|
Ảnh: Nukon |
Các hoạt động sản xuất mọi loại dịch vụ, hàng hóa liên tục phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, cùng với sự thay đổi sở thích của khách hàng.
Điều này tạo ra nhu cầu nâng cao năng suất trong các quy trình sản xuất đồng thời duy trì các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt, yêu cầu các giải pháp số dựa trên cả phản hồi của khách hàng lẫn khả năng quản lý chất lượng sản phẩm.
Phản hồi của khách hàng có thể đóng một vai trò quan trọng trong lớp thông tin tích hợp của sản xuất, một lớp thông tin cơ bản để cải thiện chất lượng sản phẩm.
Việc tăng cường truy cập vào dữ liệu phản hồi từ khách hàng mang lại cơ hội cho các nhà sản xuất hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng. Điều này mang lại những lợi ích, tiềm năng to lớn trong việc cải tiến và phát triển chất lượng sản phẩm theo mong muốn của khách hàng. Phản hồi của khách hàng sẽ được chuyển thành thông tin chi tiết giúp cải thiện hơn các hoạt động quảng cáo và quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Dưới đây là 3 lợi ích bất ngờ đến từ thông tin, phản hồi của khách hàng:
1. Lợi thế cạnh tranh
Công nghệ chuyển đổi số giúp tăng cường sản xuất bằng cách cho phép họ giải quyết những thách thức cụ thể và đáp ứng nhanh hơn nhu cầu thị trường. Điều này cho thấy những doanh nghiệp chuyển đổi số sẽ có cơ hội lớn, nhanh hơn để tiếp cận với khách hàng, đặc biệt trong thị trường thực phẩm và đồ uống có tính cạnh tranh cao.
Ý kiến đóng góp của khách hàng cũng là nền tảng tốt để xây dựng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Khách hàng thường đưa ra các tiêu chí mà họ cân nhắc khi quyết định, so sánh các sản phẩm hoặc mua hàng. Ví dụ: hương vị, hình thức, chất lượng dịch vụ... đều có thể ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định và hành vi mua hàng của họ.
Người tiêu dùng cũng trở nên thông thái hơn bao giờ hết, có khả năng tiếp cận thông tin nhiều hơn để tác động đến quyết định của họ, chẳng hạn như nguồn gốc sản phẩm, thành phần và nguồn cung ứng sản phẩm. Nhìn chung, khách hàng biết họ muốn gì và đưa ra quyết định dựa trên những sản phẩm của doanh nghiệp có phù hợp với tiêu chí của họ hay không. Vì vậy, việc thu thập các phản hồi, đóng góp của người dùng là một nhân tố quan trọng giúp cải thiện chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp.
2. Xác định các tiêu chí sản phẩm quan trọng
Một doanh nghiệp sẽ hoạt động hiệu quả khi mọi bộ phận, thông tin có thể gắn kết, phối hợp được với nhau. Việc tích hợp dữ liệu bán hàng và tiếp thị vào quy trình, thay vì để thông tin này nằm ngoài quá trình sản xuất, cho phép các doanh nghiệp hiểu khách hàng của họ hơn. Dữ liệu này có thể hỗ trợ quá trình phát triển sản phẩm, giảm thiểu rủi ro khi đưa sản phẩm mới ra thị trường và giúp sản phẩm dễ dàng phát triển hơn so với mong đợi của khách hàng.
Với việc đưa ra các tiêu chí sản phẩm lấy khách hàng làm trung tâm, các doanh nghiệp có thể đưa ra các sản phẩm an toàn, hiệu quả, dễ dàng tiếp cận khách hàng với tỉ lệ mua hàng cao hơn.
3. Giảm Market Return (Thu nhập thị trường kỳ vọng)
Market Return có thể là kết quả của các sản phẩm tồn kho và các sản phẩm đã hết hạn sử dụng. Khi tích hợp phản hồi của khách hàng vào chu trình sản xuất sản phẩm, điều này có thể cho phép cải tiến sản phẩm và ảnh hưởng tích cực đến kết quả kinh doanh.
Với một sản phẩm sở hữu các tiêu chí mà khách hàng mong muốn, rất có thể Market Return sẽ giảm xuống. Điều này có thể cải thiện đáng kể việc quản lý hàng tồn kho do đó, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tốt hơn.
Để phù hợp với các nguyên tắc sản xuất nhanh gọn, tập trung vào giá trị cho khách hàng có nghĩa là giảm lãng phí ở mọi giai đoạn, điều đó bao gồm giảm thu nhập thị trường kỳ vọng.
Sản xuất lấy khách hàng làm trung tâm giúp tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp
Phản hồi của khách hàng có khả năng ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, từ việc giảm hao phí sản phẩm đến nâng cao năng suất.
Việc kết hợp thông tin chi tiết của khách hàng vào các quy trình sản xuất cho phép ra quyết định tốt hơn dựa trên dữ liệu, mang lại cơ hội lớn hơn để tối ưu hóa các quy trình. Việc thu thập dữ liệu này và chuyển phản hồi của khách hàng thành thông tin chi tiết về sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả của quá trình này.
Theo NuKon