Yếu tố Châu Âu
Nước Nga – một phần không thể tách rời, một phần hữu cơ của châu Âu rộng lớn, một phần của nền văn minh rộng lớn Âu châu. Những công dân của nước Nga luôn cảm thấy mình là người Âu. Và chúng ta không thể không quan tâm theo dõi, không thể vô tình trước mọi công việc, mọi sự kiện diễn ra và phát triển ở Châu Âu thống nhất.
Chính vì vậy, Nga đã kêu các nước châu Âu cùng nỗ lực tiến tới một mục tiêu là thành lập một không gian kinh tế và nhân văn từ Biển Địa trung hải đến Thái bình dương, Một cộng đồng, theo cách gọi của các chuyên gia Nga là Liên minh châu Âu, Liên minh châu Âu sẽ là khu vực tăng cường khả năng và vị thế của nước Nga trong vòng xoay giao thương kinh tế với một Châu Á mới.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ các nước Trung Quốc, Ấn Độ, và các nền kinh tế mới nổi khác tiếp nhận khủng hoảng kinh tế - tài chính của châu Âu – là gót chân Asin của sự ổn định và trật tự xã hội. Khủng hoảng đồng EURO không thể không ảnh hưởng đến những lợi ích của Liên bang Nga – trước hết là từ góc độ - khu vực đồng tiền chung châu Âu là bạn hàng lớn nhất của thương mại đối ngoại Liên bang Nga. Đồng thời cũng thấy rõ ràng rằng, tinh hình lạm phát và khủng hoảng của châu Âu một phần đã ảnh hưởng lớn đến xu thế phát triển của cấu trúc toản bộ nền kinh tế chung toàn cầu.
Nước Nga đã tích cực tham gia hoạt động quốc tế để hỗ trợ các nền kinh tế châu Âu bị tổn thất trong khung hoảng, lần lượt tham gia vào việc đưa ra những quyết định tập thể thông qua IMF. Nước Nga cũng không loại trừ khả năng có những trường hợp nước Nga sẽ hỗ trợ bằng những khoản vay trực tiếp.
Cùng với sự hỗ trợ của IMF, phải khẳng định rằng: ảnh hưởng của hệ thống tài chính nước ngoài chỉ có thể giải quyết một phần của vấn đề tồn tại. Để giải quyết triệt để khủng hoảng yêu cầu phải có nhưng giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt của hệ thống quản lý nội địa. Các nhà lãnh đạo châu Âu phải đối mặt với nhiệm vụ phải cải cách trên diện rộng, thay đổi về mặt nguyên tắc rất nhiều các cơ chế tài chính – kinh tế, nhằm thực thi một kỷ luật đúng đắn, nghiêm khắc về tài chính. Chúng ta quan tâm đên khu vực đồng tiền chung Châu Âu hùng mạnh và có kỷ luật, như đã thấy ở Đức và ở Pháp, chúng ta quan tâm đến tiềm năng hợp tác mạnh mẽ giữa nước Nga và Châu Âu.
Cho đến ngày hôm nay, mức độ trao đổi các hoạt động kinh tế của nước Nga và châu Âu chưa xứng tầm với những cơ hội và thách thức trên toàn cầu, trước hết trong kế hoạch tương lai cần phải tăng cường khả năng cạnh tranh của toàn thể châu lục. Để có thể hoạt động hiệu quả, chúng ta đã đề nghị xây dựng một không gian cộng đồng phát triển kinh tế hài hòa từ Lisbon đến Vladivostok. Từ ý tưởng đã nêu, trong tương lai gần có thể hình thành khu vực mậu dịch tự do, cùng với áp dụng những cơ chế tiên tiến của một nền kinh tế hội nhập. Khi đó, tất cả chúng ta có được một thị trường cấp châu lục có giá trị lưu thông tiền tệ hàng nghìn tỷ euro. Không thể nghi ngờ, đây thực sự là một thị trường hùng mạnh, đáp ứng nhu cầu và lợi ích của cả nước Nga và Châu Âu.
Cần phải có những suy nghĩ sâu sắc về khả năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng - bao gồm cả việc xây dựng một tổ hợp duy nhất cung cấp năng lượng của toàn thể châu Âu. Bước quan trọng đầu tiên, xây dựng đường ống dẫn khí gas " Dòng chẩy phương Bắc” trên đáy của biển Ban tích và đường ống dẫn khí gas " Dòng chảy phương Nam” trên đáy biển Đen. Hai dự án này được sự ủng hộ của nhiều quốc gia, rất nhiều các công ty năng lượng lớn của châu Âu sẽ tham gia xây dựng dự án. Sau khi đã đưa hai đường ống dẫn khí gas khổng lồ này vào khai thác sử dụng, châu Âu sẽ có nguồn cung cấp khí gas ổn định và linh hoạt, hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ những ý tưởng chính trị bất thường của ai đó trên các tuyến dẫn khí gas hiện nay đang đi qua, và thật sự củng cố sự an toàn năng lượng của toàn bộ châu lục. Điều này đặc biệt đúng trong khuôn khổ quyết định của một số nước châu Âu muốn giảm bớt hoặc hoàn toàn từ bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân.
Thẳng thắn mà nói: Chương trình năng lượng trọn gói thứ 3, được vận động hành lang bởi Ủy ban Châu Âu, với mục đích đẩy các công ty hội nhập châu Âu của Nga ra khỏi thị trường cung cấp năng lượng, hoàn toàn không củng cố mối quan hệ Nga – Âu. Nhưng chương trình – với sự bất ổn định của những nhà cung cấp năng lượng thay thế Nga – sẽ làm sâu sắc thêm một cách có hệ thống sự rủi ro đối với nguồn năng lượng châu Âu, hạn chế các nhà đầu tư tiềm năng vào hạ tầng cơ sở. Trong cuộc trò chuyện với tôi, rất nhiều các nhà chính trị châu Âu nguyền rủa chương trình năng lượng trọn gọi thứ III này. Cần lấy hết lòng dũng cảm và định kiến, xóa bỏ những vật cản trên con đường hợp tác bền vững và đôi bên cùng có lợi.
Tôi cho rằng, sự hợp tác thật sự giữa nước Nga và Liên minh châu Âu hoàn toàn không khả thi, nếu như vẫn còn tồn tại những barie rào cản, ngăn trở các cuộc tiếp xúc giữa người Nga và châu Âu, giữa các nền kinh tế hai bên, đặc biệt là chế độ cấp visa – thị thực xuất nhập cảnh. Thay đổi cơ chế visa có thể là xung lực mạnh thúc đẩy tiến trình hội nhập giữa nước Nga và châu Âu, phát triển các mối quan hệ văn hóa và quan hệ sản xuất kinh doanh thương mại, đặc biết là các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mối đe dọa cái gọi là nền kinh tế của những người di cư từ Nga – trên thực tế chỉ là tưởng tượng. Người dân Nga có nơi để đầu tư năng lực và công sức và trí tuệ trên chính quê hương mình, và các cơ hội thành đạt trên đất nước Nga ngày càng tăng lên.
Vào tháng 11 năm 2011, chính phủ Liên bang đã đồng thuận cùng với Liên minh châu Âu tiến hành các bước thủ tục để hình thành cơ chế không sử dụng visa. Có thể thực hiện cơ chế và cần thiết phải thực hiện cơ chế này không chậm chế. Điều đó có nghĩa là các cơ quan chức năng phải vào cuộc nhanh chóng và tích cực.
Quan hệ giữa Nga và Mỹ.
Trong những năm gần đây, nước Nga đã làm được rất nhiều điều điều để phát triển quan hệ Nga – Mỹ. Nhưng dù sao chăng nữa giải quyết vấn để làm thay đổi căn bản ma trận quan hệ giữa hai nước đến nay vẫn chưa được giải quyết, các mẫu thuẫn vẫn như trước: lúc dâng lên và lúc thì hạ xuống như thủy triều. Sự bất ổn định trong mối quan hệ tương quan hợp tác với nước Mỹ - một phần là kết quả của sự tồn tại những khuôn mẫu định kiến cũ và bị ám ảnh. Một ví dụ thức tế - nước Nga được tiếp nhận như thế nào trên đồi Capitol Hill? Nhưng vấn đề chính – đó là chương trình đối thoại song phương và hợp tác vẫn chưa dựa trên nền tảng phát triển kinh tế. Thương mai song phương Nga - Mỹ còn rất xa mới đạt được so với tiềm năng kinh tế của hai nước.
Tương tự như vậy với quá trình hội nhập hai bên. Chính vì vậy, hàng rào bảo vệ mối quan hệ kinh tế chính trị Nga – Mỹ nhằm bảo đảm an toàn trước những cuộc khủng hoảng, những bất ổn định của nền kinh tế thị trường vẫn không được thiết lập. Cần phải thực hiện sự đảm bảo an toàn cho quan hệ Nga - Mỹ trong tương lai.
Những phương pháp mà nước Mỹ đang thường xuyên sử dụng " thiết chế chính trị” đặc biết là trong những khu vực truyền thống và quan trọng đối với chúng ta và sự can thiệp của Mỹ vào tiến trình bầu cử ở nước Nga đang hủy hoại sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nga và Mỹ, gây lên sự nghi ngờ về những ý đồ của Mỹ trong khu vực lợi ích của nước Nga.
Chính vì vậy, ý đồ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu làm thức dậy trong chúng ta những lo ngại có tính quy luật. tại sao hệ thống lá chắn tên lửa lại làm chúng ta lo ngại nhiều hơn những nước khác? Bởi vì, hệ thống phòng thủ tên lửa ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm lực vũ khí răn đe hạt nhân mà chỉ có nước Nga mới có trong khu vực châu Âu, đồng thời nó phá hủy sự cân bằng chiến lược chính trị quân sự đã tồn tại nhiều thập kỷ qua.
Có một mối quan hệ không thể tách rời giữa hệ thống phòng thủ tên lửa và Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược được ký vào năm 2010 giữa Nga và Mỹ. Hiệp ước đã có hiệu lực pháp lý và có đạt được những thành tựu đáng kể. Đây là một thành công rất lớn của các hoạt động đối ngoại chính trị. Chúng ta sẵn sàng nghiên cứu các phương án khác nhau để có thế có được với người Mỹ một chương trình nghị sự trong lĩnh vực kiểm soát các lực lượng vũ trang trong giai đoạn tới. Một nguyên tắc bất khả xâm phạm trong chương trình này là sự cân bằng về lợi ích cho cả hai bên, loại bỏ những nỗ lực thông qua những cuộc đàm phán để dành ưu thế cho riêng mình.
Tôi xin nhắc lại, vào năm 2007, trong cuộc gặp Nga Mỹ tại Kennebunkport tôi đã chính thức đề nghị tổng thống Mỹ G. Bush một giải pháp giải quyết vấn đề lá chắn tên lửa, giải pháp đó, nếu được công nhận – sẽ thay đổi hoàn toàn tính chất quen thuộc của mối quan hệ giữa hai nước, đưa mối quan hệ hai nước vào một chiều hướng tích cực hơn. Hơn thế nữa, nếu như lúc đó đạt được một sự bứt phá về vấn đề lá chắn tên lửa, thì thực tế đã mở ra cánh cửa để xây dựng một mối quan hệ có chất lượng hơn, gần với mối quan hệ đồng minh hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhạy cảm khác. Rất tiếc, đàm phán không thành công. Tôi cho rằng, sẽ có lợi khi nâng cao kết quả đạt được trong các cuộc đàm phán ở Kennebunkport.
Trong những năm gần đây, chính phủ Liên bang Nga tiếp tục đưa ra những đề xuất, nhắm có thể đạt được một hiệp định về Lá chắn tên lửa – những đề xuất đó vẫn đang còn có hiệu lực để thực hiện. Trong mọi trường hợp chúng ta không muốn gạch chéo tất cả các khả năng tìm kiếm các giải pháp có thể thỏa thuận được về vấn đề lá chắn tên lửa. Chúng ta hoàn toàn không muốn đẩy vấn đề đến lúc, hệ thống phỏng thủ tên lửa của Mỹ triển khai đến mức, buộc chúng ta phải hiện thực hóa những giải pháp đáp trả tương xứng. Các đây không lâu tôi có một cuộc nói chuyện với tiến sĩ Henry Kissinger.
Chúng tôi thường xuyên gặp nhau, và tôi hoàn toàn đồng tình với nhà ngoại giao lớn này về nội dung: trong những giai đoạn bất ổn định trên thế giới như ngày nay, sự hợp tác chặt chẽ và tin tưởng lẫn nhau giữa Moscow và Washington đặc biệt cần thiết cho hòa bình, an ninh quốc tế. Nói chung, trong quan hệ Nga Mỹ, chúng ta sẵn sàng tiến hành những bước dài, tạo ra sự đột phá trong quan hệ, nhưng chỉ trong điều kiện, người Mỹ được định hưởng bởi nguyên tắc xây dựng một mối quan hệ đối tác bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
(Còn tiếp)
Trịnh Thái Bằng theo GDQP