Trong một phiên họp gần đây bên lề cuộc họp Nhóm 20 bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương tại Bali, thống đốc Ngân hàng Indonesia Perry Warjiyo cho biết: Đến tháng 11, 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực là Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia sẽ ký một thỏa thuận tích hợp mạng thanh toán của các quốc gia này.
Tại thời điểm này, Malaysia, Indonesia và Thái Lan đã kết nối mạng thanh toán, Singapore liên kết với Thái Lan và đang thuyết phục bổ sung thêm các quốc gia khác. Theo tin từ Bloomberg, mối liên kết vẫn chưa được hoàn thiện và sau khi hoàn tất, các khoản thanh toán được thực hiện thông qua hệ thống sẽ được thanh khoản bằng nội tệ giữa các quốc gia.
Điều đó có nghĩa là những khoản thanh toán được giao dịch ở Thái Lan, bằng một ứng dụng ở Indonesia sẽ có sự trao đổi trực tiếp giữa đồng Rupiah và baht, bỏ qua sự cần thiết của đồng đô la Mỹ trung gian. Khi mạng lưới thanh toán giữa 5 quốc gia đã hoàn thiện, các ngân hàng trung ương sẽ tìm giải pháp liên kết mạng lưới này với các quốc gia Đông Nam Á và các cụm khu vực khác trên thế giới.
Hệ thống thanh khoản khu vực sẽ mang lại cấu trúc tương tự như chuyển khoản ngân hàng theo thời gian thực và thậm chí cả tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Giám đốc điều hành Ravi Menon thuộc Cơ quan tiền tệ Singapore trong một hội thảo tại Bali cho biết: “Đây là một động thái có tác động sâu sắc mà chúng tôi có thể xây dựng đối với phần còn lại của thế giới. Đó là một cơ sở hạ tầng công cộng tăng cường năng lực tài chính của các quốc gia thành viên, nâng cao hiệu quả và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới cho mọi công dân khu vực."
Với sự chấp nhận và sử dụng rộng rãi thanh toán bằng mã QR giữa các thương gia và người mua trên toàn cầu, kết hợp với sự gia tăng sử dụng điện thoại thông minh và kết nối internet tốc độ cao, các chuyên gia kinh tế thị trường rất lạc quan với sự tăng trưởng của phương thức thanh toán. Trên thực tế, theo một báo cáo gần đây của Juniper Research, chi tiêu toàn cầu bằng phương pháp sử dụng thanh toán mã QR có thể đạt hơn 3 nghìn tỉ USD vào năm 2025 ; tăng 25% từ 2,4 nghìn tỉ USD trong năm 2022.
“Sự tăng trưởng này sẽ được thúc đẩy bởi sự tập trung ngày càng tăng vào việc cải thiện cấp độ thanh khoản tài chính ở các khu vực đang phát triển, cung cấp những lựa chọn thay thế cho các phương thức thanh toán đã được thiết lập”, công ty nghiên cứu Juniper Research cho biết trong một thông cáo báo chí tháng 5 /2022. Tuy nhiên, về mặt địa lý, báo cáo cho thấy triển vọng áp dụng và tăng trưởng mạnh hơn ở các thị trường có các chương trình cấp quốc gia.
Sự tăng trường này có được do các biện pháp khuyến khích thúc đẩy sự dễ sử dụng cho người tiêu dùng, tăng cường khả năng tương thích tài chính. Theo Juniper, Ấn Độ có tiềm năng tăng trưởng cao nhất vì giá trị giao dịch thanh toán bằng mã QR được dự báo sẽ tăng từ 62 tỉ USD vào năm 2022 lên 125 tỉ USD vào năm 2026. Nhìn chung, việc áp dụng mã QR đã được mở rộng khắp châu Á, cơ chế này đã có mặt ở khắp mọi nơi, gắn bó với thương hiệu người tiêu dùng ở châu Á Thái Bình Dương.
Theo Tech Wire Asia