Bài 1: Từ cuộc “cách mạng” dịch vụ cho thuê xe đạp…
Cuối thế kỷ 20, một người thân của tôi sang thăm lại Moskva, nơi bà đã từng học đại học và làm TS. Bà tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi thấy không chỉ tôi không dùng, mà trong metro ở Moskva cũng không thấy ai dùng Mobile Phone. Tôi đã giải thích với bà rằng hiện ở Moskva mobile vẫn còn là xa xỉ, thường chỉ đại gia mới dùng. Một là vì cước phí cao (55 cents/phút) không kinh tế, và hai, là máy còn to nặng không tiện “vác” theo người khi đi các phương tiện công cộng.
Sự phổ biến của dịch vụ cho thuê xe đạp (khởi đầu Mobike hoặc Ofo) cho thấy, người Trung Quốc đã rất sáng tạo trong việc kết hợp thanh toán O2O bằng smartphone với dịch vụ nói trên và tài khoản ngân hàng của họ.
|
Đến lượt bà làm tôi ngạc nhiên, khi cho biết là ở Bắc Kinh “lạc hậu” người ta đã dùng mobile phổ biến, trong lúc đi bộ ngoài đường và trên mọi phương tiện công cộng, và cước phí cũng rất hợp lý chỉ khoảng dưới 10 cents/phút. Qua câu chuyện này, tôi lần đầu tiên “ngộ” được lợi thế của người đi sau. Trong trường hợp này, người Trung Quốc đã bỏ qua giai đoạn điện thoại bàn (một đặc quyền của các quan chức và những người khá giả Trung Quốc), tiến thẳng lên điện thoại mobile.
Đồng thời có lẽ, bước “đi tắt” này cũng là tiền đề cho sự phát triển nhảy vọt của toàn bộ ngành truyền thông, công nghệ thông tin, thương mại và thanh toán điện tử Trung Quốc về sau. Một trong những thành tựu nổi bật về đổi mới của Trung Quốc hiện nay là thanh toán di động, mô hình trực tuyến-ngoại tuyến (online-to-offline: O2O), dịch vụ cho thuê xe đạp (Mobike), những đổi mới sáng tạo tiêu biểu đang làm thay đổi thế giới.
Rõ ràng những đổi mới này không phải là một phát minh sáng chế, tương tự như địa bàn, giấy, kỹ thuật in khắc chữ, thuốc súng, những phát minh sáng chế tiêu biểu của Trung Quốc trong lịch sử. Nhưng những đổi mới này, hoàn toàn có thể được coi là một đổi mới sáng tạo, vì áp dụng một giải pháp tốt hơn, để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại hoặc những nhu cầu mới sẽ xuất hiện. Có thể nói, trong lĩnh vực này Trung Quốc đang dẫn đầu.
Nếu ở bất cứ siêu thị nào trên thế giới, xếp hàng và chờ thanh toán (kể cả bằng thẻ tính dụng) luôn gây sự “bồn chồn khó chịu” cho khách hàng, thì ở các thành phố lớn của Trung Quốc, việc thanh toán di động trực tuyến (O2O) mọi hàng hóa và dịch vụ đã phổ biến từ lâu. Tiền đề cho việc hình thành vô số mô hình kinh doanh mới thay đổi bộ mặt xã hội và làm mới những sinh hoạt truyền thống ở nước này. Hiện nay, nhờ các ứng dụng O2O như Alipay, Tenpay, WeChat Wallet, so với Mỹ, ở Trung Quốc số người sử dụng dịch vụ O2O cao hơn nhiều. Năm 2016, tổng khối lượng giao dịch thanh toán di động ở Trung Quốc đã đạt 5.500 tỷ USD so với 112 tỷ USD ở Mỹ.
Sự phổ biến của dịch vụ cho thuê xe đạp (khởi đầu Mobike hoặc Ofo) cho thấy, người Trung Quốc đã rất sáng tạo trong việc kết hợp thanh toán O2O bằng smartphone với dịch vụ nói trên và tài khoản ngân hàng của họ. Do đó, việc thiết lập ứng dụng dễ dàng và nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia khác, nơi cần kết nối với thẻ tín dụng (bao gồm nhiều dịch vụ kiểm tra an toàn). Ngoài ra, đăng ký đơn giản “bằng hai lần nhấp chuột”, giá cả lại rất hợp lý làm tăng kỷ lục số lượng người dùng.
Khách hàng có thể dễ dàng thuê xe thông qua ứng dụng trên smartphone và sử dụng xe tùy theo ý thích của họ như đạp xe đi dạo cùng bạn bè quanh thị trấn và đặc biệt, có thể trả xe tại điểm dừng cuối cùng. Bắt đầu từ năm 2016, mô hình này nhanh chóng phát huy hiệu quả và được công chúng đón nhận, tuy nhiên, nó đã phát triển quá nhanh, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu (số lượng Cty cung cấp dịch vụ này lên đến hàng trăm, xe đạp chất đầy “ngổn ngang” ở các phố.
Câu chuyện về vòng đời “như thổi” của dịch vụ cho thuê xe đạp rất tiêu biểu cho kinh tế đổi mới sáng tạo hiện nay ở Trung Quốc, bao gồm: phát sinh - “bùng nổ”- hỗn loạn - nhà nước điều chỉnh- ổn định- lan tỏa ra thế giới.
|
Từ 08/2017, Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc cùng 9 bộ ngành khác đã ban hành nhiều quy định siết chặt quản lý hoạt động của các công ty chia sẻ xe đạp để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và đưa ngành này đi vào ổn định. Hiện nay, Ofo và Mobike là hai công ty lớn nhất trên thị trường chia sẻ xe đạp, chiếm hơn 90% thị trường (Mobike được hỗ trợ bởi Tencent, còn Ofo được Alibaba chống lưng).
Đồng thời, có thể nói, câu chuyện về vòng đời “như thổi” của dịch vụ cho thuê xe đạp rất tiêu biểu cho kinh tế đổi mới sáng tạo hiện nay ở Trung Quốc, bao gồm: phát sinh - “bùng nổ”- hỗn loạn - nhà nước điều chỉnh- ổn định- lan tỏa ra thế giới. Rõ ràng, nhờ giá cả phải chăng và tổ chức tốt, hiện tại Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới trong thị trường vận tải theo yêu cầu (xe đạp, xe điện, auto, … chiếm 67% thị vận chuyển cá nhân). Thành công này là một ví dụ điển hình về cách mô hình đổi mới sáng tạo China, có thể thay đổi quan niệm vè việc sử dụng hệ thống giao thông trên toàn thế giới.
Bài 2: … Đến cuộc “cách mạng” trong lĩnh vực bán lẻ