1. Nhiệt bất thường làm cho mọi người thích nghi với điều kiện mới. Nhiệt độ môi trường ở Arizona đạt 49°C và 54.5°C ở Kuwait
|
|
Dường như cả thế giới đã nhìn thấy những bức ảnh cá sấu ngủ đông trong băng cũng như các cự đà đã rơi vào trạng thái tiềm sinh. Trong khi cá sấu có khả năng điều chỉnh với những thay đổi đáng kể về nhiệt độ bên ngoài, cự đà không có khả năng kháng lạnh và do đó cực lạnh đồng nghĩa với cái chết.
3. Liên tiếp 3 năm tuyết rơi trên sa mạc Sahara
|
Sa mạc Sahara, nơi được mệnh danh là nơi khắc nghiệt và nóng nhất hành tinh, đã chứng kiến hiện tượng tuyết rơi dày, và cũng là lần tuyết rơi thứ 3 liên tiếp trong vòng 40 năm trở lại đây.
4. Một con hổ Siberia ra khỏi khu rừng để tìm thức ăn
|
Do nạn săn bắn bất hợp pháp, những con hổ Amur buộc phải xuất hiện trên những con đường với hi vọng tìm kiếm thức ăn. Hổ không phải là động vật duy nhất làm điều này. Nhiều loài động vật hoang dã đang bị đói khác cũng phải thích ứng với những điều kiện sống mới. Thật không may, tàn phá rừng hiện là một vấn đề toàn cầu đe dọa thế giới con người.
5. Phá rừng nhiệt đới ở Brazil
|
Nếu mất đất nông nghiệp được bù đắp bằng việc phá rừng, vậy thì chả mấy tất cả các khu rừng đều biến mất. Nếu nhân loại vẫn tiếp tục phá rừng như hiện tại, tất cả các khu rừng sẽ bị phá hủy vào năm 2040.
6. Tấm biển quảng cáo chìm trong lớp sương mù dày đặc ở Trung Quốc
|
Phát triển công nghiệp nhanh chóng khiến 85% người trên hành tinh phải hít thở không khí ô nhiễm.
7. Gijón - một thành phố ở Tây Ban Nha nằm cách đám cháy rừng khoảng 100 km
|
Vào năm 2017, 66.131 vụ cháy đã được ghi nhận ở Mỹ. Những đám cháy không thể kiểm soát này đã phá hủy tổng cộng 9,8 triệu mẫu đất. Đáng nói là 90% vụ cháy rừng xảy ra chỉ vì thái độ bất cẩn của con người đối với lửa.
8. Màu hồng kỳ lạ xuất hiện ở một trong những hồ chứa của Nga
|
Sự thay đổi thành phần hóa học của khí quyển gây ra mưa axit. Hiện tượng này gây độc đến môi trường và làm ô nhiễm các hồ chứa nước và đất.
9. Bãi biển người đông như kiến ở Rio de Janeiro
|
Theo dự báo của các nhà khoa học, dân số của Trái đất sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2030. Một con số cực kỳ khủng khiếp khi nhìn lại 101 năm trước vào năm 1927, dân số của hành tinh chỉ là 2 tỷ.
10. Một con gấu Bắc cực chết đói trên bờ biển Bắc Băng Dương
|
Hình ảnh của một con gấu Bắc cực chết đói là minh chứng tốt nhất cho vấn đề nóng lên toàn cầu. Gấu Bắc cực săn lùng hải cẩu từ biển băng. Nhưng mỗi năm, lượng băng giảm dần, điều đó đồng nghĩa với việc những động vật hoang dã này phải sống nhờ lớp mỡ tích tụ trong mùa đông để chờ đến khi sự hình thành băng xảy ra.
11. Vụ tràn dầu khủng khiếp trên biển
|
Mỗi năm, hơn 12 triệu tấn dầu đổ vào đại dương của thế giới. Đây là hậu quả xảy ra do sự rò rỉ dầu từ giếng bị hư hỏng và tàu chở dầu. Khoảng 25% nước biển bị phủ một lớp dầu có độ dày khác nhau. Trong năm 2010, Mexico đã bị một vụ nổ giàn khoan dầu được biết đến như là "Vụ nổ dàn khoan dầu dưới biển sâu" dẫn đến sự rò rỉ 1000 tấn dầu vào đại dương. Công ty dầu khí Anh đã chi hàng tỷ đô la để loại bỏ chất này nhưng bất chấp mọi nỗ lực, họ chỉ có thể loại bỏ 75% chất dễ cháy.
12. Một con cá ngựa mang tăm bông cho thấy tình trạng thực sự của đại dương ngày nay
|
260 triệu tấn mảnh vụn nhựa rơi vào đại dương hàng năm dẫn đến sự hình thành các lục địa nhựa khổng lồ. Một trong những lục địa nhựa lớn nhất nằm ở Thái Bình Dương chiếm khoảng 10% bề mặt đại dương này.
13. Cá voi nghẹt thở bởi mảnh vụn nhựa
|
Vấn đề ô nhiễm nhựa ở biển và đại dương ngày càng nghiêm trọng hơn hàng năm. Đã có trường hợp cá voi chết vì nghẹt thở bởi mảnh vụn nhựa và trôi dạt lên bờ. Để nâng cao nhận thức của con người, Tổ chức Hòa bình Xanh đã tạo ra một bản sao của con cá voi đáng thương trên một trong những bãi biển ở Nam Manila. Toàn bộ bản sao được tạo ra từ các vật thể nhựa được tìm thấy trong vùng biển của đại dương.
Theo Bright Side