|
Thiếu giường bệnh và nguồn cung oxy khiến tình hình dịch COVID-19 ở Ấn Độ hết sức nghiêm trọng (Ảnh: Bloomberg) |
Các công ty Ấn Độ bị đánh giá cao hơn gấp đôi mức thông thường khi tìm nguồn cung cấp máy tạo oxy và các nguồn cung cấp y tế khác từ các đối tác Trung Quốc, trong khi lưu lượng chuyến bay chở hàng giữa hai nước vẫn chưa trở lại mức trước đây.
Đặc phái viên của Ấn Độ tại Hong Kong Priyanka Chauhan cho biết, bất ổn giá cả và gián đoạn giao thông đã ảnh hưởng đến các động thái tăng cường sản xuất ở Ấn Độ để đối phó với sự gia tăng gần đây của các ca mắc COVID-19 và nói rằng chính phủ Trung Quốc có thể can thiệp để giúp giải quyết vấn đề này.
“Điều tôi muốn nói là kỳ vọng của chúng tôi tại thời điểm này là chuỗi cung ứng vẫn mở và giá sản phẩm phải ổn định”, bà nói trong một cuộc phỏng vấn với SCMP – “Ngay cả khi có áp lực cung cầu, thì giá sản phẩm cũng phải có sự ổn định và dễ đoán trước. Và cần phải có sự hỗ trợ và nỗ lực của cấp chính phủ. Tôi không có thông tin về mức độ can thiệp của chính phủ Trung Quốc trong vấn đề này nhưng sẽ rất hoan nghênh nếu họ có thể làm điều đó".
Ấn Độ đang phải vật lộn với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ nhất thế giới. Theo Bộ Y tế nước này, trong ngày 11/5, quốc gia này đã ghi nhận thêm 329.942 số ca mắc mới và 3.876 trường hợp tử vong do dịch bệnh. Sự gia tăng chóng mặt của các ca nhiễm đã khiến đất nước phải tranh giành nguồn cung cấp y tế cũng như các chuyên gia để chăm sóc cho số lượng bệnh nhân ngày càng tăng. Một số quốc gia cũng đã áp dụng lệnh cấm đối với du khách đến từ Ấn Độ.
Chauhan cho biết bà đánh giá cao sự cần thiết của các lệnh cấm đi lại dựa trên những lo ngại về sức khỏe cộng đồng, nhưng nói thêm rằng Ấn Độ đang yêu cầu Trung Quốc tạo điều kiện cho các chuyến bay chở hàng để đảm bảo nguồn cung cấp được giao tới.
Hãng hàng không thuộc sở hữu nhà nước Sichuan Airlines Logistics đã đình chỉ các chuyến bay chở hàng đến Ấn Độ trong 15 ngày vào tháng trước, khi làn sóng thứ dịch COVID-19 thứ hai bắt đầu. Điều này khiến cho Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dược phẩm của Ấn Độ cảnh báo là sẽ có tác động phân tầng đối với chuỗi cung ứng. Hội đồng cũng kêu gọi phái viên của Ấn Độ tại Bắc Kinh gây sức ép để nối lại các chuyến bay.
Chauhan cho biết cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar hồi tháng 4 đã giúp thông quan và phê duyệt các chuyến bay chở hàng, Tuy nhiên, tần suất các chuyến bay đã không trở lại như trước khi có làn sóng dịch thứ hai .
Bà đề nghị cấp cao hơn đảm bảo các quan chức cung cấp các thủ tục cấp phép để các chuyến bay hỗ trợ nhau. “Cần tránh kiểm soát không hợp lý và nên duy trì các mối liên kết vận tải”.
Các nỗ lực của Trung Quốc chủ yếu chỉ giới hạn ở các công ty tư nhân và các khoản quyên góp từ các hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ, trong khi các quốc gia khác đã cam kết giúp đỡ ở cấp chính phủ. Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết Nhật Bản sẽ đóng góp thêm 50 triệu USD viện trợ cho Ấn Độ.
Chauhan khen ngợi “tình bạn từ cộng đồng quốc tế”, chỉ ra hơn 50 quốc gia đã hỗ trợ Ấn Độ bằng cách gửi tiếp tế.
Khi được hỏi liệu có nên tăng cường hợp tác cấp chính phủ giữa Trung Quốc và Ấn Độ trong thời gian đại dịch xảy ra để đảm bảo hơn về sự ổn định giá cả và chuỗi cung ứng hay không, bà Chauhan cho biết Ấn Độ sẽ cởi mở thảo luận về vấn đề này để xem liệu có thể thống nhất một cơ chế tốt hơn hay không.
Ấn Độ là thành viên chủ chốt của liên minh Quad (Bộ tứ kim cương) do Mỹ dẫn đầu, bao gồm Australia và Nhật Bản, được coi là nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tại một hội nghị thượng đỉnh vào tháng 3, liên minh đã cam kết cung cấp một tỷ liều vaccine phòng ngừa COVID-19 trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương vào cuối năm 2022.
Ấn Độ, với ngành công nghiệp dược phẩm khổng lồ, là chìa khóa của sáng kiến này. Công ty Biological E Ltd có trụ sở tại Hyderabad đang mở rộng năng lực để sản xuất ít nhất một tỉ liều vaccine vào cuối năm 2022 và Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) dự kiến sẽ đóng góp hơn một tỉ liều vaccine cho Cơ chế Covax, chương trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để tiếp cận vaccine một cách công bằng.
Tuy nhiên, những cam kết này đang bị chững lại khi làn sóng COVID-19 thứ hai của Ấn Độ buộc nước này phải ngừng xuất khẩu vaccine. Bà Chauhan cho biết Ấn Độ đang tăng cường cung cấp và sản xuất vaccine, đồng thời xem xét các loại vaccine khác không được sản xuất ở Ấn Độ, trong đó có Sputnik và Pfizer của Nga.
“Khi giai đoạn này kết thúc, chúng tôi sẽ quay lại sản xuất cho thế giới một lần nữa”, bà nói.