8. Tại sao thủy thủ thường mặc quần ống loe?
Ảnh: BrightSide
|
Ra đời vào năm 1813, quần ống loe là một phần không thể thiếu trong bộ đồng phục hàng hải thế kỷ XIX. Loại quần này được thiết kế với ống rất rộng để thủy thủ xắn lên nhanh chóng trước khi cọ rửa boong tàu hay lội xuống nước. Đồng thời, nếu bị ướt thì cũng họ có thể thay ra dễ dàng ngay cả khi không tháo giày. Tuy nhiên đến cuối thập niên 60, quần ống loe mới thực sự phổ biến và trở thành xu hướng thống trị làng thời thế giới trong hơn 10 năm tiếp theo.
7. Tại sao bốt điện thoại công cộng tại Anh được sơn màu đỏ?
Ảnh: BrightSide
|
Bốt điện thoại công cộng đầu tiên của Anh được lắp đặt trên các con phố ở thủ đô London vào năm 1920. Nguyên liệu chế tạo chúng là các khối bê tông, phủ lớp sơn màu kem chủ đạo và cánh cửa màu đỏ.
Tuy nhiên, phát kiến nổi tiếng của nhà thiết kế Giles Gilbert Scott công bố trong một cuộc thi năm 1924 đã thay đổi tất cả. Ông Scott cho rằng khung cabin nên được làm từ sắt, thay vì thép, để tiết kiệm chi phí. Hơn nữa, màu sắc phải chuyển từ xám sang đỏ để người dân dễ nhận ra.
8 năm sau, bốt điện thoại màu đỏ của ông Scott đã trở thành cứu tinh của hệ thống thông tin liên lạc công cộng trong thời “Đại sương mù London 1952”. Mặc dù thảm họa ô nhiễm môi trường này chỉ kéo dài trong 5 ngày nhưng đã lượng khói bụi cao gấp 10 lần bình thường đã gây cản trở tầm nhìn, khiến hoạt động của toàn thành phố bị đình trệ và 4.000 người thiệt mạng. Tất nhiên, trong làn sương độc hại, người ta vẫn nhìn thấy những bốt điện thoại công cộng màu đỏ.
6. Tại sao tay nắm cửa được làm bằng đồng?
Ảnh: BrightSide
|
Dưới góc nhìn khoa học, kim loại nói chung (như: bạc, thủy ngân, kẽm, đồng, v.v.) chứa các loại ion có khả năng sát khuẩn, chống nấm mốc và các vi sinh vật khác. Đó cũng là lý do tay nắm cửa thường được chế tạo từ đồng thau (hợp kim đồng và kẽm). Đơn giản bởi chúng vô trùng và người ta cũng có thể làm sạch dễ dàng.
5. Tại sao áo thủy thủ có sọc ngang?
Ảnh: BrightSide
|
Thuở sơ khai, việc một thủy thủ mặc trang phục sọc ngang là không thể chấp nhận được. Tuy nhiên đến năm 1852, hoàng đế Napoléon III (Louis-Napoléon Bonaparte) đã yêu cầu hải quân hoàng gia Pháp bổ sung chiếc áo sọc ngang vào bộ đồng phục vì ông tin đặc điểm này sẽ giúp nhận diện thủy thủ trên boong, cũng như xác định vị trí dễ hơn nếu chẳng may có người bị rơi xuống rơi xuống nước.
4. Tại sao thẻ vàng và thẻ đỏ được sử dụng trong bóng đá?
Ảnh: BrightSide
|
Từ tình huống phạm lỗi trong trận Tứ kết World Cup 1966 giữa đội tuyển Argentina và Anh, Antonio Rattin đã bị yêu cầu rời sân. Tuy nhiên, rào cản ngôn ngữ khiến các cầu thủ Anh không thể hiểu được quyết định của trọng tài người Đức Rudolf Kreitlein. Đội trưởng tuyển Argentina cũng cố tình lờ đi để thi đấu “chui” thêm khoảng 9 phút. Sau tai nạn hy hữu này, hệ thống thẻ phạt (đỏ và vàng), theo sáng kiến của trọng tài kỳ cựu Ken Aston, đã được FIFA thông qua để đảm bảo tính công bằng và minh bạch cho môn thể thao vua.
3. Tại sao tay áo khoác phi công có một chiếc túi nhỏ?
Ảnh: BrightSide
|
Bạn có biết, thế hệ áo khoác phi công đầu tiên MA-1 ra đời vào năm 1955 và chỉ dành cho các sĩ quan lái máy bay ném bom hạng nặng. Ngay lập tức, MA-1 đã nhận được sự đón nhận nồng nhiệt bởi thiết kế đặc biệt, với lớp túi “chức năng” nhỏ nhưng vô cùng hữu dụng bố trí trên cánh tay để đựng thuốc lá hay chìa khóa.
2. Tại sao áo trend coat hay được trang trí thêm cầu vai?
Ảnh: BrightSide
|
Áo choàng đi mưa (trend coat) xuất hiện vào năm 1901 là phiên bản biến thể của áo măng tô dành cho quân đội. Do vậy, một số chi tiết đã được bổ sung để phù hợp hơn với các điều kiện thực chiến. Ví dụ, vạt áo to bản sẽ bảo vệ vai khỏi bị thương khi đeo súng trường quá lâu, còn phần cầu vai sẽ giúp tránh trầy xước khi phải vác thêm túi đạn. Bởi thói quen của người lính là đeo túi đạn và súng cùng một bên nên áo trend coat ban đầu cũng chỉ có một cầu vai.
1. Tại sao giày đế xuồng lại có lỗ?
Ảnh: BrightSide
|
Kể từ cuối thế kỷ XVII, giày đế xuồng đã rất phổ biến trong giới… chăn nuôi gia súc tại Ireland và Scotland. Do điều kiện khí hậu ẩm ướt, người dân phải làm việc thường xuyên tại vùng đầm lầy nên cần lỗ nhỏ để giày khô nhanh hơn. Sau đó, các nhà thiết kế tại Anh đã tận dụng lỗ đục như họa tiết trang trí. Giày đế xuồng đã trở nên thịnh hành trong giới quý tộc sau, thậm chí nhà vua Edward VII còn thường xuyên đi loại giày này trong các buổi chơi Golf và du ngoạn trong thành phố.
Theo BrightSide