Máy bay tiêm kích đa nhiệm nâng cấp Su-30MKI mang theo tên lửa hành trình siêu âm BrahMos cất cánh từ căn cứ không quân IAF trên vùng nông thôn miền Nam Ấn Độ lúc 09 giờ 30 phút cùng ngày.
Tên lửa BrahMos phóng từ trên không trung là tên lửa hành trình không đối đất có khối lượng nặng đến 2,5 tấn, tầm bắn gần 300 km, được thiết kế và phát triển bởi BAPL (BrahMos Aerospace Pvt. Ltd. IAF trở thành lực lượng Không quân đầu tiên trên thế giới phóng thành công một tên lửa hành trình BrahMos tấn công bề mặt có tốc độ lên đến 2,8 Mach vào mục tiêu trên biển ngày 22.11.2018. Đây cũng là lần thứ hai máy bay phóng BrahMos tấn công mục tiêu trên mặt đất.
Trong cuộc phỏng vấn với TASS giám đốc TASS liên doanh BrahMos Aerospace Pvt. Ltd, ông Pravin Patak cho biết. nhóm mục tiêu được đặt trên đảo Kar Nicobar, phía đông nam Ấn Độ. Tên lửa được thả hệ thống treo máy bay và bay đến mục tiêu trên toàn bộ khoảng cách bay. "BrahMos đánh trúng mục tiêu với độ chính xác tuyệt đối".
Văn phòng báo chí công ty liên doanh BrahMos Aerospace dẫn tuyên bố Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman cho biết, lực lượng không quân Ấn Độ, trang bị tên lửa hành trình này đã nâng sức mạnh chiến đấu lên một tầm cao mới mà các lực lượng không quân nước khác không thể đạt được.
Văn phòng báo chí công ty liên doanh BrahMos Aerospace cho biết, đến năm 2024, công ty sẽ thử nghiệm tên lửa loại mới Brahmos-NG. Những tên lửa này được trang bị trên máy bay tiêm kích đa nhiệm MiG-29 và Su-30MKI. Đây sẽ là loại tên lửa hành trình siêu âm đa năng Brahmos-NG, có thể được phóng không chỉ từ máy bay, mà còn từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm.
Liên doanh hàng không vũ trụ Nga-Ấn Độ BrahMos được thành lập năm 1998.