|
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ba lần cắt giảm lãi suất đã khuyến khích nhà đầu tư ồ ạt vay tiền mua cổ phiếu - Ảnh: EPA |
Báo South China Morning Post dẫn lời giới kinh tế học cho rằng những biện pháp can thiệp đầy tham vọng của Bắc Kinh và những nhà đầu tư non kinh nghiệm đã muốn “đánh cược” lớn khi vay mượn tiền để mua chứng khoán là hai nhân tố chính khiến giá chứng khoán Trung Quốc tăng đến 150% từ tháng 6 năm ngoái, rồi sau đó tuột dốc không phanh đến 30% trong bốn tuần qua.
Có bàn tay chính phủ
Chuyên gia kinh tế ở Credit Suisse - Tao Dong nhận định bàn tay của Chính phủ Trung Quốc đã xuất hiện khắp mọi nơi trong thị trường chứng khoán.
“Chính phủ Trung Quốc là tay chơi lớn nhất đứng sau mọi biến động của thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư lẻ nên thận trọng một điều rằngmột khi tay chơi lớn buông tay thì các ngài sẽ gánh tổn thất” - chuyên gia này cho biết.
Nợ công của chính quyền địa phương ở Trung Quốc đang ở 19.000 tỉ nhân dân tệ (hơn 3.000 tỉ USD), tính đến cuối năm 2014. |
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc cần điều khiển đầu cơ để giúp vực dậy tài chính, sau đó đưa ra một lối thoát cho chính quyền địa phương để họ có thể bán cổ phần của mình trong các công ty để trả bớt nợ.
Ngoài ra, việc Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có ba lần giảm lãi suấtcàng khiến nhiều nhà đầu tư lẻ nhảy vào vay tiền để đầu tư chứng khoán.
Thị trường chứng khoán kết thúc giai đoạn tuột dốc bảy năm vào giữa năm 2014 và bước vào giai đoạn “đầu cơ” hoành hành suốt một năm, rồi rơi tự do từ ngày 12-6-2015 đến nay.
Sau khi tuột dốc từ mức giá cao kỷ lục 6.124 điểm trong tháng 10-2007, chỉ số chứng khoán quan trọng nhất Trung Quốc là Shanghai Composite vẫn đứng ở mức trên dưới 2.000 điểm gần như suốt bảynăm qua. Vàbắt đầu tăng vọt trở lại từ tháng 6-2014.
Một tháng sau đó, xuất hiện tin tức Bắc Kinh sẽ cho phép các nhà đầu tư Trung Quốc và Hong Kong giao dịch cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán của nhau theo cơ chế liên kết thịtrường chứng khoán Thượng Hải - Hong Kong.
Thêm vào đó là hàng loạt thông tin chính phủ nước này đang đẩy mạnh các dự án đầu tư trong mọi lĩnh vực, từ trong nước đến ngoài nước. Những loại tin tức này từ Chính phủ Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư lẻ ồ ạt đi mua chứng khoán để đầu cơ.
“Sự ủng hộ của Chính phủ Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật là một bằng chứng. Các nhà đầu tư đã bị thu hút vào chương trình phát minh của Trung Quốc, khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khuyến khích các doanh nghiệp kỹ thuật giảm phụ thuộc vào công nghiệp nặng” - giáo sư Trường đại học Thanh Hoa Viên Cương Minh nhận định.
Số nợ mà các nhà đầu tư vay từ các công ty môi giới để mua chứng khoán đã lên đến 2.000 tỉ nhân dân tệ (322 tỉ USD) trong tháng 5-2015. |
Kết quả là đến tháng 4-2015, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành kỹ thuật Trung Quốc đã tăng 220 lần. Bị tác động từ những điều này, giới đầu tư Trung Quốc đã ồ ạt đổ tiền mua chứng khoánkhiến giá của loại “sản phẩm” này tăng đột biến.
Giới chuyên gia cho rằng các nhà đầu tư lẻ không chỉ vay tiền từ các tổ chức tài chính của nhà nước mà họ còn đi vay tín dụng đen để mua chứng khoán.
Truyền thông cũngkhiến thị trường sụp đổ
Giới chuyên gia kinh tế cho rằng chính truyền thông Trung Quốc cũng góp phần tạo ra nạn đầu cơ khiến thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ.
Hồi tháng 3-2015, Tân Hoa xã dẫn lời thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên tuyên bố một số khả năng thanh toán tiền mặt đang tăng ở Trung Quốc có thể đã chảy vào thị trường chứng khoán.
Chính điều này sẽ hỗ trợ nền kinh tế khi nhiều doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nằm trong các ngành công nghiệp trọng yếu của Trung Quốc. Ngày 20-4, Hãng tin Tân Hoa xã đã có bảylần đăng những thông tin bình luận có ý “bênh vực” cho thị trường chứng khoán.
Một ngày sau, Nhân Dân Nhật Báo nói rằng nạn đầu cơ chỉ mới bắt đầu, “chỉ số chứng khoán Shanghai Composite đứng ở mức 4.000 điểm và Trung Quốc “không có truyên thống bong bóng chứng khoánhoặc không có động lực để tạo ra chúng” tờ báo khẳng định.
Trước những thông tin này, cổ phiếu của một loạt doanh nghiệp như Beijing Baofeng Technology, Beijing Chinese All Digital Publishing và Baoding Lucky Innovative Materials đã tăng vài nghìn điểm chỉ sau vài tháng niêm yết trên sàn.
Ngay khi xuất hiện những quan ngại về giá cổ phiếu được thổi phồng thì truyền thông Trung Quốc lại nhảy vào với vai trò “trấn an” nhà đầu tư.
Nhân Dân Nhật Báo ngày 25-5 một lần nữa lại nhấn mạnh đầu tư có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bằng bài báo “Năm câu hỏi ấn tượng nhất với nền kinh tế Trung Quốc - một bài phỏng vấn có chọn lọc ngườicó thẩm quyền”. Bài báo này lại góp phần cho thị trường cổ phiếu Trung Quốc nhảy vọt ngay trong tuần lễ đó.
Sau cơn “vỡ thị trường chứng khoán” mới đây, dù Bắc Kinh đã can thiệp sâu để bình ổn thị trường nhưng nhiều nhà phân tích vẫn không mấy lạc quan về viễn cảnh của thị trường chứng khoán nước này.
Họ cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới này sẽ còn tiếp tục đi xuống, tương lai của những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán rất mờ mịt.
MỸ LOAN theo Tuổi Trẻ