39 đặc nhiệm Nga tử chiến hàng trăm tay súng thánh chiến Afghanistan

VietTimes -- Ở nước Nga, cuộc chiến ở Afghanistan vẫn gây nhiều tranh cãi, nhưng trận đánh bảo vệ cao điểm 3234 ngày 07-08.0 8.1988 được nhớ tới như cuộc chiến của những người lính anh hùng thuộc Đại đội 9 Trung đoàn Cận vệ đổ bộ đường không số 345. Trận chiến nằm trong khuôn khổ chiến dịch Magistral ở Afghanistan.
Những lính đặc nhiệm dù đại đội 9 Trung đoàn 345. ảnh lịch sử Bộ quốc phòng Nga

Cuộc vây hãm lực lượng quân đội Afghanistan ở thị trấn Khost

Những năm 1980, lực lượng Hồi giáo thánh chiến ở Afghanistan (chiến binh - mujahideen), được cơ quan tình báo Pakistan (ISI), có sự hậu thuẫn của cơ quan tình báo trung ương Mỹ hậu thuẫn và chỉ huy tiến hành chiến dịch bao vây phong tỏa thị trấn, nơi đồn trú của một đơn vị lớn quân đội Afghinistan.

Năm 1982, các thủ lĩnh lãnh đạo thánh chiến (mujahideen), được Pakistan bảo hộ thành lập một liên minh các nhóm thánh chiến, được gọi là liên minh 7, hướng tới việc thiết lập một quốc gia Hồi giáo ở Afghanistan. Liên minh 7 quyết định tổ chức một chính phủ Hồi giáo lâm thời và cho rằng thành phố thị trấn Khost phù hợp với vai trò thủ đô "Afghanistan tự do". Thành phố này nằm trên biên giới với Pakistan ở vùng núi hẻo lánh, đến đây chỉ có một con đường độc đạo qua đèo Seti-Kandav. 

Thành phố thị trấn Khost - ảnh 27.10.2010, Afghanistan. Warhistoryonline

Lực lượng nào kiểm soát được đèo, là kiểm soát toàn tỉnh Khost. Dân cư nơi đây là các bộ tộc du mục, những tay súng rất hiếu chiến, cực đoan và được huấn luyện quân sự tốt.

Chiến binh thánh chiến (mujahideen) là các tay súng Hồi giáo cực đoan được cơ quan tình báo Pakistan (ISI) trực tiếp tổ chức, cung cấp vũ khí và huấn luyện các chiến thuật chiến tranh du kích cùng các kỹ năng biệt kích để chống lại quân đội Afghanistan và quân đội Liên Xô.

Lực lượng mujahideen thành lập căn cứ Javar ở tỉnh Khost, một điểm trung chuyển vũ khí trang bị từ Pakistan vào Afghanistan và phân tán đi mọi nẻo trên quốc gia này. Có khoảng 20% vũ khí, trang thiết bị và đạn dược đến từ Pakistan.

Trong những tháng cuối năm 1987, tình hình quân sự trở lên vô cùng khốc liệt, thị trấn tiền đồn càng ngày càng tách xa khỏi vùng lãnh thổ do chính phủ lâm thời Afghanistan kiểm soát. Lực lượng mujahideen muốn tiêu diệt diệt tiền đồn và thành lập một quốc gia Hồi giáo. Do tất cả các địa hình xung quanh đều bị phong tỏa, mọi hoạt động cung cấp hậu cần kỹ thuật cho thị trấn Khost đều phải thực hiện bằng đường không.

Bộ tư lệnh quân đoàn 40 quyết định tiến hành mở thông tuyến đường vận tải cung cấp hậu cần kỹ thuật cho thị trấn tiền tiêu Khost. Nhiệm vụ then chốt là đánh chiếm và kiểm soát đèo Seti-Kandav.

Chiến dịch đường cao tốc Magistral

Chiến dịch Magistral (Đường cao tốc) mà quân đội Liên Xô tiến hành có sứ mệnh chọc thủng vòng vây phong tỏa thị trấn, giành lại quyền kiểm soát tuyến đường tiếp vận Gardez – Khost nhằm cung cấp cho thị trấn lương thực thực phẩm, nhiên liệu và cơ sở vật chất cần thiết cho cuộc chiến đấu của đơn vị quân đội Afghanistan.

Chiến dịch đặc biệt bắt đầu bằng cuộc tấn công đổ bộ đường không đánh chiếm đèo Seti-Kandav. Một số máy bay vận tải thực hiện đòn nghi binh, đổ bộ các hình nộm (manequin) lính dù Nga. Những tay súng mujahideen lập tức xả đạn vào mục tiêu giả, bộc lộ trận địa hỏa lực.

Các máy bay trinh sát Nga bay cùng xác định tọa độ các điểm hỏa lực của mujahideen, chỉ thị mục tiêu cho pháo binh, không quân tiêu diệt. Sau đợt tập kích dữ dội, hủy diệt toàn bộ những điểm chốt hỏa lực, lực lượng đổ bộ đường không tiến vào chiếm lĩnh mục tiêu - đèo Seti-Kandav mà không gặp bất cứ sự kháng cự nào.

Trong cuộc tấn công này, không có một binh sĩ quân đội Liên Xô nào thiệt mạng nhờ kết quả của công tác nghi binh – trinh sát và tiêu diệt các hỏa điểm đối phương. Đến ngày 30.12.1987, nhiệm vụ ban đầu của chiến dịch hoàn thành, những đoàn xe tiếp vận đến được thị trấn Khost.

Nhờ có tuyến đường này, quân đội Afghanistan đã có thể tổ chức bao vây tấn công căn cứ địa Javan của mujahideen. Để giành lại ưu thế chiến trường, tiếp tục bao vây phong tỏa thị trấn Khost, các thủ lĩnh mujahideen tung nhóm đặc nhiệm thiện chiến nhất để đột phá và tạo thế bao vây thị trấn chiến lược tiền đồn của quân đội Afghanistan, giành quyền kiểm soát con đường duy nhất tới căn cứ Javar.

Chiến binh đơn vị này được các cơ quan tình báo đặc biệt Pakistan huấn luyện, đào tạo và cung cấp vũ khí với sự trợ giúp của cố vấn Mỹ. Nhóm bao gồm cả những chiến binh và lính đánh thuê ở Afghanistan, đến từ khắp nơi trên thế giới (Jordan, Iran, Ai Cập, Ảrập Xê út, Pakistan, Trung Quốc). Những tay súng này là những phần tử Hồi giáo cực đoan, thực sự liều lĩnh trong chiến đấu và rất sẵn sàng ồ ạt xung phong trong làn mưa đạn, bất chấp thương vong, cũng sẵn sàng đứng phơi ngực xả đạn vào mục tiêu từ các loại vũ khí bộ binh.

Trên chiến trường Afghanistan, các nhóm chiến binh mujahideen thực hiện chiến thuật cắt đứt các tuyến đường giao thông huyết mạch, vốn đã rất thiếu và khó cơ động để đánh phá quân đội Liên Xô.

Các tay súng thánh chiến áo đen lợi dụng địa hình rừng núi phức tạp, ẩn nấp trong những hang động, hẻm núi dọc theo các tuyến đường, chờ đợi thời cơ phục kích tấn công tiêu diệt các đoàn xe quân sự, xe tiếp vận của Liên Xô.

Tuyến đường giao thông từ Gardez đến Khost nhanh chóng trở thành mục tiêu cho chiến thuật “tấn công hủy diệt – rút lui” mà lực lượng Hồi giáo cực đoan thực hiện. Để cắt đứt được tuyến đường này, các tay súng mujahideen phải khống chế được đèo Seti-Kandav.

Lực lượng mujahideen trang bị rất mạnh, có súng cối, pháo không giật SPG-9, súng phóng lựu RPG-7, súng phóng lựu cá nhân sử dụng 1 lần, súng máy PKMS, RPD, PKSh phòng không, một số vũ khí bộ binh phương Tây và cả tên lửa phòng không vác vai Stinger do CIA cung cấp.

Cao điểm 3234 nhìn ra phía đường giao thông dẫn về thành phố thị trấn Khost - ảnh ArtOnwar

Để bảo vệ đèo Seti – Kandav, trung đội 3 đặc nhiệm dù, có quân số 39 người dưới quyền chỉ huy của thượng úy Victor Gagarin thuộc đại đội 9, trung đoàn Cận vệ đổ bộ đường không 345 chiếm lĩnh cao điểm 3234, tổ chức trận địa phòng ngự vững chắc, một số trận địa mìn trên những hướng tấn công chính và các hỏa điểm phòng thủ.

Đây là cao điểm then chốt, có tầm bắn khống chế toàn bộ đoạn đèo Seti-Kandav và không phận phía bên trên tuyến đường giao thông.

Lực lượng mujahideen ở Kunar, Afghanistan - ảnh Warhistoryonline

Những đợt tấn công điên cuồng vào cao điểm

Ngày 07.01.1988, một trận mưa đạn súng cối và đạn phóng lựu, tên lửa dồn dập đổ xuống trận địa phòng ngự của phân đội đặc nhiệm đổ bộ đường không thuộc đại đội 9 trên cao điểm 3234. Ngay từ đợt hỏa lực đầu tiên, trong đơn vị đã có thương vong.

Trận tập kích hỏa lực kéo dài khoảng 30 phút, các tay súng mujahideen tràn lên tấn công. Theo nguồn tin tình báo Liên Xô, trong cuộc tấn công cao điểm 3234 còn có cả một số các quân nhân của trung đoàn Chehatwal Pakistan, tổng quân số tham gia cuộc tấn công khoảng 400 tay súng.

39 lính dù Nga trang bị nhẹ hơn, hỏa lực mạnh nhất là khẩu súng máy 12,7 mm Utes do hạ sĩ Vyacheslav Alexandrov là xạ thủ.

Lợi dụng địa hình gò đồi, gờ đất, những tay súng Hồi giáo cực đoan áo đen tiếp cận trận địa phòng ngự của đặc nhiệm Liên Xô. Khi đến khoảng cách 200 m, tranh thủ ánh sáng nhập nhoạng tối, chiến binh mujahideen tràn lên tấn công từ tất cả các hướng.

Cuộc tấn công đầu tiên bị đặc nhiệm dù Liên Xô đánh bại, 15 tay súng thánh chiến bị tiêu diệt, 30 tay súng khác bị thương. Đặc nhiệm Liên Xô mất hạ sĩ Vyacheslav Alexandrov, xạ thủ súng máy Utes đầu tiên. Trong trận đánh dữ đội, khi súng máy bị các tay súng thánh chiến sử dụng súng phóng lựu bắn hỏng, hạ sĩ Alexandrov sử dụng lựu đạn đẩy lùi cuộc tấn công, đánh trả nhóm mujahideen bằng súng tiểu liên và hy sinh khi đang cơ động chiến đấu.

Khi màn đêm ập xuống, sau đợt tập kích hỏa lực dữ dội, các tay súng mujahideen tiếp tục tràn lên tấn công chiến tuyến của lực lượng đặc nhiệm Liên Xô bất chấp tổn thất.

Các đợt tấn công diễn ra liên tiếp, đợt tấn công bị đẩy lùi đợt sau lại tràn lên, các tay súng mujahideen lao qua cả bãi mìn, vật cản và lưới lửa dày đặc. Đã có những thời điểm các tay súng Hồi giáo thánh chiến tiến đến gần hơn 50 m, sát mép trận địa phòng ngự của lực lượng đặc nhiệm Liên Xô trước khi bị đánh lui.

Cuộc chiến tiếp tục diễn ra ác liệt ngoài sức tưởng tượng, các chiến sĩ đặc nhiệm liên tục đẩy lùi các cuộc tiến công của các tay súng thánh chiến, một vài chiến sĩ hy sinh, hầu hết đều bị thương. Đến gần nửa đêm, chỉ còn 5 người còn đứng được trong trận địa, không còn vũ khí hỏa lực, không còn lựu đạn, mỗi người chỉ còn chưa đầy 2 băng đạn.

Vào thời điểm đó, một phân đội trinh sát Liên Xô kịp đến tiếp viện. Lúc 01:00 ngày 08.01.1988, nhóm chiến binh mujahideen tung một đợt tấn công dữ dội và quyết liệt. Các tay súng thánh chiến tiến được đến tầm ném lựu đạn và liên tiếp ném nhiều quả lựu đạn vào trận địa. Nhưng nhờ có phân đội trinh sát, các đặc nhiệm lính dù Liên Xô tiếp tục bẻ gãy cuộc tấn công này.

Trong trận đánh này, lực lượng lính dù Nga đã đẩy lùi tất cả 12 đợt tấn công thánh chiến. Lực lượng lính dù Liên Xô giữ vững được trận địa một phần nhờ chiến công của trinh sát pháo binh đi cùng Ivan Babenko. Vừa tham gia đánh địch, Ivan vừa cung cấp tọa độ cho pháo binh, trong những tình huống hiểm nghèo, anh đã gọi pháo bắn gần sát trận địa phòng ngự, ngăn chặn thành công những đợt tấn công của các tay súng thánh chiến mujahideen.

Sau cuộc tấn công vào lúc 01:00 sáng ngày 08.01.2018 thất bại, 2 phân đội lính dù tiếp viện Liên Xô cũng đến được trận địa. Lực lượng mujahideen thử tấn công lần cuối, nhưng vấp phải hỏa lực mãnh liệt từ phía quân đội Liên Xô. Không thể tiến lên được, các tay súng thánh chiến quyết định thu gom thi thể chiến binh và rút lui, từ bỏ ý đồ đánh chiếm cao điểm 3234 và khống chế đèo Seti – Kandav.

Lực lượng đặc nhiệm dù Liên Xô bảo vệ thành công cao điểm 3234

Trong cuộc chiến đấu giữ chốt 3234, 39 lính dù Nga đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ cao điểm. Dũng cảm đánh bại tất cả các đợt tấn công của lực lượng thánh chiến với quân số đông hơn gấp nhiều lần. Khoảng từ 200 đến 300 tay súng  mujahideen trực tiếp tham gia tấn công, thương vong từ phía địch không nắm rõ do một phần đã được các tay súng mujahideen, nhưng vượt quá con số hàng trăm tay súng.

Một số chiến sĩ thuộc đại đội 9, trung đoàn cận vệ đổ bộ đường không số 345 - ảnh lịch sử quân đội Nga

Trong cuộc chiến đấu phòng ngự khốc liệt này, phía đơn vị lính dù Liên Xô có 5 quân nhân hy sịnh tại trận địa, 1 người khác do vết thương quá nặng hy sinh tại bệnh viện. Tất cả những người còn lại đều bị thương với các cấp độ khác nhau.

Yểm trợ cho cuộc chiến đấu không cân sức này, quân đội Liên Xô sử dụng một khẩu đội pháo binh lựu pháo 122 mm D-30, một khẩu đội pháo tự hành ASU 152-mm "Acacia”, pháo kích theo yêu cầu từ khi bắt đầu trận đánh cho đến phút cuối cùng. Ngoài ra, lực lượng pháo phản lực Graq và Uragan thuộc cụm pháo binh quân đoàn cũng tiến hành các cuộc tập kích hỏa lực dữ đội vào khu vực chiến sự, đánh vào đường giao thông và các vị trí có khả năng tập trung binh lực nhóm thánh chiến.

Sau trận chiến, khi thu don chiến trường, các quân nhân Liên Xô thu giữ rất nhiều các loại vũ khí khác nhau, một số lượng lớn súng máy các loại, rất nhiều vũ khí trang bị có nguồn gốc từ phương Tây như súng phóng lựu sử dụng 1 lần và súng trường tấn công.

Ngoài ra còn tìm thấy nhiều phù hiệu màu đen-vàng-đỏ hình chữ nhật mà các chiến binh mujahideen khi rơi từ trên đồi cao. Những dấu hiệu phát hiện được cho thấy, trong các nhóm thánh chiến có sự tham gia của lực lượng đặc nhiệm Pakistan Cò Đen Black Storks thuộc đơn vị  (SSG – Đơn vị đặc nhiệm của Quân đội Pakistan).

Sau trận chiến bảo vệ thành công cao điểm 3234, hai quân nhân được được phong tặng Huân chương Sao Vàng - Anh hùng Liên bang Xô viết. Tất cả 39 quân nhân thuộc đại đội 9 được tặng thưởng Huân chương Cờ đỏ và Huân chương Sao đỏ.
Chiến công được dựng thành bộ phim Đại đội 9, nhưng không được sự hoan nghênh của các cựu chiến binh Lính dù Liên Xô. Các cựu chiến binh chỉ trích bộ phim không đúng sự thật, không nêu được bản chất thực sự của cuộc chiến và lòng dũng cảm của quân nhân Liên Xô, chịu ảnh hưởng của phương Tây và phim trường Hollywood.
Bộ phim Đại đội 9 - Phim truyền hình Nga (trận chiến cuối cùng)
QA