3 lý do không tích hợp tài khoản thu phí không dừng với tài khoản ngân hàng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Nhiều ý kiến băn khoăn vì sao không tích hợp tài khoản giao thông vào tài khoản ngân hàng thay vì phải nạp tiền vào một tài khoản giao thông riêng biệt như hiện nay, cả 2 đơn vị cung cấp dịch vụ ETC nêu quan điểm.
Sẽ triển khai thu phí không dừng ETC trên tất cả các tuyến cao tốc từ ngày 1/8 tới.
Sẽ triển khai thu phí không dừng ETC trên tất cả các tuyến cao tốc từ ngày 1/8 tới.

Ông Bùi Trình - Tổng Giám đốc VDTC - đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng với thẻ định danh ePass (do Viettel phát triển) nêu 2 lý do:

Thứ nhất, tốc độ xe qua trạm phải đạt được tối thiểu 3 km/h và khi xe qua trạm thì nhận diện của trạm sẽ gửi lên trên hệ thống tính cước. Nếu hệ thống e-banking của các ngân hàng không đủ tốc độ xử lý thì sẽ dẫn đến việc barrie đóng mở không đúng thời điểm, gây ra sự cố cho các phương tiện.

Thứ hai, bản chất tài khoản giao thông chứ không phải là ví điện tử. Vì thế chủ phương tiện phải nạp tiền vào thẻ giao thông.

Thứ ba, bên cạnh lý do kỹ thuật mà đại diện VDTC nêu, còn là vấn đề bảo mật của ngân hàng. Ông Hồ Trọng Vinh - Phó Tổng Giám đốc Công ty thu phí tự động VETC, đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí không dừng với thẻ định danh VETC - cho biết: Ngay từ năm 2015, nhiều đơn vị, khách hàng đã hỏi sao ngân hàng không cho họ trừ vào tài khoản ngân hàng. Hiện nay, nhiều đơn vị triển khai thu phí không dừng trên toàn quốc và trên thế giới cũng chưa có đơn vị nào trừ trực tiếp trên tài khoản ngân hàng.

Theo phân tích của ông Vinh, nếu tích hợp tài khoản giao thông vào tài khoản ngân hàng thì sẽ gặp phải vấn đề timeout. "Chúng ta chỉ đủ 200 mm/giây để mở barrie. Mà từ lúc đọc ăng ten, đọc đầu thẻ cho đến barrie chỉ 18 mét, thì không đủ thời gian. Ví dụ như box ATM để rút tiền qua thẻ thì chúng ta đã mất mấy phút nên thời gian để truy cập vào hệ thống ngân hàng không đủ" - ông Vinh nói.

Hơn nữa, tài khoản ngân hàng là tài khoản mật của cá nhân, chủ phương tiện, không một đơn vị ngân hàng nào cho phép đơn vị thứ ba truy cập vào hệ thống ngân hàng để lấy tiền của khách hàng. Đây là vấn đề bảo mật của ngân hàng.

Đại diện Công ty thu phí tự động VETC cho biết, bên VEC và VETC có cho phép thanh toán trực tiếp từ ví điện tử, hay kết nối liên thông đến ngân hàng, nghĩa là từ tài khoản của khách hàng có thể đặt định mức bao nhiêu ở tài khoản giao thông, thì tài khoản ngân hàng của khách hàng lại chuyển sang tài khoản giao thông, khách hàng không cần phải quan tâm đến việc nạp tiền nữa.

"Đây như hai cái bình thông nhau, cứ tài khoản giao thông hết thì tự động tài khoản ngân hàng đổ sang, bảo đảm sự thuận tiện cho khách hàng" - Phó Tổng Giám đốc Công ty thu phí tự động VETC nói thêm.

Tương tự, chủ phương tiện dán ePass nên liên kết ví điện tử Viettel Pay, Viettel Money để lưu thông qua trạm và khi không đi đường thì số tiền dư trong tài khoản có thể dùng vào các việc khác.

Chưa có cách xử lý thỏa đáng nạn xe biển giả qua trạm - xe biển thật mất tiền

Về hiện tượng sửa biển số xe hoặc đeo biển giả chạy qua trạm và xe biển thật đang nằm ở nhà lại bị trừ tiền, ông Hồ Trọng Vinh cho biết, phân tích, khi xe có thẻ etag hoặc ePass của một đơn vị nào đấy có cùng màu xe, cùng biển số xe (cùng chủng loại xe, nhưng biển số giả giống như biển số xe thật ở nhà) đi qua trạm, hệ thống sẽ không đọc được thẻ đó do etag hoặc ePass là giả. Khi đó, nhân viên thu phí sẽ kiểm tra lại biển số xe trên trung tâm dữ liệu. Nếu thấy biển số xe này có đủ tiền và có thẻ trên xe, để giải quyết nhanh chóng không ùn tắc tại trạm thu phí, thì sẽ trừ offline nhưng thực chất là trừ tiền xe ở nhà.

VDTC còn biện pháp đọc biển số xe để đối chiếu với xe đeo biển giả với xe ở nhà.

Chúng tôi khuyến nghị cần cân nhắc, không nên dùng công nghệ đọc biển số để ngăn chặn việc dùng biển số giả hiện đang rất nhiều. Vấn đề biển số giả còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác chứ không chỉ thu phí, nên cần đến các cơ quan cao hơn xử lý - ông Vinh nêu quan điểm./.