Ấn Độ phát triển tên lửa đẩy BrahMos sử dụng nhiều lần - VIDEO

VietTimes -- Tên lửa đẩy "BrahMos", sản phẩm hợp tác Nga-Ấn Độ có thể được sử dụng nhiều lần. Ngày 20.01, báo Tribune Ấn Độ đăng tải thông tin cho biết, công ty BrahMos Aerospace đang tiến hành phát triển những phiên bản mới của tên lửa siêu thanh BrahMos, tên lửa đẩy có thể được sử dụng để phóng đạn nhiều lần.
tên lửa siêu thanh BrahMos

Ông Sudhir Kumar Mishra, Giám đốc điều hành liên doanh Nga-Ấn Độ BrahMos Aerospace, trong buổi phỏng vấn với báo giới Ấn Độ cho biết, trong những năm tới có thể xuất hiện loại tên lửa siêu âm "boomerang", có khả năng mang một đầu đạn đến mục tiêu và sau đó quay trở lại vị trí phóng hoặc hạ xuống một điểm nhất định theo chương trình lập sẵn để có thể tái sử dụng.

Theo ông Kumar Mishra, tên lửa sử dụng nhiều lần "BrahMos" có thể đạt tốc độ lên đến 10 Mach (Mach là tốc độ của âm thanh - 340 m / s trên bề mặt Trái đất và 295 m / s trên độ cao hơn 11 km). "Đây sẽ là một công nghệ rất khó khăn, nhưng với những thành tựu của các nhà khoa học Ấn Độ, dự án này hoàn toàn khả thi",  ông Mishra cho biết.

Các phiên bản tên lửa "BrahMos" hiện nay có thể đạt tốc độ đến 2,8 Mach và tầm bắn lên đến khoảng 300 km. Công ty liên doanh BrahMos Aerospace đang phát triển thế hệ tiếp theo của tên lửa, có khả năng tăng gấp đôi khoảng cách hành trình, vận tốc sẽ đạt đến 5M.

Những hoạt động điều chỉnh và hoàn thiện kỹ thuật của tên lửa được tiến hành trong vòng 2-3 năm, sau đó công ty sẽ tập trung vào những tên lửa đẩy có khả năng bay với tốc độ siêu thanh.

"BrahMos" - đứa con tinh thần chung của Tổ Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO, Defence Research and Development Organization) và Công ty công nghiệp quốc phòng "Tổ hợp nghiên cứ khoa học-chế tạo máy", năm 1998 cùng tổ chức xây dựng công ty liên doanh BrahMos Aerospace.

Tên "BrahMos" là ghép tên hai con sông lớn của hai nước: Brahmaputra và Moscow. Liên doanh có sứ mệnh chủ yếu là nghiên cứu phát triển và sản xuất "BrahMos" - tên lửa siêu âm tầm gần (tầm bắn đến 300 km), có khả năng bay với tốc độ hơn 3.000 km / h.

Cơ sở căn bản của dự án Nga-Ấn Độ là sự phát triển của tên lửa chống tàu Liên Xô P-800 "Onyx" (phiên bản xuất khẩu là "Yakhont" trong hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion).

Khởi đầu của dự án, tên lửa "BrahMos" được phát triển chủ yếu theo định hướng là tên lửa chống tàu, nhưng các phiên bản mới của BrahMos có thể tấn công mục tiêu mặt đất và mặt nước, phóng từ bệ phóng cố định và cơ động trên mặt đất, từ tàu ngầm,  chiến hạm nổi và máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-30 MKI, trong tương lai có thể là máy bay ném bom chiến lược.

 

Tên lửa BrahMos thử nghiệm với các mục tiêu khác nhau

TTB