VietTimes – Cứ đến tháng 5, khi dải đất miền Trung rực nắng thì cũng là lúc loài chim trảu bước vào mùa ghép đôi, làm tổ. Với màu sắc lông sặc sỡ, cùng tập tính ghép đôi độc đáo mà loài chim này đã trở thành "mẫu hot".
Khoảng khắc ghép đôi của loài trảu xanh miền Trung
Chim trảu là một họ chim thuộc bộ Sả. Hầu hết các loài thuộc họ Trảu phân bố ở châu Phi và châu Á, một số ít có ở Nam Âu, Australia và New Guinea.
Chim trảu có bộ lông sặc sỡ đặc trưng, thân mảnh mai và lông đuôi dài. Họ này có 26 loài, chủ yếu kiếm ăn trên không trung và làm tổ dưới đất dưới dạng hang.
Các loài trong họ trảu chủ yếu ăn côn trùng, đặc biệt là ong, kiến, bướm. Nên có một số nơi chim trảu còn có tên là chim ăn ong. Chim trảu vô hiệu hóa nọc độc của các loài côn trùng bằng cách liên tục đánh và ma sát côn trùng trên bề mặt cứng. Đáng chú ý là chim trảu bắt mồi khi bay và không ăn côn trùng khi chúng ở mặt đất.
Tại miền Trung Việt Nam, chim trảu có màu lông xanh và rực rỡ dưới ánh nắng hè.
VietTimes xin gửi đến bạn đọc chùm ảnh của Nhà báo Hồ Xuân Mai về tập quán ghép đôi và những khoảnh khắc tỏ tình đáng yêu, độc đáo của loài chim đặc trưng của miền Trung này ngay giữa lòng TP Đà Nẵng:
Tỏ tình
Làm dáng
Ve vãn
Vũ điệu yêu thương
Làm dáng
Luôn có sự tranh giành con cái giữa các con đực
Pha tranh giành... sinh tử
Vũ điệu yêu thương
Pha bắt mồi trên không
Để tán tỉnh được con mái, chim trống phải bắt mồi về và đút cho con mái
Khi đã chịu ăn mồi, con mái sẵn sàng cho việc giao phối bằng việc cúi thấp người sau màn ve vãn của chim trống
Và vũ điệu hoan ca...
Chim trống tếp tục săn mồi về cho chim mái
Và tiếp tục tán tỉnh
Và...
Khi đã ghép đôi, mặc dù chim trông bay từ xa, chim mái đậu trên cành đã ríu rít chờ chim trống săn mồi trở về
Khoảnh khắc ân ái
Sau màn ân ái, cả chim trống lẫn chim mái tiếp tục thực hiện việc xây tổ ấm bằng việc đào hang
Canh tổ ấm
Chim trống tiếp tục đào hang dưới đất để chim mái vào đẻ trứng