thiếu nước ngọt trên toàn thế giới đang phát triển nhanh chóng. Có thể nói, trong tương lai sẽ có những cuộc cạnh tranh xung đột địa chính trị về nguồn nước, dự báo đó đang ở ngay trong mỗi căn nhà của chúng ta. Với khả năng sản xuất ra các sản phẩm nước sạch, trong tay nước Nga đã có một con chủ bài chiến lược. Đất nước chúng ta đều hiểu, sự giàu có mà chúng ta kế thừa được cần được sử dụng tiết kiệm, cẩn thận và có chiến lược khai thác sử dụng thông minh và hiệu quả.

Hỗ trợ cho cộng đồng người Nga và các hoạt động trong khuôn khổ nhân đạo.

Sự kính trọng và tình yêu đất nước còn được thể hiện bằng thước đo của sự tin tưởng, tổ quốc có bảo vệ được quyền lợi của các công dân nước mình hoặc đồng bào của chúng ta ở nước ngoài hay không?. Điều quan trọng là không bao giờ được quên quyền lợi của hàng triệu người Nga đang sống ở nước ngoài và các công dân Nga đi du lịch hay đi công tác ở nước ngoài.

Tôi nhấn mạnh: Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại sứ quán, lãnh sự quán ở nước ngoài trong chế độ ngày đêm có nghĩa vụ, trách nhiệm giúp đỡ và hỗ trợ đồng bào, công dân Nga ở nước ngoài. Các nhà ngoại giao phải có tinh thần trách nhiệm cao nhất hỗ trợ, giúp đỡ công dân và đồng bào ở nước ngoài trong các trường hợp xung đột giữa các công dân với chính quyền sở tại địa phương, các sự cố, thảm họa và tai nạn, tai nạn giao thông. Phản ứng từ phía các nhà ngoại giao phải ngay tức khắc, nhanh chóng và hiệu quả, không thể chờ đợi cho đến khi các phương tiện thông tin đại chúng dóng lên hồi chuông báo động.

Chúng ta sẽ sử dụng những biện pháp mạnh mẽ nhất để đạt được những kiến nghị từ các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, yêu cầu chính phủ của Latvia và Estonia thực thi những quyền cơ bản dành cho những nhóm dân tộc thiểu số của các quốc gia này. Với sự tồn tại của tình trạng " không phải là công dân” đang xấu hổ ở hai quốc gia này không thể chấp nhận được. Và chúng ta làm sao có thể chấp nhận được khi thức tế cứ sáu công dân thì có một người không phải là công dân ở Latvia, cứ 13 người ở Estonia thì có một người không phải là công dân, bị tước bỏ các quyền cơ bản về chính trị, quyền được bầu cử, quyền tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội, quyền được tự do sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ - tiếng Nga.

Hãy lấy một ví dụ gần đây nhất, Tại Latvia trong một cuộc trưng cầu dân ý về tình hình sử dụng tiếng Nga, cuộc trưng cầu này cho cộng đồng thế giới thấy được tính nóng bỏng của vấn đề xung đột. Nhưng trong cuộc trưng cầu dân ý này, đã không cho phép hơn 300 nghìn người "không phải công dân” tham gia. Và công hàm từ chối của Ủy ban bầu cử Latvia không cho phép đoàn đại biểu của Ủy ban cộng đồng Quốc hội Nga làm quan sát viên trong cuộc trưng cầu dân ý không phù hợp với bất cứ chuẩn mực quan hệ ngoại giao nào trên toàn thế giới. Thế nhưng các tổ chức quốc tế, có trách nhiệm theo dõi, quan sát những chuẩn mực dân chủ được quốc tế thừa nhận, dường như ngậm hột thị. Không phát biểu một ý kiến nào dù nhỏ cho quyền con người.

Trên thực tế, quan điểm về quyền con người được sử dụng trong bối cảnh quốc tế hiện nay, chúng ta thật khó chấp nhận được. Thứ nhất, Mỹ và các nước phương Tây đã cố gắng chiếm đoạt lấy lấy cái gọi là hồ sơ nhân quyền, hoàn toàn chính trị hóa vấn đề nhân quyền và dùng nó như một công cụ gây sức ép. Nhưng khi bị chỉ trích những vấn đề tương tự, họ không thể chấp nhận, coi đó như một sự lăng mạ năng nề. Thứ hai, những tiêu chuẩn cho việc giám sát nhân quyền được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, không theo tiêu chuẩn tổng quan nhất định của thế giới mà theo quan điểm, cái nhìn chủ quan định kiến của những người sở hữu hồ sơ nhân quyền đó.  

Nước Nga trên những chỉ trích về bản thân cảm thấy sự bới móc, thiên vị, định kiến và sự khiêu khích hằn học chống lại nước Nga, nhiều khi vượt xa tất cả giới hạn của sự tưởng tượng. Khi chúng ta được chỉ ra những thiết sót trong công việc nội bộ - chúng ta luôn chào đón những lời phản biện và từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Nhưng khi những chỉ trích đó được đưa ra một cách bừa bãi, thiếu căn cứ, đợt sau dồn đợt trước trong một nỗ lực cố gắng làm ảnh hưởng đến thái độ của công dân chúng ta với nhà nước Nga với ý đồ kích động và can thiệp trực tiếp vào tình hình nội bộ của nước Nga, thì như mọi người cùng hiểu, đằng sau tất cả những vấn đề đó không phải là những nguyên tắc của tự do, dân chủ. 

Trong phạm vi quyền của con người không ai có quyền định đoạt. Nước Nga là một nước dân chủ non trẻ. Và chúng ta thường tỏ ra rất khiêm tốn, tôn trọng sự tự tôn của các đối tác có nhiều kinh nghiệm hơn. Nhưng bản thân nước Nga cũng có những điều để nói – từ quan điểm tôn trọng và tuân thủ nhân quyền cũng như tôn trọng những quyền tự do căn bản của con người không ai hoàn hảo cả.

Ở những nước có nền dân chủ lâu đời cũng có những vi phạm nghiêm trọng quyền con người, đối với những vi phạm đó không thể nhắm mắt làm ngơ. Cần phải có nhưng cuộc hội thảo tầm cỡ quốc tế về nhân quyền. Tất nhiên, cái kiểu làm việc như thế này không ai làm cả, theo nguyên tắc "tự mình làm kẻ ngốc” tiến hành những cuộc thảo luận trong lĩnh vực nhân quyền cho tất cả các bên liên quan đều có quyền lợi thực sự. (Nhà nước, người dân, những người phản biện công kích….).

Bộ Ngoại giao Liên bang Nga vào cuối năm 2012 sẽ phát hành báo cáo đầu tiên "Về tình hình nhân quyền ở một số nước trên thế giới” Tôi cho rằng, những hoạt động tích cực như trên cần phải được tăng cường. Hoạt động này đặc biệt nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động hợp tác trên diện rộng và bình đẳng đối với các vấn đề về nhân đạo, thúc đẩy việc bảo đảm các nguyên tắc cơ bản về dân chủ và quyền của con người trên phạm vi toàn cầu.

Những nội dung công việc đã nêu – chỉ là một phần của công tác truyền thông – tuyên truyền song hành cùng với những hoạt động đối ngoại chính trị và hoạt động ngoại giao, giới thiệu một hình ảnh nước Nga theo đúng những gì đang có ra nước ngoài. Cần phải thừa nhận, đến nay những kết quả đạt được của chúng ta không nhiều. Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta thường bị vượt mặt. Đây là một vấn đề của nhiều kế hoạch khác nhau về phương tiện truyền thông đại chúng, và chúng ta cần phải nghiên cứu và thực thi thật sự nghiêm túc.

Nước Nga được thừa hưởng một nền văn hóa vĩ đại, được công nhận cả ở châu Âu và châu Á. Nhưng chúng ta đầu tư rất yếu về nền công nghiệp văn hóa, về việc thúc đẩy các sản phẩm văn hóa Nga ra thị trường thế giới. Sự phục hưng của những quan tâm mang tính quốc tế về tư tưởng, các nền văn hóa, thể hiện qua cộng động xã hội và sự phát triển kinh tế vào mạng thông tin và truyền thông toàn cầu, cho phép nước Nga với những tài năng văn hóa đã được chứng minh vào không gian của công nghệ sản xuất những giá trị văn hóa dân tộc có được nhiều cơ hội lớn. Đối với nước Nga, đây là cơ hội không chỉ giữ gìn bảo tồn nền văn hóa quốc gia  dân tộc, mà còn là yếu tố mạnh mẽ thúc đẩy các giá trị văn hóa Nga trên toàn cầu.

Không gian sử dụng tiếng Nga – trên thực tế hầu hết là các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ và một phần rộng lớn của Đông Âu. Không phải là đế chế - hãy là sự thúc đẩy phát triển văn hóa, không đại bác, không nhập khẩu các chế độ chính trị, chúng ta xuất khẩu các giá trị văn hóa và giáo dục đào tạo, chính những giá trị văn hóa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho hàng hóa, dịch vụ và những ý tưởng công nghệ Nga.

Chúng ta phải nỗ lực gấp nhiều lần hơn nữa nhằm tăng cường sự hiển diện của nền giáo dục đào tạo của nước Nga, nền văn hóa nước Nga trên thế giới, và phải mở rộng sự hiển diện của văn hóa và giáo dục đào tạo Nga ở những nước, khi một phần dân số các nước đó nói tiếng Nga hoặc hiểu được tiếng Nga.

Trong giai đoạn sắp tới, cần nghiêm túc thảo luận và đưa ra những phương pháp, làm sao để có hiệu quả cao nhất cho một nhận thức khách quan, minh bạch về một nước Nga, khi chúng ta tận dụng các sự kiện quốc tế lớn được tổ chức trên đất nước Nga: -  hội nghị thượng đỉnh APEC vào năm 2012,  hội nghị thượng đỉnh của "G20" và "G Tám" năm 2013 và 2014, Hội nghị sinh viên thế giới ở Kazan vào năm 2013, thế vận hội Olympic mùa đông năm 2014, vô địch thế giới về khúc côn cầu và bóng đá vào năm 2016 và 2018.

* * *

Nước Nga kiên định và tiếp tục đảm bảo hòa binh an ninh cùng như lợi ích của quốc gia dân tộc bằng con đường tham gia chủ động tích cực vào tình hình chính trị trên thế giới, vào những quyết định mang tính toàn cầu và trong từng khu vực. Chúng ta sẵn sàng mở rộng vòng tay với tất cả các đối tác trên toàn thế giới trong hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư công bằng, các bên cùng có lợi, chúng ta sẵn sàng đối thoại với tất cả các đối tác, bạn hàng trên toàn thế giới, chúng ta nỗ lực hiểu và tính đến lợi ích của các đối tác trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, thương mại trong mọi hoạt động song phương, đa phương. Nhưng chúng ta cũng yêu cầu – hãy tôn trọng chúng ta.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN