Câu chuyện về thanh katana và những người nghệ nhân làm ra nó, cũng như những người sành điệu và hâm mộ đã mua nó, có lẽ là một câu chuyện tiêu biểu về chính đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản. Về những phẩm chất đáng kinh ngạc và đáng kính nể của họ. Và cả về những điều “kỳ dị” trong tính cách con người và văn hóa Nhật Bản.
Biểu tượng của văn hóa Nhật Bản
|
Ông Lý Quang Diệu, một trong những nhà lãnh đạo uy tín hàng đầu thế giới đã nói về người Nhật như sau: "Không có quốc gia nào ở châu Á có thể tương xứng với họ, kể cả người Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, hay những người dân Đông Nam Á. Nếu một chọi một, nhiều người Trung Quốc có thể tương xứng với người Nhật, nhưng trong một nhóm, đặc biệt là đội nhóm sản xuất trong xí nghiệp, thì rất khó đánh bại người Nhật Bản. Riêng người Singapore phải mất 10-15 năm phấn đấu mới gần bằng họ".
Tôi lưỡi katana- công đoạn hệ trọng nhất trong qui trình làm gươm.
|
"Công nhân Nhật Bản lành nghề hơn và đa năng hơn, linh động hơn và dễ thích nghi hơn, và họ ít khi đổi việc hoặc nghỉ việc vô tổ chức. Họ chấp nhận yêu cầu học tập và rèn luyện suốt đời. Tất cả các công nhân đều coi họ là lao động trí óc, không phải lao động bàn giấy hay lao động chân tay. Các kỹ thuật viên, các nhóm lãnh đạo và các giám thị đều sẵn sàng xắn tay áo lên làm việc".
Đối với cá nhân tôi, ấn tượng sâu sắc nhất về người Nhật là sự chuyên nghiệp, ý thức cố gắng đạt sự hoàn hảo, sự tinh thông trong mọi công việc, mọi sản phẩm của họ. Cũng như văn hóa tôn vinh sự tinh thông nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của người Nhật. Kể cả ở những nghề nhạy cảm như quan chức và nhà buôn,
Tiền đề cho một sự đồng thuận, sự thành tín, sự lương thiện và tin cậy lẫn nhau sâu sắc trong xã hội. Tiền đề cho việc xây dựng một xã hội ổn định và phát triển bền vững. Có lẽ đó chính là “cái bất biến” để ứng vạn biến của người Nhật.
Nhật Bản được đánh giá là một trong những nước sẵn sàng ở mức độ cao (sau Đức và Mỹ) cho việc triển khai CMCN 4.0. Theo thống kê của Liên đoàn Robot Quốc tế năm 2016. Hiện nay ở Nhật, trong sản xuất công nghiệp, số lượng robot được sử dụng là 303 robot/10.000 nhân công, đồng hạng ba với Đức. Chỉ sau Hàn Quốc với 631 robot/10.000 nhân công và Singapore với 488 robot/10.000 nhân công. Ngoài ra, Nhật Bản còn chiếm tới 52% nguồn cung robot cho thế giới. Đồng thời việc sử dụng rộng rãi robot sẽ giúp Nhật Bản giải quyết cơ bản vấn đề lão hóa dân số trong tương lai.
Năm 2013, Nhật Bản đã công bố “Chiến lược toàn diện cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”, nội dung chính là tập trung thúc đẩy “thông minh hóa”, “hệ thống hóa” và “toàn cầu hóa”. Công nghệ số, công nghệ nano và công nghệ môi trường là những trọng tâm được ưu tiên thúc đẩy hàng đầu trong chiến lược này. Sau đó vào năm 2015, Chính phủ Nhật bản đã đưa ra “Chiến lược cách mạng hóa robot”. Chiến lược này bao gồm 3 trụ cột: 1) Nhật Bản trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo robot của thế giới; 2) Nhật Bản dẫn đầu thế giới về sử dụng robot trong xã hội; 3) Trình diễn với thế giới những sáng kiến robot Nhật Bản, bằng cách dẫn đầu thời đại robot mới với ứng dụng Internet of Things.
Fujiwara Kanefusa với Leva Movchan, con trai của Andrei Movchan- một nhân vật tài danh nổi tiếng nước Nga.
|
Đùng một cái. Vào tháng 4 năm 2016, chính phủ Nhật Bản ban hành Kế hoạch Công nghệ và Khoa học cơ bản thứ 5 (5th Science and Technology Basic Plan), hay là CMCN 5.0, nhằm hướng tới một xã hội siêu thông minh trong tương lai. Nghĩa là một "Xã hội 5.0 (Society 5.0)".
Trong xã hội này, tài nguyên chính là dữ liệu .Nguyên tắc để xây dựng và vận hành "xã hội 5.0" là "phân tích dữ liệu nhờ sức mạnh trí tuệ nhân tạo (AI)". Tận dụng tối đa sức mạnh công nghệ để nâng cao hiệu quả và giải quyết mọi vấn đề sản xuất hay xã hội. "Xã hội 5.0" mới sẽ tìm kiếm một con đường mà công nghệ có thể giúp tất cả mọi người dân tham gia vào hoạt động xã hội, kể cả người già, người nước ngoài. Thay vì cạnh tranh khốc liệt, công nghệ mới sẽ mang lại sự hợp tác của mọi thành viên xã hội với nhau, với các doanh nghiệp nước ngoài.
Hiện nay Nhật Bản mới chỉ ở những bước đi đầu tiên của quá trình này và chưa thể trình diễn các kết quả cụ thể, nhưng đến Thế Vận hội Mùa hè 2020 do Nhật Bản đăng cai, họ sẽ cho thế giới thấy được những kết quả ban đầu như hệ thống giao thông tự hành dùng cảm biến gắn trên xe, bản đồ 3D, tín hiệu định vị từ hệ thống vệ tinh nhằm tăng độ sai sót bé hơn 5cm ...
“Tôi nghĩ rằng, xác xuất thành công của người Nhật bình thản bước đi chinh phục CMCN 4.0, với hành trang văn hóa katana và thanh katana dắt hông, dù thế nào, có lẽ cũng sẽ là khá cao. Đơn giản là vì, xác suất thành công của họ, ít nhất phải cao hơn so với người Nga, với hành trang văn hóa chiếc rìu và một chiếc rìu dắt bụng, ngồi xe tăng lừng lững bò đi chinh phục CMCN 4.0. Cũng như cao hơn so với công dân một nước Đông Nam Á, với hành trang văn hóa mã tấu và chiếc mã tấu vác vai, cưỡi xe máy hối hả phóng đi “quyết liệt” chinh phục CMCN 4.0. Mà cả hai dân tộc này lại đều có niềm tin vững chắc, là họ biết “đi tắt đón đầu”. Tuy đi sau nhưng họ sẽ về trước trong CMCN 4.0”- Trần Công Tâm |