5 loại vũ khí “khủng” Việt Nam cần để bảo vệ Biển Đông, biên giới

Gần đây, Việt Nam liên tiếp mua các loại vũ khí tiên tiến, bao gồm tàu ngầm diesen điện Kilo 636.1. 4 tàu hộ tống tên lửa Gepard. Cách đây không lâu đã có thông tin Việt Nam đặt hàng mua 4 chiếc Sigma trang bị tên lửa chống hạm Exocet từ Hà Lan. Việt Nam cũng có thể mua vũ khí Mỹ...
5 loại vũ khí “khủng” Việt Nam cần để bảo vệ Biển Đông, biên giới

Việt Nam đã từng bị phương bắc đô hộ bốn lần trong hai ngàn năm lịch sử, bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Nhưng Việt Nam cũng đã thành công xuất sắc trong việc giữ gìn nguyên vẹn bờ cõi, bản sắc dân tộc trước sự xâm lược về chính trị, kinh tế và văn hóa, phần lớn thành quả đó có được dựa vào ý chí quật cường của dân tộc, dũng cảm đứng lên cầm vũ khí chống lại một nước láng giềng khổng lồ và mạnh hơn mình gấp nhiều lần.

Gia tăng sức mạnh quân sự và bành trướng phương bắc không phải vấn đề mới với Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc có hàng nghìn năm chia sẻ đường biên giới chung và những thăng trầm lịch sử. Nhưng quan hệ giữa hai nước chẳng bao giờ đi theo con đường nước nhỏ với nước lớn.

Việt Nam đã theo dõi chặt chẽ sự phát triển quân sự trong khu vực và có bước chuẩn bị phù hợp. Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng của Việt Nam tăng từ 796 triệu USD vào năm 1994 lên mức 7,8 tỷ USD trong năm 2013.

Sức mạnh địa chính trị và quân sự đang gia tăng của Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh tự tin và quyết đoán hơn trong những đòi hỏi về chủ quyền phi pháp trên biển Đông, mâu thuẫn với lợi ích của các láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Năm loại phương tiện chiến tranh được nêu sẽ giúp Việt Nam có được khả năng lâu dài đối phó và bảo vệ lợi ích quốc gia.

Máy bay tuần biển chống ngầm P-3C Orion

Rất nhiều người có quan niệm cho rằng, Việt Nam là cường quốc lục địa, hậu quả của các cuộc chiến tranh triền miên từ đại chiến thế giới lần thứ Nhất, lần thứ Hai và cuộc chiến tranh Đông Dương kéo dài hơn 30 năm. Những cuộc chiến tranh biên giới làm suy kiệt nền kinh tế. Nhưng hiện nay Việt Nam là một quốc gia độc lập, đất nước này phải đối mặt với một thực tế là một quốc gia biển.

Đất nước có chiều dài bờ biến lên đến 2,025 dặm, chỉ ngắn hơn có 40 dặm nếu so sánh với khoảng cách từ Maine đến Florida. Dài và thon, hầu như tất cả đường biên giới đất liền Việt Nam chỉ cách bờ Biển Đông không xa.

Máy bay tuần biển P-3 Orion thả phao thủy âm

Cách kiểm soát bờ biển dài có hiệu quả nhất là bằng đường không. Một phi đoàn nhỏ các máy bay tuần biển chống ngầm, tuần thám trong không phận dọc bờ biển, có thể giám sát tốt nhất vùng hải giới, vùng đặc quyền kinh tế biển Việt Nam.

Một sự lựa chọn lý tưởng là mua các máy bay tuần biển chống ngầm P-3C Orion đã cũ của Mỹ, hiện vẫn đang là trụ cột chính của phi đoàn máy bay tuần biển chống ngầm Hải quân Hoa Kỳ, năng lực hoạt động của máy bay đã được minh chứng qua nhiều thập kỷ, có khả năng bay trên không đến 12 giờ liên tục. Hiện Hải quân Mỹ sở hữu đến 272 chiếc Orions, nhưng hơn một nửa đã được nghỉ hưu, số còn lại sẽ dần được thay bằng P-8 Poseidon.

Theo hãng Reuters, Mỹ chuẩn bị dỡ bỏ toàn bộ lệnh cấm vận vũ khí sát thương chống Việt Nam và máy bay P-3C có thể là một trong những hạng mục đầu tiên được Việt Nam đặt hàng. Washington sẽ gỡ bỏ các ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa chống tàu, có thể được sử dụng để chống lại hải quân kẻ thù muốn xâm phạm biển đảo của Việt Nam.

P-3C được trang bị các bộ khí tài cảm biến cho phép tiến hành các sứ mệnh giám sát hàng hải phi vũ trang. Radar trinh sát đa nhiệm vụ giúp Việt Nam phát hiện các phương tiện xâm nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ biển. Cảm biến từ trường cho phép phát hiện các biến thiên điện từ bất thường, từ đó có khả năng thả phao sonar phát hiện tàu ngầm xâm nhập lãnh hải.

Những chiếc P-3C còn được trang bị các bộ khí tài hộ trợ trinh sát điện tử cùng với catalogue các thông số kỹ thuật, cho phép lực lượng không quân hải quân có thể thám sát các lực lượng quân đội kẻ thù, dò tìm và xác định chính xác các loại sóng radio đầu phát của đài thông tin hoặc radar, radar xác định khí thải thoát ra từ động cơ của các hạm tàu, bao gồm cả tàu ngầm, nguồn thông tin cập nhật liên tục có thể được chia sẻ với quân đội Mỹ.

P-3 Orion có chiều dài 35,6 mét, cao 10,3 mét với sải cánh 30,4 mét, khối lượng cất cánh tối đa 63,45 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T-56-A-13 công suất 4.600 mã lực/động cơ.

Điều tốt nhất đối với máy bay P-3C là chi phí: được coi như máy bay chiến đấu dư thừa. P-3C Orions trên thực tế sẽ được cho đi chứ không bán. Những chiếc máy bay cũ này có thể được hiểu như một sự ủng hộ từ phía Mỹ chứ không phải là những giao dịch thương mại. Điểm đắt nhất ở đây có lẽ là gói bảo trì, bảo dưỡng và nâng cấp máy bay (đi kèm trọn gói với cung cấp).

Tàu tuần tra tên lửa

Hải quân Nhân dân Việt Nam (VPN) trong một thời gian dài sau chiến tranh không phát triển được, biên chế chỉ có một tập hợp các tàu hải quân cũ miền Nam Việt Nam và một số ít các khinh hạm của Liên Xô, tàu hộ tống và quét mìn. Sự phát triển vượt bậc của Hạm đội Trung Quốc buộc Việt Nam phải thực hiện sự đột phá để hải giới của đất nước trở thành đường biên giới được bảo vệ chắc chắn trước nguy cơ từ các tàu nước ngoài.

Những năm gần đây Việt Nam liên tiếp mua các trang thiết bị từ phía Nga, bao gồm tàu ngầm diesen điện Kilo 636.1. 4 tàu hộ tống tên lửa Gepard, được trang bị tên lửa chống tàu Kh-35, cách đây không lâu đã có thông tin Việt Nam đặt hàng mua 4 chiếc Sigma trang bị tên lửa chống hạm Exocet từ Hà Lan.

Những hợp đồng mua sắm vũ khí trang bị dồn dập cho thấy Hải quân Việt Nam đã tiến một bước dài phát triển lực lượng và đưa ra một thông điệp cứng rắn quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biển của mình. Rõ ràng, việc mua sắm vũ khí trang bị hiện đại thực sự vô cùng tốn kém. Để tăng cường sức mạnh đồng thời phủ kín những khoảng trống giữa các chiến hạm lớn cần có một hạm đội các chiến hạm nhỏ, được trang bị vũ khí mạnh như pháo hạm, tên lửa chống tàu và có tốc độ cao.

Một giải pháp khả thi có thể lựa chọn là mua sắm các tàu tuần biển hạng nhẹ của Đài Loan Hsun Hai hoặc “Swift Sea”, chương trình tàu biển hai thân tốc độ cao. Những chiếc chiến hạm hai thân này được áp dụng công nghệ tàng hình Stealth và có tốc độ rất cao, khoảng 38 hải lý/giờ. Tàu tuần tra tên lửa Hsun Hai được trang bị các tên lửa chống tàu Hsiung Feng II và Hsuing Feng III, báo chí Đài Loan đã đặt cho các tên lửa này biệt hiệu “sát thủ tàu sân bay”.

Tàu hộ vệ tuần biển lớp Hsun Hai

Với tầm hoạt động đến 2.000 dặm trên biển, khinh hạm tuần tra Hsun Hai có thể hải hành từ đầu vùng nước dọc bờ biển Việt Nam đến cuối mà không phải tiếp nhiên liệu, nhanh chóng có mặt tại điểm cần thiết. Tàu cũng được thiết kể để có được một sân bay trực thăng trên boong.

Tàu tuần biển lớp Yoon Youngha - Hàn Quốc

Một lựa chọn ít nhạy cảm chính trị hơn là mua của Hàn Quốc. Tàu tuần biển mới được thiết kế và chế tạo của lớp Yoon Youngha. Các tàu tuần tra lớp Yoon Youngha nặng hơn một chút so với lớp Hsun Hai, tăng cường một pháo hạm 76mm và bốn tên lửa chống hạm Hae Sung.

Các tàu Hàn Quốc có một yếu điểm là tốc độ chậm do thiết kế so với tàu của Đài Loan, khiến giới hạn tốc độ của họ chỉ bằng nửa dự kiến là 40 hải lý/giờ. Các tàu Hàn Quốc cũng không có sàn đậu trực thăng. Tàu có giá thành 38 triệu USD, đó sẽ là chi phí phải chăng cho Hải quân Việt Nam.

Máy bay thế hệ thứ 5 (T-50 Fighter)

Trong cuộc chiến tranh đường không của Mỹ, Việt Nam đã chiến đấu với tinh thần của David chống lại Goliath. Dù số lượng máy bay của đối thủ lớn hơn nhiều lần, không quân Việt Nam cũng buộc Mỹ phải gánh chịu thiệt hại nặng nề, 16 phi công Việt Nam đã đạt danh diệu ace.

Trong bất kỳ cuộc xung đột tương lai nào với kẻ gây chiến ở Biển Đông, Việt Nam một lần nữa sẽ phải chiến đấu với lực lượng đông hơn gấp nhiều lần. Việt Nam hiện đang sở hữu 12 Su-27 Flanker và 24 Su-30 Flanker-C trong biên chế, với 12 Su-30 đã được đặt hàng.

Đó là khởi đầu tốt, VPAF sẽ cần thêm nhiều máy bay chiến đấu hơn để ngăn chặn, và chiến đấu nếu cần thiết phải ngăn chặn không lực kẻ địch từ nhiều hướng. Tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai có khả năng đe dọa miền Nam Việt Nam, làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh biển.

Máy bay tiêm kích tàng hình T-50 Sukhoi PAK FA

Việt Nam chắc chắn sẽ cần đến máy bay thế hệ thứ 5 nhằm đối đầu hiệu quả với những máy bay chiến đấu hiện có của đối phương như J-10 và tương lai J-20 và J-31, đưa ra một răn đe nghiêm túc trên không trong tương lai gần.

Vấn đề máy bay chiến đấu thế hệ 5 việc tìm kiếm máy bay với giá có thể chấp nhận được. Quan hệ giữa Ấn Độ và Việt Nam ngày càng nồng ấm có thể cung cấp một giải pháp hữu hiêu. T-50, một biến thể của PAK-FA tiêm kích Nga đang được thiết kế đặc biệt trong hợp tác quốc phòng với Ấn Độ, có thể được chuyển giao cho Việt Nam.

T-50 sẽ là thế hệ máy bay thứ 5 thật sự của Việt Nam. Với thiết kế công nghệ tàng hình, vận tốc siêu âm, hệ thống cảm biến tiên tiến. radar mảng pha hiện đại, T-50 được trang bị các tên lửa tầm xa không đối không hiện đại R-77, tên lửa không đối không tầm gần RV-MDD và tên lửa không đối hạm Kh-35UE khi nằm trong biên chế trang bị của Việt Nam sẽ là một đối thủ đáng sợ với bất cứ lực lượng không quân nào trên thế giới.

T-50 trong chương trình hợp tác quân sự, một số các trang thiết bị sẽ được sản xuất ở Ấn Độ đang trong tiến trình phát triển và tiếp tục được hiện đại hóa tùy theo yêu cầu nhiệm vụ. Việc Việt Nam mua sắm T-50 thứ nhất sẽ không gặp bất cứ sự cản trở nào trên thế giới về chính trị, bao gồm cả Trung Quốc, đồng thời cũng giúp Ấn Độ giải quyết một phần trong số 6 tỷ USD tiền giấy phép mà Ấn Độ phải trả cho Nga.

Tàu đổ bộ hạng nặng (Makassar Class)

Nếu Việt Nam muốn giữ được các đảo đã tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, Hải quân Việt Nam cần có các tàu đổ bộ để có thể đổ quân lên các đảo để củng cố phòng ngự hoặc di chuyển lực lượng từ địa điểm này sang địa điểm khác. Hải quân đánh bộ Việt Nam cần có ít nhất hai tàu đổ bộ hạng nặng mang trực thăng. Sự có mặt hai hạm tàu này đóng vai trò vô cùng quan trọng, gia tăng đáng kể sức mạnh phòng ngự biển đảo.

Tàu đổ bộ lớp Makassar Class Indonesia

Điều khá thú vị là một cường quốc khu vực có quyền lợi ở Biển Đông đang đóng những chiếc tàu đổ bộ này. Tàu đổ bộ trực thăng lớp Makassar được thiết kế để cơ động lực lượng Thủy quân lục chiến Indonesia tham chiến. Tàu đổ bộ có lượng giãn nước 11.300 tấn, có kích thước nhỏ hơn một nửa so với chiến hạm có tính năng tương đương của Mỹ San Antonio LPDs. Tuy nhiên, với một cường quốc khu vực, các tàu đổ bộ vỏ đơn này có được rất nhiều chức năng.

Tàu đổ bộ lớp Makassar mang theo 354 lính thủy đánh bộ Indonesia và 35 xe BBCG hạng nhẹ đến xe tăng chiến đấu chủ lực. Trong điều kiện khẩn cấp về cứu hộ trong các thảm họa nhân đạo, tàu có thể chở hàng cứu trợ vào khu vực thảm họa và di tản những người tị nạn.

Tàu đổ bộ lớp Makassar có hai phương pháp để đưa nhân sự và phương tiện đổ bộ vào đảo hoặc bờ biển: máy bay trực thăng và tàu đổ bộ thứ cấp. Tàu được thiết kế một sàn đáp và hầm chứa máy bay trực thăng vận tải dùng để đổ bộ đường không, cũng như một cầu tàu tàu để các xe vận tải đổ bộ, xe cơ giới, tàu đệm khí hoặc các tàu bơm hơi hạng nhẹ cơ động đổ bộ. Tầng dưới cùng có thể được rút hết nước để vận tải và sau đó cho ngập nước, cho phép các phương tiện đổ bộ tự cơ động cập bờ.

Tàu đổ bộ lớp Makassar được Philippines lựa chon như một phương án tối ưu cho chương trình vận tải chiến lược Strategic Sealift.

Pháo phản lực BM-30 Smerch Nga (BM-30 Smerch)

Vào năm 1979. Trung Quốc đã thực hiện một cuộc chiến tranh dọc biên giới Việt – Trung, một sai lầm phải trả giá quá đắt khi mang một quân đội có cơ cấu biên chế tổ chức cổ hủ, thiếu kinh nghiệm chiến đấu và hoàn toàn không được kiểm chứng đối đầu với Quân đội Nhân dân Việt Nam, lực lượng đã dày dạn trong suốt 20 năm chiến tranh. Chỉ trong tháng đầu tiên, Trung Quốc được cho rằng đã mất hơn 9.000 lính.

Bắc Kinh không muốn lập lại những sai lầm đẫm máu. Không chỉ vì quân đội Việt Nam là một đối thủ nguy hiểm, biên giới Việt - Trung là vùng đồi núi khó khăn hiểm trở và hoàn toàn không phù hợp với một cuộc xâm lược quy mô lớn.

Nhưng khi xảy ra tình huống trên biển, những hoạt động xâm nhập và tấn công vào sâu trong biên giới Việt Nam là hoàn toàn có thể. Việt Nam cần hiện đại hóa lực lượng pháo binh đã lỗi thời bằng nhưng tổ hợp pháo hạng nặng sử dụng đầu đạn dẫn đường sẽ là một phương án tối ưu ngăn chặn mọi nguy cơ của một cuộc xung đột chớp nhoáng nhưng nguy hiểm.

Tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch

Tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch Nga là tổ hợp tên lửa phóng loạt có hiệu quả rất cao trong chiến đấu phòng ngự, là phiên bản phát triển sâu của huyền thoại Katyusha, Smerch có thể phóng liên tiếp 12 rockets cỡ đạn 300 mm trong vòng 38 giây với tầm bắn tối đa 70km. Được lắp đặt trên xe địa hình siêu trọng, hệ thống có thể cơ động nhanh chóng trên các tuyến đường bộ hiện nay. Smerch có thể tiếp cận khu vực phóng, phóng liên tiếp 12 đạn, loạt đạn tiếp theo sẽ sẵn sàng trong vòng 25 phút.

Các tổ hợp tên lửa BM-30 Smerch Nga phóng loạt là nền tảng cơ bản cho hệ thống phòng thủ vững chắc đa tầm. Trước khi lực lượng tấn công tiếp cận khu vực phòng thủ, tên lửa 9M55K4 có thể triển khai một trận địa mìn chống tăng và bộ binh trên một diện tích rộng lớn, khi đối phương vượt qua tuyến chiến đấu, Smerch có thể phóng các tên lửa mang đầu đạn casset thứ cấp hỗn hợp, các loại đạn thứ cấp nổ phá mảnh nhằm tiêu diệt bộ binh và các xe cơ giới hạng nhẹ, các đầu đạn diệt tăng hạt nhân xuyên phá có cảm biến hồng ngoại tấn công tiêu diệt xe tăng, thiết giáp hạng nặng. Các đầu đạn nổ phá mảnh thông thường có hoặc không có đầu tự dẫn có thể tấn công đội hình hành quân hoặc chiến đấu tấn công, thực hiện nhiệm vụ phản pháo.

Nếu được trang bị các tổ hợp BM-30, hệ thống phòng thủ biên giới phía bắc Việt Nam sẽ thành bức tường thành thép mà không có một chiến thuật biển tăng- hỏa lực và biển người nào có thể đột phá được./.

*Tác giả Kyle Mizokami là bình luận viên tại San Francisco, viết bài cho The Diplomat, Foreign Policy, War is Boring and The Daily Beast

Trịnh Thái Bằng theo QPAN